05/06/2017, 11:17

Vũ trụ Hệ mặt trời và trái đất Hệ quả chuyển động tụ quanh trục của trái đất

Bài 4: GIẢI BÀI TẬP VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYẾN ĐỘNG TỤ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT (Bài 5 và bài 6 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 21 SGK địa lý 10: Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong hệ Mặt Trời? Trả lời ...

Bài 4: GIẢI BÀI TẬP VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYẾN ĐỘNG TỤ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT (Bài 5 và bài 6 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 21 SGK địa lý 10: Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong hệ Mặt Trời? Trả lời - Vù Trụ là khoảng không gian vô tận chửa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) cùng ...

Bài 4: GIẢI BÀI TẬP VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT

HỆ QUẢ CHUYẾN ĐỘNG TỤ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

(Bài 5 và bài 6 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 21 SGK địa lý 10: Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong hệ Mặt Trời?

Trả lời

- Vù Trụ là khoảng không gian vô tận chửa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

- Hệ Mặt Trời (HMT) là một tập hợp cá thiên thể nằm trong Dài Ngân Hà, gồm có: Mặt Trời ở trung tâm, các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vưong tinh, Hải Vương tinh.

- Hiểu biết về Trái Đất trong HMT:

+ Trái Đất là một trong tám hành tinh trong HMT và là hành tinh thử ba tính từ Mặt Trời trở ra.

+ Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km, khoảng cách đó cùng với Sự tự quay quanh trục giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự phát sinh và phát triển của sự sổng, trở thành hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT.

+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với chu kì khoảng 24 giờ. Trái Đất chuyên động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỳ đạo hình elip, theo hướng từ tây sang đông với chu kì khoảng 365 ngày.

 

Giải bài tập 2 trang 21 SGK địa lý 10: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Trả lời

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (TĐ) sinh ra các hệ quả như:

- Sự luân phiên ngày đêm:

+ Do TĐ hình cầu nên một nửa luôn được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày và một nửa không được chiểu sáng gọi là ban đêm.

+ Do TĐ tự quay nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế:

+ TĐ có hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên cùng một thời điểm,-độ cao Mặt Trời ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ khác nhau. Đó là giờ địa phương.

+ Để thuận tiện trong đời sống, người ta chia bề mặt TĐ ra làm 24 múi giờ, mồi múi rộng 15° kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi sẽ có chung một giờ gọi là giờ múi. Qui định giờ ở múi số 0 (chứa kinh tuyến gốc) làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Đánh sổ thử tự múi theo hướng tây sang đông, các múi giờ ở phía đông kinh tuyến gốc đến kinh tuyến 180° có giờ sớm hơn giờ GMT, còn các múi giờ phía tây kinh tuvến gốc đến kinh tuyến 180° có giờ muộn hơn giờ GMT.

+ Để phân định hai ngày khác nhau trên lịch (do cách chia múi giờ tạo nên) người ta chọn kinh tuyến 180° chạy qua giữa múi 12 làm đường chuyển ngày quốc tế: nếu đi từ tây sang đông qua 180° thì lùi lại một ngày trên lịch, còn đi ngược lại thì tăng thêm một ngày trên lịch.

- Sự lệch hướng chuyển động cùa các vật thể:

+ Sự tự quay của TĐ làm cho các vật thể chuyển động trên bề mặt (các khối khí, dòng biển, dòng sông, đạn bay...) đều bị lệch hướng so với ban đầu, lực làm lệch hướng chuyển động gọi là lực Côriêlit.

+ Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, còn ở bán cầu Nam thì bị lệch về bên trái.

 

Giải bài tập 3 trang 21 SGK địa lý 10: Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24h ngày 31 - 12.

Trả lời

Ta có công thức: Tm = To + m

Trong đó:

Tm : giờ cùa múi m

To: giờ GMT

m: số thứ tự múi

- Giờ GMT đang là 24h ngày 31-12 cùng là 0h ngày 1 — 1. Việt Nam ở múi giờ số 7, giờ đến sớm hơn giờ GMT 7h, nên ta có: T7 = 0 + 7 = 7h.

- Vậy ở Việt Nam lúc đó là 7h ngày 1 - 1.

 

Giải bài tập 4 SGK địa lý 10 nâng cao: Hãy tóm tắt học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ.

Trả lời

- Theo học thuyết Bic Bang, Vũ Trụ được hình thành cách đây 15 tr năm sau một “vụ nổ lớn” cùa một “nguyên tử nguyên thủy”. Đó là nguyên tử mà vật chất bị nén ép trong một không gian nhỏ bé với mật độ rất đậm đặc và nhiệt độ cực kì cao.

- Từ trạng thái không ổn định đó, vụ nổ xảy ra và làm tung ra các đám bụi khí khổng lồ trong không gian.

- Rất lâu sau, dưới tác động cùa lực hấp dẫn, các đám bụi khí tụ tập lại và dần dần hình thành các ngôi sao, thiên hà cùa Vũ Trụ.

 

Giải bài tập 5 SGK địa lý 10 nâng cao: Căn cứ vào bảng số liệu sau (trang 26 SGK - nâng cao), nhận xét những đặc điểm của hai nhóm hành tinh: nhóm hành tinh kiểu Trái Đất và nhóm hành tinh kiểu Mộc tinh.

Trả lời

* Nhóm hành tinh kiểu Trái Đất:

- Bao gồm bốn hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh. Khoảng cách trung bình đên Mặt Trời từ 59,2 - 214 triệu km.

- Có bán kính Xích đạo và khối lượng nhỏ so với Trái Đất.

- Thời gian tự quay quanh trục dài (từ 23h56 - 58 ngày), nhưng thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời ngắn (từ 88 ngày - 686,98 ngày).

- Số vệ tinh ít: chỉ có ba vệ tinh, trong đó Trái Đất có một và Hỏa tinh có hai, còn Thủy tinh và Kim tinh không có vệ tinh nào.

* Nhóm hành tinh kiểu Mộc tinh:

- Bao gồm bốn hành tinh: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hài Vương tinh. Khoảng cách trung bình đên Mặt Trời từ 776 triệu km - 4.484 triệu km.

- Có bán kính Xích đạo và khối lượng rất lớn, gấp nhiều lần so với Trái Đất.

- Thời gian tự quay quanh trục ngắn (chỉ từ 8h50 - 17h 15 ). nhưng thời íỉian chuyển dộna một vòng quanh Mặt Trời rất dài (từ 4.332.59 ngày - 60.188 ngày).

- Số vệ tinh nhiều: cỏ tất cả 56 vệ tinh, trong đỏ Thổ tinh có nhiều vệ tinh nhất (19 vệ tinh).

 

Giải bài tập 6 SGK địa lý 10 nâng cao: Trình bày các chuyển động chính của Trái Đất.

Trả lời

Trái Đất có hai chuyển động chính:

* Chuyển động tự quay quanh trục

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, trục này đi qua hai cực và tâm Trái Đất, hợp với mặt phảng chứa quỹ đạo chuyền động cùa Trái Đất quanh Mặt Trời (mặt phẳng Hoàng đạo) một góc 66o33 .

- Trái Đất tự quay theo hướng từ tây sang đông với chu kì 24 giờ.

- Khi Trái Đất tự quay chi có hai cực là giừ nguyên không thay đổi vị trí.

* Chuyển động xung quanh Mặt Trời

-Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỳ đạo hình elip, hướng chuyển dộng từ tây sang đông với chu kì 365 ngày.

- Tốc độ chuyển động cùa Trái Đất quanh Mặt Trời là 29,8 km/s, nhanh nhất khi ở gần điểm cận nhật (30,3 km/s) và chậm hơn khi ở gần điểm viễn nhật (29,3 km/s).

- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66°33 và không đổi hướng trong không gian.

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1.

2.

0