28/05/2017, 19:26

Suy nghĩ của em về câu: “Một con người làm sao có thể nhận thức … giá trị của mình”

Đề bài : Anh chị suy nghĩ gì về câu nói sau: “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”. Mỗi một con người sống trên trái đất đều có một ...

Đề bài : Anh chị suy nghĩ gì về câu nói sau: “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”. Mỗi một con người sống trên trái đất đều có một giá trị riêng , nhiệm vụ riêng, vai trò riêng ,… không ai giống ai , vậy trong mỗi chúng ta có nhận ra được điều đó. Nói về vấn đề này con người thường suy nghĩ xem mình sẽ như ...

Đề bài : Anh chị suy nghĩ gì về câu nói sau: “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”.

Mỗi một con người sống trên trái đất đều có một giá trị riêng , nhiệm vụ riêng, vai trò riêng ,… không ai giống ai , vậy trong mỗi chúng ta có nhận ra được điều đó. Nói về vấn đề này con người thường suy nghĩ xem mình sẽ như thế nào, nhưng các giá trị đó có phải cứ tư duy là nhận ra được hay không ? Hay chúng ta cần phải thực hiện nó trong cuộc sống như thế nào , mới là thiết thực nhất thì lúc đó ta mới nhận ra được mình cần phải là gì ? Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng về giá trị của bản thân mình ? Vậy có ý kiến cho rằng : “ Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình , lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình “ . Vậy ý kiến đó là đúng hay sai ? Vì sao khi tư duy ta lại không thể nhận biết được những giá trị của mình ?

Trước hết ta phải hiểu được  “ một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình “ nghĩa là hành động ( quá trình ) khám phá , nhận biết được trình độ , khả năng của bản thân có thể làm gì và không thể làm gì . Điều này thực sự quang trọng với mỗi người chúng ta . Chúng ta tồn tại để cống hiến khả năng của mình cho xã hội . Khi đó ta cần nhận biết chính xác ưu điểm và nhược điểm của bản thân mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một con đường đi đúng đắn trên đường đời và trong sự nghiệp . Người xưa có câu : “ Biết mình biết người trăm trận trăm thắng “ .

gia-tri                                              Hãy hiểu giá trị bản thân

Để hiểu hết bản thân của chính mình ta cần có một quá trình lâu dài và khó khăn  vì mỗi một cá thể sống của chúng ta là một thế giới rất phong phú , có rất nhiều thứ mà chính chúng ta cũng không thể hiểu hết được bản thân mình đang muốn gì ? Cần phải sáng suốt khi nhận ra chính mình nếu không sẽ mắc phải sai lầm . Vậy ta cần đặt ra câu hỏi : “ làm thế nào để nhận biết chính xác về bản thân mình “ . Vậy tư duy là gì ? Tư duy là phán đoán suy nghĩ hình dung trong bộ óc của con người . Còn “ thực tiễn “ là gì thực tiễn là cơ sở để ta nhận thức , là mục đích của nhận thức . Vì vậy mà tư duy không thể giúp ta nhận thức được bản thân một cách đầy đủ nhất mà chỉ có thể là thực tiễn . Tư duy chỉ là ý tưởng hình dung ở trong bộ óc con người còn nhận thức là các hoạt động lao động học tập sáng tạo với việc thực hiện tốt các bổn phận của mình thì con người mới có thể hiểu được những giá trị của mình.

Nhận thức ngay từ đầu đã bị quy định bởi những nhu cầu của thực tiễn con người muốn tồn tại thì cần phải tạo ra của cải vật chất vì thế con người buộc phải nhận thức được thế giới xung quanh diễn ra như thế nào ? Thực tiễn giúp các giác quan của con người trở nên tinh tế và nhạy cảm hơn , giúp con người nhận thức được thế giới dễ dàng hơn. Thực tiễn luôn luôn phát triển tạo ra nhiều thứ mới mẻ đòi hỏi nhận thức của chúng ta ngày càng phải tốt hơn để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn . Không chỉ có vậy thực tiễn còn là mục đích của nhận thức , con người nhận thức được thế giới xung quanh không phải để trang trí tiêu khiển mà đó là phục vụ cho các nhu cầu thực tiễn , nếu không vì thực tiễn thì nhận thức sẽ trở nên mất phương hướng . Vì vậy nhận thức được chính mình là việc của hoạt động thực tiễn , cần nhận ra bản thân mình là ai trước khi ta hiểu về thế giới xung quanh . Việc đó hết sức quan trọng nhận thức đúng được bản thân  mình sẽ mang lại cho con người những thành công trong cuộc sống , nếu như không hiểu về bản thân sẽ rất nguy hiểm cho con đường tương lai phía trước nó sẽ mịt mù và theo những con đường gồ ghề khó khăn. Ví dụ như C. Mác ông đã từ một sự nghiệp do gia đình sắp đặt trước là luật sư sau khi làm xong luận án tiến sĩ qua bao nhiêu thăng trầm bão tố ông chuyển sang là một người nghiên cứu tài giỏi về triết học , chính trị học ,… ông cống hiến cho xã hội rất nhiều thứ mà không thể không nhắc đến ông là người đã để lại cho đời rất nhiều di sản . Ông đã chọn cho mình một con đường đi đúng đắn để phát huy tài năng bản thân và cống hiến cho đời .

Tư duy không thể giúp con người hiểu rõ chính mình vì nếu ta chỉ phán đoán suy nghĩ thì khó có thể hiểu hết về bản thân , năng lực , trình độ , đạo đức của một người sẽ thể hiện qua các tình huống thực tế trong đời sống . Chúng ta có thể tưởng tượng ra mình có khả năng này trình độ cao siêu kia nhưng khi thể hiện ra cụ thể trong đời sống thì không làm được như mình đã nghĩ , vì vậy chỉ khi ta thực hành ta mới biết được khả năng thực tế của bản thân . Và lúc đó ta mới có thể biết được mình đang ở mức độ nào .

Khi thực hiện được bổn phận ta sẽ nhận ra hết được những giá trị của bản thân : trong quá trình ta thực hiện nhiệm vụ , trách nhiệm bổn phận của mình thất bại hay thành công , ưu điểm và hạn chế của ta sẽ bộc lộ ra . Qua việc đó con người không chỉ hiểu bản thân mình mà còn hiểu được giá trị của mình : tri thức , ưu điểm , hành động , khả năng giao tiếp , sự thông cảm và san sẻ với mọi người ,.. Khi chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ của mình ta sẽ nhận ra được gía trị của mình cho dù là thất bại hay thành công chỉ cần ta cố gắng hết mình cho dù kết quả có ra sao thì lúc đó chúng ta cũng đã nhận ra được giá trị của riêng mình.

Từ đó mỗi người sẽ có những quyết định đúng đắn cho bản thân của mình về sau này trên con đường sự nghiệp và cuộc đời mình .

Qua đó ta thấy được rằng ý kiến : “ Một người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình , lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình “ cần áp dụng vào thực tế đời sống . Hiện đang là một sinh viên em cần phải học tập thật tốt và áp dụng những kiến thức ra thực tiễn cuộc sống một cách tốt nhất để cống hiến hết khả năng của mình cho xã hội .

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Suy nghĩ của em về câu:  “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”

Em suy nghĩ về câu:  “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”

Suy nghĩ về câu:  “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”

Suy nghĩ của anh chị về câu:  “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”

Anh chị suy nghĩ như thế nào về câu:   “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”

0