28/05/2017, 19:26

Trình bày cảm nghĩ của anh (chị) về gương mặt anh hùng của thời kì đổi mới

Đề bài: Những cảm nghĩ của anh chị về gương mặt người anh hùng thời kì đổi mới qua đoạn văn sau: “Nổi bật trong những gương mặt của chương trình “Vinh quang Việt Nam” là chín người trong gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh đã hơn 130 lần tự nguyện hiến 32.000cc máu để cứu hàng trăm người. Hiện nay, ...

Đề bài: Những cảm nghĩ của anh chị về gương mặt người anh hùng thời kì đổi mới qua đoạn văn sau: “Nổi bật trong những gương mặt của chương trình “Vinh quang Việt Nam” là chín người trong gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh đã hơn 130 lần tự nguyện hiến 32.000cc máu để cứu hàng trăm người. Hiện nay, gia đình ông trở thành “ngân hàng máu sống” của bệnh viện Trung ương Huế. Cả nhà ông có ba nhóm máu A, B, O khi có ai cần tiếp máu chỉ cần gọi điện là gia đình ông sẵn sàng…” ...

Đề bài: Những cảm nghĩ của anh chị về gương mặt người anh hùng thời kì đổi mới qua đoạn văn sau:
“Nổi bật trong những gương mặt của chương trình “Vinh quang Việt Nam” là chín người trong gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh đã hơn 130 lần tự nguyện hiến 32.000cc máu để cứu hàng trăm người. Hiện nay, gia đình ông trở thành “ngân hàng máu sống” của bệnh viện Trung ương Huế. Cả nhà ông có ba nhóm máu A, B, O khi có ai cần tiếp máu chỉ cần gọi điện là gia đình ông sẵn sàng…”

Việt Nam là một đất nước có truyền thống anh hùng cách mạng, trong quá trình bảo vệ đất nước trước âm mưu xâm lược của kẻ thù thì truyền thống ấy được biểu hiện trực tiếp ra bằng hành động đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, người dân được sống trong không khí của thời đại tự do tiến bộ thì tinh thần ấy, chủ nghĩa anh hùng ấy vẫn không hề mất đi mà vẫn được kế thừa và phát huy, tuy nhiên điểm khác biệt chính là dạng thức của hành động. Trong thời kì đổi mới xuất hiện rất nhiều những tấm gương anh hùng, đó là những người có đóng góp cho xã hội bằng những hành động thiết thực, chân thành của mình.

Trong số những gương mặt anh hùng tiêu biểu của thời kì đổi mới chính là tấm gương của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh, ông cùng gia đình của mình đã nhiều lần hiến máu cứu người. Ông Nguyễn Phước Bửu Thanh cũng chính là một trong những gương mặt nổi bật nhất của chương trình “Vinh quang Việt Nam”, chín người trong gia đình của ông đã tự nguyện hiến máu hơn 130 lần, gồm 32000cc máu. Với số máu được hiến của gia đình ông thì hàng trăm người gặp hoàn cảnh hiểm nghèo đã được cứu sống.

Hiện nay, gia đình của ông Nguyễn Phước Bửu Thanh đã trở thành “ngân hàng máu” sống của bệnh viên Trung ương Huế, cả nhà ông có ba nhóm máu chính, đó chính là nhóm máu A, B và O. Tấm lòng nhân hậu, thương người của gia đình ông còn được thể hiện ra ngay bằng những hành động trực tiếp, khi có người cần máu gấp, liên hệ với gia đình ông thì đều được ông vui vẻ nhận lời giúp đỡ. Tấm gương của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh thật đáng quý, đáng nhân rộng để trở thành một tấm gương tốt cho cả cộng đồng noi theo.

Qua tấm gương của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh, ta thêm trân trọng hơn những con người có tấm lòng yêu thương, giúp đỡ đối với những người trong xã hội. Bằng những hành động thiết thực, giàu tính nhân văn, ông Nguyễn Phước Bửu Thanh và gia đình đã cứu sống được rất nhiều những con người có hoàn cảnh hiểm nghèo, điều đó thật đáng trân trọng. Người ta thường nói : “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”, gia đình ông không những cứu sống một mà còn cứu sống cả trăm người, qua đó ta thấy được tấm lòng rộng lượng, nhân hậu của cả gia đình ông Thanh.

Hiến máu cứu người luôn là một hoạt động được tổ chức thường niên hàng năm do bộ y tế tổ chức và thực hiện, mục đích của việc kêu gọi hiến máu nhân đạo đó chính là giúp đỡ những bệnh nhân hiểm nghèo, cung ứng máu vào ngân hàng máu để sẵn sàng cứu sống những người gặp hoàn cảnh không may. Hoạt động này luôn được đánh giá cao bởi tính chất nhân văn của nó, cũng thu hút được đông đảo sự ủng hộ của con người trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh.

Gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh cũng hưởng ứng phong trào do bộ Y tế phát động, điều đáng nói không chỉ một mình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh mà cả chín thành viên trong gia đình ông đều tham gia hiến máu. Đặc biệt mà gia đình ông Thanh không chỉ hiến một lần mà đã hiến rất nhiều lần, con số 130 lần với 32000cc máu khiến cho chúng ta thật ngưỡng mộ và trân trọng tấm lòng thương yêu của gia đình ông. Những thành viên trong gia đình đều là những người có tình yêu thương ấm áp giành cho con người, vì chỉ có tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng chân thành mới có thể biểu hiện ra bằng những hành động đẹp và nhân văn như vậy.

Việc hiến máu của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh là hoàn toàn tự nguyện, không có một chút tư lợi cá nhân nào, mục đích của ông Thanh và con cháu trong gia đình là hiến máu cứu người, không cần báo đáp, cũng không cần trả ơn. Hành động ấy chẳng phải quá đẹp đẽ hay sao. Gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh chính là gia đình gương mẫu cho tinh thần yêu thương, truyền thống đoàn kết giúp đỡ của con người Việt Nam, là tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Trong xã hội ngày nay, cùng với nhịp độ hội nhập, phát triển ngày càng nhanh chóng của đất nước, con người Việt Nam đã có những bước phát triển toàn diện, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì ta không thể không kể đến những mặt tiêu cực, đó chính là thực trạng suy thoái về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ những con người trong xã hội. Mỗi sáng thức dậy lại có thêm những vụ án giết người, cướp của dã man, bạo tàn khiến cho chúng ta ghê sợ, cũng xót xa vì thực trạng đạo đức đang ngày càng xuống cấp, suy đồi.

Trong thực trạng xã hội ấy, tấm gương của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh như làm chúng ta ấm lại, và có thêm niềm tin tưởng bởi đâu đó trong xã hội này vẫn còn rất nhiều những người tốt, những người luôn dang tay giúp đỡ khi ta gặp khó khăn. Tấm gương của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh cần được nhân rộng để mọi người cùng biết, từ đó khơi dậy được tinh thần yêu thương con người, truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”.

Đối với mỗi học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ hãy nêu cao tinh thần yêu thương, đùm bọc đối với những con người trong xã hội, đó không chỉ là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà đó còn là yếu tố làm nên giá trị người ở mỗi con người. Trong một xã hội có tình yêu thương, gắn bó thì xã hội ấy sẽ giàu mạnh, hưng thịnh. Chúng ta có thể phát huy truyền thống thương người dưới nhiều hình thức, nhiều hoạt động khác nhau, đó có thể là những lời động viên, sẻ chia, quyên góp giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta.

Chúng ta hãy học cách cho đi, bởi ta giúp đỡ người khác thì đến một lúc nào đấy ta cần sự giúp đỡ từ mọi người thì sẽ nhận lại được những cánh tay đồng cảm, yêu thương. Sự giúp đỡ phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện, cho đi mà không cần nhận lại như nhà thơ Tố Hữu từng viết:

“Nếu là con chim chiếc lá
Chim phải hót, lá phải xanh
Sống là để cho,đâu chỉ nhận riêng mình”

Để cuộc sống của chúng ta thêm tốt đẹp, để con người có thể cùng nhau gây dựng lên một xã hội mới văn minh hơn, tiến bộ hơn thì chúng ta hãy đoàn kết sức mạnh, muốn như vậy thì giữa những con người cần có sự yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó chính là sợi dây liên kết con người với con người, là chìa khóa của mọi sự phát triển.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

HIẾN MÁU

HIEN MAU

TẤM GƯƠNG ANH HÙNG

ĐỔI MỚI 

ANH HÙNG

0