28/05/2017, 19:27

Cảm nghĩ về niềm hạnh phúc được sống thật là mình và với mọi người thông qua trích đoạn Hồn Trương Ba- Da hàng thịt

Đề bài: Từ trích đoạn Hồn Trương Ba- Da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc được sống thật với mình và với mọi người Vở kịch Hồn Trương Ba- Da hàng thịt là một tác phẩm kịch nổi tiếng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, đó là một vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của xã hội, của ...

Đề bài: Từ trích đoạn Hồn Trương Ba- Da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc được sống thật với mình và với mọi người Vở kịch Hồn Trương Ba- Da hàng thịt là một tác phẩm kịch nổi tiếng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, đó là một vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của xã hội, của đời sống con người. Phát hiện ra những vấn đề nhân văn xung quanh cuộc sống của con người, một trong số đó có quan điểm: được sống là mình. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã xây ...

Đề bài: Từ trích đoạn Hồn Trương Ba- Da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc được sống thật với mình và với mọi người

Vở kịch Hồn Trương Ba- Da hàng thịt là một tác phẩm kịch nổi tiếng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, đó là một vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của xã hội, của đời sống con người. Phát hiện ra những vấn đề nhân văn xung quanh cuộc sống của con người, một trong số đó có quan điểm: được sống là mình. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công nhân vật Trương Ba , một con người đầy bi kịch, bi kịch không được sống là mình.

Trương Ba là một con người trần thế bình thường, sống bằng nghề trồng cây và có thú chơi cờ, nhờ tài năng chơi cờ mà Trương Ba trở thành người bạn cờ của tiên cờ Đế Thích trên thiên đình. Tất cả bi kịch của Trương Ba bắt đầu từ sự tắc trách của những người trên thiên đình, vì nhầm lẫn mà Trương Ba bị chết oan, để sống lại thì Trương Ba đã không thể sống trong thân xác của mình như trước đây mà phải nhập hồn vào xác người hàng thịt.

Sẽ chẳng có gì đáng nói khi hồn Trương Ba và và xác người Hàng thịt là hai con người với hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Chính những khác biệt này đã đẩy Trương Ba vào bi kịch của cuộc đời mình, Trương Ba dần thay đổi về tính nết, hành động không còn thanh cao, nho nhã như trước mà dần trở thành một gã đồ tể tham lam, thô bạo. Sự thay đổi của Trương Ba khiến cho những người thân ( đứa cháu gái, người vợ và cô con dâu) cảm thấy thất vọng. Trương Ba đã vô cùng tuyệt vọng và đau khổ, trong một lần nói chuyện với Đế Thích, Trương Ba đã nói lên khát vọng mãnh liệt của mình: “Tôi chán cái nơi không dành cho tôi lắm rồi. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

Ước muốn của Trương Ba không phải là ước muốn của một cá nhân, một con người mà đó còn là ước muốn của tất cả con người nói chung. Ước muốn được sống là mình, muốn được là mình toàn vẹn, nghe qua ta tưởng chừng như vô lí nhưng nó lại là một sự thực tồn tại trong cuộc sống. Trong cuộc sống của mình sẽ có rất nhiều điều ta muốn nhưng không thể làm theo ý muốn của mình, những hành động bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố khách quan, yếu tố ngoại cảnh.

Nếu đọc hết đoạn trích Hồn Trương Ba – Da Hàng thịt ta có thể cảm nhận thấm thía được nỗi đau của nhân vật Trương ba khi phải sống nương nhờ trong thân xác của người hàng thịt. Sống trong thân xác của anh ta có nghĩa là Trương Ba phải sống hai cuộc đời, cuộc đời của mình và cuộc đời của người hàng thịt. Và điều đáng nói là nếu như xác của người hàng thịt chỉ là một cái xác vô tri, vô giác thì sẽ không có gì đáng để nói. Ở đây, xác của người hàng thịt cũng có những nhu cầu và những khả năng thực hiện nhu cầu của mình.

Trong quá trình thực hiện nhu cầu của mình thì xác người hàng thịt làm cho hình ảnh của Trương Ba dần thay đổi trong mắt của mọi người, đó không còn là một Trương Ba có lối sống thanh bạch, ngay thẳng nữa mà dần trở nên tham lam, ham thú vật chất, hành động thô bạo, và có những suy nghĩ không đúng đắn với vợ của người hàng thịt.

Vì Trương Ba là một người có hiểu biết nên anh càng đau khổ với thực tại cuộc sống của mình, không chấp nhận bị chi phối, kìm kẹp của các xac người hàng thịt. Trương Ba đã nghĩ đến cách giải thoát cho mình, Trương Ba gọi Đế Thích xuống và trình bày mong muốn thoát khỏi cái xác. Đế Thích đã khuyên Trương Ba thay đổi quyết định bằng cách đưa ra lí lẽ: sống bao giờ cũng tốt hơn là chết. Lời khuyên này của Đế Thích không phải không có lí bởi sống thì sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều thử thách, có thể thay đổi cuộc sống của mình.

Nhưng Đế Thích cũng không thể hiểu được nỗi đau không được sống là mình, Đế Thích một lần nữa khuyên Trương Ba nhập hồn vào xác của cu Tị vừa mới mất, vì cu Tị là một đứa bé ngây thơ trong sáng sẽ phù hợp với tâm hồn thanh bạch của Trương Ba. Nhưng Trương Ba đã từ chối bởi anh không muốn dùng một bi kịch này thay thế cho một bi kịch khác, dẫu có những nét tương đồng nhưng hai con người hai tính cách khác nhau rất khó có thể dung hòa.

Qua câu chuyện của Trương Ba và Da hàng thịt ta có thêm một bài học về niềm hạnh phúc khi được sống là mình. Khi được sống là mình chúng ta sẽ có thể làm những thứ mình yêu thích, làm những điều mà mình mong muốn. Khi được làm những thứ mình mong muốn thì ta có điều kiện để phát huy mọi năng lực, tiềm năng của bản thân để thực hiện. Như vậy thì dù kết quả có ra sao thì ta vẫn cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản.

Khi được sống là mình chúng ta sẽ có dịp bộc lộ được cái tôi cá nhân, khẳng định được sự tồn tại cũng như vai trò của mình trong cuộc sống. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng hồ hởi khi bộ lộ cái tôi yêu đời say đắm cùng những ước muốn níu giữ những nét đẹp của trần thế:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”

Ước muốn dù có phi lí, có phần ngông cuồng nhưng ta lại thấy được ở Xuân Diệu một cái tôi độc đáo, cá tính dám trực tiếp bày tỏ những ước muốn, khát khao của mình. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, khi ta hết mình sống cho những đam mê, những khát vọng của bản thân là khi ta cảm thấy hạnh phúc, ý nghĩa nhất. Được làm những điều mình thích, mình mong muốn là khi chúng ta cảm nhận được niềm hạnh phúc mà những hoạt động ấy mang lại.

Khi ta sống thật là mình không chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho cá nhân người đó mà còn nhận được sự công nhận, tôn trọng từ những người xung quanh. Khi sống là chính ta thì ta sẽ bảo lưu được những phần tính cách bản chất nhất của con người mình, những người xung quanh cũng hiểu và tôn trọng với những bản chất cá nhân ấy. Không còn đau khổ gì hơn khi sống không trọn vẹn là mình, sống trong tính cách của người khác.

Như vậy, được sống là chính mình không chỉ mang lại hạnh phúc mà còn làm cho con người được tự do, tự do trong bộc lộ tính cách, tự do làm những điều mà mình mong muốn. Khi ấy, chúng ta sẽ cảm nhận được những hạnh phúc do những hành động ấy mang lại. Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng có thể sống và hành động là mình nhưng dẫu có bị chi phối, tác động thì hãy cứ giữ vững lập trường, tính cách mang tính bản chất của mỗi con người.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

TRƯƠNG BA

SỐNG LÀ MÌNH

SONG LA MINH

DA HÀNG THỊT

0