05/06/2017, 11:17

Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thỗ công nghiệp

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (Bài 46 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 132 SGK địa lý 10: Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trả lời - Điểm công nghiệp: + Đông nhất với một ...

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (Bài 46 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 132 SGK địa lý 10: Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trả lời - Điểm công nghiệp: + Đông nhất với một điểm dân cư. + Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu. + Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp. - Khu công nghiệp: ...

BÀI 33: GIẢI BÀI TẬP MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

(Bài 46 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 132 SGK địa lý 10: Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời

- Điểm công nghiệp:

+ Đông nhất với một điểm dân cư.

+ Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu.

+ Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp.

- Khu công nghiệp:

+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí địa lí thuận lợi.

+ Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao.

+ Sàn xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Có xí nghiệp dịch vụ hồ trợ sản xuất.

- Trung tâm công nghiệp:

+ Gẳn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

+ Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.

+ Có các xí nghiệp làm nòng cốt.

+ Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

- Vùng công nghiệp:

+ Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả các hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có môi liên hệ vê sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

+ Có một vài ngành xông nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa.

+ Có các ngành phục vụ bổ trợ.

Giải bài tập 2 trang 132 SGK địa lý 10: Tại sao các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Vỉêt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung.

Trả lời

- Các khu công nghiệp tập trung (KCNTT) được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào những năm cuối của thế ki XIX, đầu thế kỉ XX, sau đó ra đời và phát triển mạnh mẽ ờ các nước công nghiệp hóa vào thập kỉ 60 - 70, đặc biệt là châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Việc hình thành các KCNTT mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử cùa mỗi quốc gia. Các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các KCNTT để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động các nước đang phát triển. Đổi với các nước dang phát triển, trong quá trình công nghiệp hóa, các KCNTT được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quàn lí cùa các nước phát triên, ngoài ra còn góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và phát triên công nghiệp hướng ra xuất khẩu.

Giải bài tập 3 trang 132 SGK địa lý 10: Hãy lập bảng để phân biệt các hình thức tổ chức lành thổ công nghiệp theo gợi ý. 

Trả lời

Các đặc trưng

Điểm

công nghiệp

Khu

công nghiệp

Trung tâm công nghiệp

Vùng

công nghiệp

Vị trí trong hệ thống lãnh thổ

- Một phần lãnh thổ có một điểm dân cư và một vài xí nghiệp.

— Một vùng lãnh thổ có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi.

-Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.

- Vùng lãnh thổ rộng lớn.

Các đặc điểm chinh

-   Đồng nhất với một điểm dân cư

-   Gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên - nhiên liệu.

-     Không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp

-   Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí thuận lợi.

-Tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng họp tác cao.

-     Sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

-     Có xí nghiệp dịch vụ hồ trợ sản xuất.

-   Gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ.

-   Có các xí nghiệp làm nòng cốt.

-   Có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

-   Gồm tất cà các hình thức tổ chức công nghiệp nhò hơn, cỏ mối liên hệ về sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

-   Có một vài ngành công nghiệp chù yếu tạo hướng chuyên môn hóa.

-     Có các ngành phục vụ bổ trợ.

Ví dụ cụ thể

- Các điểm dân cư có các xí nghiệp công nghiệp.

- KCNNam Thăng Long, Nội Bài, khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội)...

- Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nằng, Cần Thơ, Huế, Việt Trì...

- Sáu vùng công nghiệp cùa nước ta.

 

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Vài nét về tổ chức lãnh thổ trong công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là quá trình thực hiện phân công lao động giữạ các lãnh thỗ cùa đất nước, tổ chức môi liên hệ sản xuât nội vùng và liên vùng đê hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lí trên mỗi vùng, luận chứng việc lựa chọn địa điểm phân bố các doanh nghiệp công nghiệp.

Tổ chức sản sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ dựa trên cơ sở phân vùng kinh tế - xã hội cùa đất nước. Có hai loại vùng lãnh thổ: 

- Loại vùng lãnh thổ được phân chia dựa trên sự tưomg đồng tương đối về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội. Ví dụ ở nước ta phân chia thành sáu vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

- Loại vùng được xác định dựa trên cơ sở địa giới hành chính (thường là tinh và các thành phố trực thuộc trung ương).

Người ta còn xác định các vùng kinh tế trọng điểm, là những vùng có điều kiện thuận lợi phát triển và được ưu tiên đầu tư phát triển nhàm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế phát huy tác động lan tỏa lôi kéo các vùng kinh tế khác. Ờ nước ta có ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với Hà Nội là đầu tàu; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu và vùng kinh té trọng điểm miền Trung kéo dài từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định với Đà Năng là đầu tàu.

Trong xu hướng hiện nay, tổ chức sàn xuất công nghiệp theo lãnh thồ có xu hướng tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các tụ điểm công nghiệp với quy mô khác nhau như cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ kĩ thuật cao, khu chế xuất...

Tổ chức lãnh thồ công nghiệp hợp lí có ý nghĩa quan trọng: khai thác có hiệu quả các nguồn lực về lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ; đảm bảo sự phát triển đồng điệu giữa các vùng; nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổng thể công nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư...

2. Quan niệm về khu công nghiệp của các nước trên thế giới và Việt Nam

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước việc hình thành các khu công nghiệp (và các biến tướng cùa nó) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì vậy, ngay từ những năm 50 của thế kỉ XX, một số khu công nghiệp (KCN) (khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất...) đã ra đời ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển. Ở châu Á, KCN tập trung xuất hiện tại Xin-ga-po (1951), Ma-lai-xi-a (1954), Ấn Độ (1966)...

Ở Thái Lan bắt đầu xây dựng KCN tập trung bao gồm cả khu chế xuất từ đầu thập ki 70, với mục đích: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hạ giá thành sản phẩm; giảm bớt sự phát triển chênh lệch giữa các khu vực trong nước; tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. Nhìn chung, các KCN ở Thái Lan bao gồm hai dạng: KCN tập trung (sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu) và khu chế xuất (sản phẩm chi phục vụ xuất khẩu).

Ở Ma-lai-xi-a, sau khi ban hành luật về khu thương mại tự do (1971), một số khu công nghiệp dạng này đã được hình thành với tên gọi là khu thương mại tự do. Vào đầu những năm 90, khi luật về các khu tự do ra đời, khu thương mại tự do được đổi thành khu tự do. Khu tự do gồm KCN tự do và khu mậu dịch tự do, nhưng thực chất các KCN chù yếu sản xuất hàng xuất khẩu.

Ở Hàn Quốc, vào thập kỉ 70 cùa thế ki XX việc hình thành các khu chế xuất được coi như là một trong nhừng biện pháp nhàm khuyến khích xuất khẩu. Khu chế xuất Mạsan được thành lập vào năm 1970 nằm trong bối cảnh đó, nó là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và ngoài nước.

Ở nước ta, xuất phát từ việc nhận thức được vai trò to lớn của KCN như một hình thức tổ chức lãnh thỗ công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngày 28 - 12 - 1996, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định thành lập Ban quản lí khu công nghiệp Việt Nam.

Theo quan điểm cùa Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), KCN là khu vực có ranh giới xác định với nhừng thuận lợi về tự nhiên, xã hội, cơ sờ hạ tầng để thu hút đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt cùa từng doanh nghiệp và cả KCN nói chung.

KCN ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:

- Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Các xí nghiệp được hường một quy chế riêng khác với các xí nghiệp phân bố bên ngoài KCN.

- Có một ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí.

- Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với nhà nước thể hiện ờ chỗ: các doanh nphiệp tùy điều kiện cụ thể của mình tự liên kết với nhau trong hoạt động sản xuât, trong khi đó nhà nước chỉ quản lí ờ tâm vĩ mô (như quy định các xí nghiệp loại nào được khuyến khích phát triển trong các KCN và loại nào không được xây dựng do những yêu cầu về môi trường, quốc phòng...).

3. Khu công nghệ cao - trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung

Thuật ngữ “khu công nghệ cao” ra đời ở thung lũng Silicon (Hoa Kì), khu công nghệ cao này được, xây dựng từ cuối những năm 1950, bắt đầu từ khu công viên khoa học gần Trường Đại học Stan-ford dựa trên sáng kiến của giảng viên và nghiên cứu sinh của trường, nhằm biến những thành quả nghiên cứu khoa học thành sản phẩm.

Đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, khu công nghệ cao bắt đầu phát triển ở châu Âu. Sau đó, các nước Nhật Bản, Ẩn Độ, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a Ịần lượt J)hát triển khu công nghệ cao. Đến nay, trên thế giới đã có hơn 100 khu cỗng nghẹ cao với hàng triệu nhân viên làm việc.

Ở nước ta, khu công nghệ cao được xác định là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ bao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan; có ranh giới xác định; do Chính phù hoặc Thủ tướng chính phù kí quyết định thành lập. 

Có thể nói, khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung. Đối với Việt Nam, mục tiêu cùa khu công nghệ cao là thu hút công nghệ cao cùa nước ngoài, tiệp nhận sự chuyển giao công nghệ cao và phát triển công nghệ cao trong nước để nhân rộng ra.

Hiện nay, nước ta đang triển khai xây dựng hai khu công nghệ cao: khu công nghệ cao Linh Trung (Tp. Hồ Chí Minh) và khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).

 
0