28/05/2017, 19:26

Niềm vui và nỗi khổ của việc học môn Ngữ văn

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về niềm vui và nỗi khổ khi học môn Ngữ văn Đối với học sinh, sinh viên thì việc học chính là hoạt động chủ đạo có vai trò vô cùng quan trọng với việc bồi dưỡng năng lực và rèn luyện những kĩ năng. Đây chính là những hành trang cùng học ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về niềm vui và nỗi khổ khi học môn Ngữ văn Đối với học sinh, sinh viên thì việc học chính là hoạt động chủ đạo có vai trò vô cùng quan trọng với việc bồi dưỡng năng lực và rèn luyện những kĩ năng. Đây chính là những hành trang cùng học sinh bước vào đời, là phương tiện để con người khẳng định vai trò, khả năng của mình đối với xã hội. Đối với hoạt động học tập thì cũng tồn tại rất nhiều vấn đề đáng bàn, đó ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về niềm vui và nỗi khổ khi học môn Ngữ văn

Đối với học sinh, sinh viên thì việc học chính là hoạt động chủ đạo có vai trò vô cùng quan trọng với việc bồi dưỡng năng lực và rèn luyện những kĩ năng. Đây chính là những hành trang cùng học sinh bước vào đời, là phương tiện để con người khẳng định vai trò, khả năng của mình đối với xã hội. Đối với hoạt động học tập thì cũng tồn tại rất nhiều vấn đề đáng bàn, đó chính là những niềm vui và những khó khăn trong việc tiếp cận với một môn học nào đó. Ở đây ta sẽ tìm hiểu những thú vui và những khó khăn trong việc học tập môn Ngữ văn.

Môn ngữ văn là một trong hai bộ môn chủ đạo xuyên suốt chương trình học từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. Môn Ngữ văn không chỉ mang tính khoa học mà còn mang tính thực tiễn cao, có khả năng vận dụng vào hoạt động giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của con người. Môn ngữ văn bao gồm ba phân môn, phân môn tiếng việt, văn và phân môn tập làm văn, ba phân môn này đều có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực môn ngữ văn cho học sinh, nếu như môn tiếng việt trau dồi thêm vốn từ, môn văn làm cho học sinh có thêm hiểu biết về nền văn học sử qua từng thời kì thì môn tập làm văn lại rèn luyện kĩ năng làm văn, giúp học sinh vận dụng những kiến thức của các phân môn tiếng việt và làm văn vào làm bài.

Nói về việc học tập môn ngữ văn ta thấy có rất nhiều những điều thú vị và lợi ích. Trước hết, học môn ngữ văn làm tăng khả năng cảm thụ với những tác phẩm văn học, biết rung động trước những cái đẹp trong cuộc sống xung quanh, biết cảm thông với những con người nhỏ bé, bất hạnh, và biết bất bình trước những điều tiêu cực làm ảnh hưởng đến con người.

Môn ngữ văn cũng cho học sinh thỏa sức, tự do trong việc bộc lộ những cảm xúc, những suy nghĩ về những hiện tượng của đời sống. Qua đó không chỉ rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng nói mà còn rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ trong việc trình bày một vấn đề, một sự việc nào đó. Môn ngữ văn giúp cho học sinh có thể trau dồi tình cảm thẩm mĩ thông qua những tác phẩm văn học hay và giàu giá trị được đưa vào chương trình giáo dục, chẳng hạn như ta đồng cảm, xót xa trước cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Chí Phèo, cảm phục trước tình người trong nạn đói qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

                   

Hay qua những tác phẩm thơ ta cũng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của giai điệu, ngôn ngữ tiếng việt. Cách dùng từ, cách gieo vần của nhà thơ cũng mang lại cho chúng ta nhiều bài học về cách dùng từ, cách cảm nhận tiết tấu của bài thơ, chẳng hạn ta cảm nhận được sự hồ hởi, tự hào của nhà thơ Tố Hữu thông qua bài thơ Từ ấy:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Hay cảm nhận được tình yêu bỏng cháy, nồng nàn đối với thiên nhiên, với sự sống trần thế và khát khao mãnh liệt muốn níu giữ những khoảnh khắc thời tươi, khát khao thay đổi những quy luật của thiên nhiên tạo hóa của nhà thơ Xuân Diệu thông qua bài thơ “Vội vàng” như:

“Tôi muốn tắt năng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Thông qua các bài học của môn ngữ văn, ta không chỉ có được một vốn từ phong phú mà ta còn có thêm những bài học bổ ích về các bài học đạo đức, bài học triết lí nhân sinh. Đó chính là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta qua bao đời nay. Ta biết yêu thương, đồng cảm với những con người xung quanh, khi ấy ta sẽ tạo được một sợi dây liên kết giữa chúng ta với xã hội, và chính sự đoàn kết, yêu thương ấy cũng góp phần tạo nên một xã hội vững mạnh, cường thịnh.

Học môn ngữ văn mang lại rất nhiều lợi ích đối với việc phát triển của mỗi cá nhân, đó không chỉ là những bài học khô khan mà chúng vô cùng sinh động, hấp dẫn, có tính ứng dụng cao vào thực tiến. Tuy nhiên, môn ngữ văn cũng là một môn học chứa đựng nhiều bài học nhân sinh, đạo đức nên học sinh cũng gặp rất nhiều những khó khăn trong quá trình học.

Trước hết, đó chính là số lượng lí thuyết lớn, đặc biệt là các bài khái quát, các bài văn học sử. Thông thường những bài học này thường rất khô khan, khó học, khó nhớ nên học sinh thường không thích học. Những lí thuyết văn học sử được phân bổ theo các cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông theo cấp độ lí thuyết tăng dần về độ phức tạp, giữa chúng có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau, nếu như không nắm chắc kiến thức nền thì những kiến thức mở rộng cũng rất khó cảm thụ.

Học sinh hiện nay phải học rất nhiều môn học, cả những môn học thuộc phân ngành tự nhiên và xã hội, do đó thời gian để học môn ngữ văn cũng bị hạn chế, khi học sinh bị áp lực bởi những môn học thì rất khó trong việc có hứng thú với một môn học hay nhưng đòi hỏi sự suy ngẫm, chiêm nghiệm như môn ngữ văn.

Một khó khăn nữa trong việc học tập môn ngữ văn nữ, đó chính là cách giảng dạy của giáo viên chưa linh hoạt, nhiều thầy cô còn sử dụng phương pháp dạy học cũ, không phù hợp với học sinh, do đó không tạo được hứng thú của học sinh với môn học văn. Mặt khác, nhiều giáo viên vì muốn học sinh tiến bộ mà vô tình đặt nhiều áp lực khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí sợ hãi, ác cảm với môn học này.

Số lượng kiến thức của môn ngữ văn được đưa vào chương trình sách giáo khoa khá nhiều, trong khi thời lượng học tập trên lớp lại có hạn. Trong thời gian ngắn không thể giải quyết những vấn đề chuyên sâu của tác phẩm, khi học qua loa thì học sinh khó có thể cảm nhận được cái hay, các đặc sắc trong mỗi tác phẩm.

Việc học tập môn ngữ văn gặp vô vàn khó khăn, nhưng chúng ta cần phát huy tính chủ động tích cực trong việc học tập môn ngữ văn, cần nâng cao ý thức tự học và ham tìm hiểu, như vậy ta sẽ nắm tốt hơn những kiến thức thầy cô giảng dạy trên lớp. Không có việc gì quá khó khăn nếu như chúng ta cố gắng thực sự, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Như vậy, môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông đóng một vai trò quan trọng, chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển năng lực, đạo đức phẩm chất cho học sinh. Môn học ngữ văn là một môn học hay, lí thú nhưng cũng nhiều khó khăn trong việc học tập, bởi vậy mỗi học sinh cần phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc học.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

NGỮ VĂN

NGU VAN

HỌC MÔN NGỮ VĂN

NGỮ VĂN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG

0