28/05/2017, 19:27

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Văn mẫu lớp 12

Đánh giá bài viết Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 1 2 Suy nghĩ về lòng tự trọng – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 3 4 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 4 5 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Dàn ý Nghị ...

Đánh giá bài viết Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 1 2 Suy nghĩ về lòng tự trọng – Bài làm 2 3 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 3 4 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 4 5 Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 1 Lòng tự trong là thước đo đạo đức, nhân ...

Nội dung bài viết

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 1

Lòng tự trong là thước đo đạo đức, nhân cách của mỗi con người. Người có phẩm giá, biết tôn quý, yêu thương bản thân mình thì mới có lòng tự trọng.

Vậy thế nào là tự trọng, là lòng tự trọng? – Biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình là tự trọng.

Người có lòng tự trọng là người tự biết, xấu hổ, luôn luôn chăm lo giữ gìn nhân cách của mình trước đồng loại. Ăn mặc, đứng đắn, sạch sẽ khi đi ra khỏi nhà, khi đến trường, đến lớp… là tự trọng. Không ăn nói tục tằn. không nói điều phàm phu, biết “gọi dạ, bảo vâng”, ăn nói từ tốn, nhẹ nhàng… là tự trọng. Không chơi bời, lêu lổng, không ăn chơi đua đòi, không làm việc xấu, không quan hệ với người xấu, không giao du với kẻ bất lương… là tự trọng.

Con cháu biết giữ gìn nếp nhà, biết giữ gìn danh dự, tiếng thơm, tiếng tốt cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ… là tự trọng. Học trò biết vâng lời thầy, biết học giói, biết vun đắp cho tình thầy trò, bè bạn, góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp cho trường… là tự trọng.

Câu tục ngữ “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” luôn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, biết tôn quý lòng tự trọng. Có không ít kẻ sống “lèm nhèm”, nhưng khoe tài, khoe đức, khoe công…! Có không ít “hồi kí” cùa ông quan này, của giáo sư nọ, của nghệ sĩ kia. ăn nói ồn ào, lúc phân trần, lúc khoe mẽ, lúc nói xấu đồng chí, lúc chê bai bạn bè, lúc ngấm nguýt đồng nghiệp… không chỉ tác giả đã đánh mất lòng tự trọng, tự bôi xấu mặt mày mà còn trương ra một tấm liếp xấu xí, hoen ố trước con đường đi lên phía trước của tuổi trẻ.

Kẻ không biết tự trọng là kẻ thiếu văn hóa, là kẻ không biết xấu hổ, chỉ biết ăn tục nói càn, làm bậy! Có nhà triết học đã ví lòng tự trọng như cái máy hãm (nhạy bén, chính xác) của cỗ xe. Khi cái máy hãm bị hoen gỉ, bị hỏng hóc thì cái cỗ xe ấy phái vứt đi, con người ấy bị đồng loại coi thường, khinh rẻ.

Có bao kẻ nghiện ngập cờ bạc, rượu chè, ma túy, mà trở thành sa đọa, tù tội. Có bao kẻ dối trá, lừa bịp, tham nhũng, đục khoét, nhâng nhâng nháo nháo ngoài đời, chỉ nhìn những kẻ ấy, ta mới thấy việc trau dồi đạo đức, phẩm giá, việc giữ gìn lòng tự trọng cấp thiết như thế nào. Câu khẩu hiệu “nói không với tiêu cực”, được báo chí nói đến chính là lời nhắc nhở lòng tự trọng.

Muốn sống đẹp phải có lòng tự trọng, biết ứng xử văn minh, lịch sự. Trẻ em. người lớn. người trẻ, người già, đàn ông, đàn bà, quan lại chức sắc, dân đen… ai cũng biết tự trọng, biết tu dưỡng phẩm giá cùa mình. Và phải nhớ câu “Anh em khinh trước, làng nước khinh sau” để mà tu nhân tích đức, để mà rèn luyện, tu dưỡng lòng tự trọng, để được làm Con Người.

Suy nghĩ về lòng tự trọng – Bài làm 2

Lòng tự trọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Miếng ăn quá khẩu thành tàn”… Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: “Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám”. Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; Nhặt được của rơi, trả lại người mất; Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi hoặc đưa vào bệnh viện; Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; không buôn gian bán lậu, không tăng giá vô tội vạ để bóp hầu bóp cổ đồng bào của mình… Người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.

Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Chẳng thế mà cổ nhân đã dạy rất chí lý: “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy” hoặc “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh”… Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Gia đình chính là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên của mỗi người! Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân – Thiện – Mỹ.

Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc “mở cửa” và sự sơ khai của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng? Tôi nhớ câu nói của Tê-rếch Sam, cô gái gốc Việt xinh đẹp từ nước Anh về Hà Nội dự chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội hỗn loạn vì xe cộ, nhiều lúc cô thót tim vì sợ tai nạn giao thông có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Có nhà báo hỏi: “Trước khi trở về Anh quốc, cô có nhận xét gì sau những ngày ở Việt Nam và Hà Nội?”, Tê-rếch Sam trả lời rất chân thành và hồn nhiên: “Em nghĩ là mỗi người nên có lòng tự trọng khi tham gia giao thông!”. Cũng nhận xét về tình trạng giao thông quá bát nháo ở Việt Nam, nữ văn sĩ nổi tiếng người Đức, bà Y-u-li Giê-ni, sau 4 tuần du lịch ở Việt Nam, đã viết cuốn sách rất thu hút độc giả Đức nhan đề:Nhật ký du lịch Việt Nam. Bà mô tả cảnh giao thông ở Việt Nam và Hà Nội “quay cuồng như một màn xiếc tập thể” và “như một nồi súp cực nóng” khiến bà hoảng loạn. Và bà kết luận: “Tham gia giao thông ở Việt Nam cần ý chí dũng cảm và không sợ chết”. Gần đây, nhiều tờ báo có tên tuổi của ta đã có diễn đàn và chuyên đề phê phán những thói hư tật xấu của người Việt với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Đấy là những người viết trung thực và có lòng tự trọng, mong muốn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây đắp nền văn hóa dân tộc.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 3

Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”.

Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.

Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.

Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.

Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 4

Trên bước đường tạo dựng sự nghiệp,chúng ta hiểu rõ rằng cần phải có sự tự tin mới có thể thành công.Thế nhưng sự tự tin & lòng kiêu hãnh của bạn phải được xây dựng trên nền tảng của lòng tự trọng.

Lòng tự trọng sẽ hình thành & phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta biết hình dung,xây dựng trong đầu hình tượng về mình bằng những trải nghiệm với mọi người,với hành động xung quanh ta.

Mỗi người làm chủ 1 sở trường,1 tính cách.,1 quan niệm sống , 1 mục đích cuộc đời.

Đôi khi, lòng tự trọng của bạn sẽ bị thử thách khắc nghiệt trước thất bại. Dù niềm tin của bạn có mạnh mẽ đến đâu thì nó đôi lúc sẽ bị tổn thương. Nhưng khi đó, ta nhìn nhận lại được khả năng thực sự của mình & hiểu rằng mình là ai,thì dù cho những biến cố xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm tổn thương đến lòng tự trọng của mình, bạn vẫn giữ được niềm tin vào chính mình.

Ta biết rằng niềm tin & lòng tự trọng sẽ ở mãi bên bạn sau bao cơn sóng gió. Và đó cũng chính là nền móng để bạn xây dựng lòng tự trọng của mình.

Theo chúng ta thì những trải nghiệm thời thơ ấu đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng tự trọng của mỗi chúng ta.Và khi lớn lên,gặp thất bại hay gặt hái được thành công cùng với cách đới xử của gia đình bạn bè.,,,đèu gtác đọng trực tiếp & góp phần hình thành nê longf tự trọng của mỗi người.

Lòng tự trọng của mỗi người cũng giống như sự tự tin của họ trước mọi người. Trong cuộc sống & công việc,sự tự tin về bản thân sẽ giúp chúng ta rất nhiều để tạo nên những mối quan hệ tốt & làm được những điều tưởng chừng bạn không thể thực hiện được.Chính sự tự tin đó giúp ta khơi dậy được những khả năng kỳ diệu ma đôi khi khiến ban phải ngạc nhiên về mình.

Thế nhưng , đôi lúc việc quá tin vào mình, đè cao bản thân sẽ khiến bạn dễ bbị ảo tưởng & về lâu dài sẽ chỉ mang đến cho bạn toàn thất vọng mà thôi.Cho dù năng lực thực sự là thế nào đi nữa thì chúng ta cũng không nên tự cho rằng mình có thể biết & làm được tất cả mọi g không cthứ.Bởi chính sự đề cao quá mức đó sẽ làm mòn & huỷ hoại dần lòng tự trọng của bạn.Bởi vậy mà lòng tự trọng phải được hình thành từ những đánh giá thực tế trên năng lực thực sự của mỗi người.

Trên thực tế, người quá kiêu hãnh về mình dễ bị tổn thương khi gặp phải thất bại. Và họ còn luôn tỏ ra nghiêm khắc với bản thân & ko dễ dàng tha thứ cho những lỗi lầm của mình.Nó khiến lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Và sau đó nỗi sợ hãi phải đối mặt với thất bại sẽ thường ám ảnh & tác động lên khả năng làm việc của họ.

Nhưng còn có nhiều người thiếu lòng tự trọng.Họ làm việc & hành động cần suy nghĩ.Thậm chí có những con người làm những việc xấu xa , tồi tệ chỉ để thoả mãn tham vọng quá lớn.Họ đánh mất đi lòng tự trọng của bản thân.

Cả 2 loại người trên cũng giống như nước & lửa.

Cho nên khi bỏ qua cái tôi cá nhân để gắng vượt lên những thảm kich mà không nắm lấy những thất bại , tức giận…quả là 1 điều không dễ dàng.

Hy vọng trên chuyến hành trình cuộc đời của riêng mình, chúng ta đều có thể đi đến trong sâu thẳm tâm hồn ta, lòng tự trọng vẫn luôn hiện hữu để cổ vũ cái "tôi".

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Dàn ý

1. Giải thích

– Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng

– Tự trọng là sống trung thực

+ Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập

+ Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn

– Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách

+ Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.

+ Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….

– Dẫn chứng:

+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.  

+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

3. Đánh giá –  mở rộng

– Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.

– Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.

– Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại…

4. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực…

– Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.

0