05/06/2017, 11:17

Cấu trúc trái đất Thạch quyển Thuyết kiến tạo mảng

BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG (Bài 8 và 9 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 28 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm). Trả lời Vị trí Độ ...

BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG (Bài 8 và 9 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 28 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm). Trả lời Vị trí Độ dày Đặc điểm Lớp vỏ ...

BÀI 7: GIẢI BÀI TẬP CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT

THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

(Bài 8 và 9 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 28 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Trả lời

 

Vị trí

Độ dày

Đặc điểm

Lớp

vỏ

Trái

Đất

 Nằm ngoài cùng cùa Trái Đất

 Đến 5km (ở đại dương) và 70km (ở lục địa).

-    Được cấu tạo bời các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit, badan.

-    Gồm hai lớp:

+ vỏ đại dương: mỏng và không có tầng granit. + Vỏ lục địa: dày và có dù cà ba tầng đá.

Lớp

Manti

 Năm giữa lớp vỏ Trái Đất và lớp Nhân. 

 Dày khoảng 2.885km (từ 15- 2.900km)

-    Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng cùa Trái Đất.

-    Gồm hai tầng:

+ Manti trên: dày từ 15-700km, vật chất ở dạng dèo quánh.

+ Manti dưới: dày từ 700-2.900km, vật chất ở dạng rắn.

Lớp

Nhân

Trái

Đất

 Là lớp trong cùng cùa Trái Đất.

 Dày khoảng 3.470km (từ 2 900 - 6.370km)

-    Thành phần vật chất chù yếu là kim loại nặng: Ni, Fe..:

-    Gồm hai tầng:

+ Nhân ngoài: dày từ 2.900- 5.1 OOkm, nhiệt độ tới 5.000"c, áp suất từ 1,3 - 3,1 triệu atm, vật chất ở dạng lỏng.

+ Nhân trong: dày từ 5.100 - 6.370km, áp suất 3 - 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

 

Giải bài tập 2 trang 28 SGK địa lý 10: Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng.

Trả lời

- Theo thuyết Kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các màng kiến tạo bao gồm cả bộ phận lục địa và đáy đại dương. Các mảng này nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh của Manti trên, chúng không đứng yên mà thường xuyên dịch chuyển nhờ hoạt động cùa các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và có nhiệt độ cao cùa tầng Manti trên.

- Trong khi dịch chuyển các mảng cỏ thể tách rời nhau hình thành nên sống núi ngầm đại dương; có thể xô vào nhau hoặc chờm lên nhau hình thành nên các vực sâu, đảo núi lửa, các núi cao trên lục địa.

- Nơi các màng tiếp xúc có hoạt động kiến tạo xảy ra và đồng thời đó cũng là vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa...

 

Giải bài tập 3 SGK địa lý 10 nâng cao: Trình bày học thuyết về sự hình thành Trái Đất của Ôt-tô-Xmit.

Trả lời

Ôt-tô-Xmit là nhà khoa học Nga, vào giữa thế kỉ XX ông đã đưa ra giả thuyết nên mới giải thích sự hình thành Trái Đất. Theo giả thuyết này, những hành tinh trong hệ Mặt Trời được hình thành từ đám mây bụi và khí lạnh. Mặt Trời sau khi hình thành di chuyên trong Dải Ngân Hà và đi qua đám mây bụi, khí. Do tác động của lực hâp dẫn, khí và bụi sẽ chuyên động quanh Mặt Trời theo quỹ dạo hình e-lip. Trong quá trình chuyển động đó đám mây bụi khí dần dần ngưng tụ lại thành các hành tinh.

 

Giải bài tập 4 SGK địa lý 10 nâng cao: Trình bày thuyết Kiến tạo mảng. So sánh kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng.

- Thuyết Kiến tạo mảng.

+ Học thuyết được xây dựng trên "Thuyết trôi dạt lục địa" cùa Vê-ghê-ne.

+ Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều dịa màng nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm.

+ Ở ranh giới của các địa mảng thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như động đất, núi lửa...

- Kết quả của một sổ kiểu chuyển dịch cùa các mảng.

+ Khi hai mảng tách rời nhau vật chất nóng chày ở trong lòng Trái Đất (macma) trào ra ngoài, kết quả là tạo thành các sống núi ngầm giữa đại dương.

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau một mảng sẽ luồn xuống sâu dưới mảng kia tạo thành vực sâu, phần vật chất cùa mảng bị hút xuống bị nóng chày tạo thành macma và phun lên trên bề mặt Trái Đất theo các khe nứt, kết quả là tạo thành các đào núi lửa.

 

Giải bài tập 5 SGK địa lý 10 nâng cao: Các đá: macma, trầm tích, biến chất được hình thành như thế nào? Nêu đặc tính của từng nhóm đá đó.

Trả lời

- Đá macma: là kết quả nguội lạnh cùa khối vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất (khối vật chất này gồm nhiều chất khác nhau). Đặc tính của đá là rất cứng, ví dụ như: đá granit. đá badan...

- Đá trầm tích: được hình thành ở các miền trũng, là kết quả của sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ như: cuội, sỏi, cát, sét... và xác sinh vật. Đá này mềm hơn đá macma, có sự phân lớp rõ rệt và chứa hóa thạch sinh vật, ví dụ như: đá vôi, sét, cát kết...

- Đá biến chất: được tạo thành từ đá macma và trầm tích bị biến chất do tác dụng cùa nhiệt và áp suất lớn. Đá này có thành phần hóa học, cấu trúc... bị biến đổi nhiều so với dạng ban đầu, ví dụ như: đá hoa, gơnai, phiến mica...

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1.

2.

3.

0