05/06/2017, 11:17

Sinh quyển Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật

Bài 20. GIẢI BÀI TẬP SINH QUYỂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT (Bài 25 - Bang nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 6 SGK địa lý 10: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao? Trả lời - Sinh ...

Bài 20. GIẢI BÀI TẬP SINH QUYỂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT (Bài 25 - Bang nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 6 SGK địa lý 10: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao? Trả lời - Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. - Giới hạn trên cùa sinh quyển lên tới khoảng 22km và giới hạn dưới sâu hơn 11 km. Tuy nhiên, ...

Bài 20. GIẢI BÀI TẬP SINH QUYỂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT

(Bài 25 - Bang nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 6 SGK địa lý 10: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?

Trả lời

- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Giới hạn trên cùa sinh quyển lên tới khoảng 22km và giới hạn dưới sâu hơn 11 km. Tuy nhiên, sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở trên và dưới bề mặt đất. Nguyên nhân là do ở đó có đầy đủ các điêu kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của sinh vật như: ánh sáng, nhiệt, ẩm, không khí, đất, nước...

Giải bài tập 2 trang 6 SGK địa lý 10: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sư phát triển vạ phân bố của sinh vật?

Trả lời

- Khí hậu: ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua nhiệt, nước, độ ẩm và ánh sáng:

+Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích hợp với một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp thì sinh vật phát triển mạnh.

+ Nước và độ ẩm: nơi có điều kiện thuận lợi về nước và độ ẩm thì sinh vật phát triển mạnh, ngược lại nơi nào khô hạn thì sinh vật kém phát triển.

+ Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh nên có tác động đến sự phát triển và phân bố của chúng.

- Đất: đặc tính lí hóa và độ phì của đất ành hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Ví dụ: rừng ngập mặn phân bổ và phát triển ở vùng đất ngập mặn ven biển.

- Địa hình: độ cao làm thay đổi điều kiện nhiệt ẩm theo độ cao nên hình thành các vành đai thực vật theo đai cao. Sườn đón gió, nhiều ánh sáng sinh vật phát triển mạnh hơn sườn khuất gió, thiếu ánh sáng.

- Sinh vật: Thực vật ảnh hường tới sự phân bố và phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phát triển mạnh.

- Con người: Vừa mở rộng sự phân bố các cây trồng, vật nuôi; vừa gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loại sinh vật quý hiếm.

Giải bài tập 3 trang 6 SGK địa lý 10: Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em?

Trả lời

- Do hoạt động săn bắn bừa bãi động vật làm cho chúng không có cơ hội để sinh trưởng và tái tạo thế hệ dẫn tới tuyệt chủng.

- Do chặt phá rừng bửa bãi dẫn đén sự tuyệt chủng của một số loài thực vật, đồng thời làm tuyệt chủng một số động vật do mất nơi cư trú.

- Do sự biến đổi của môi trường sống làm cho một số loài sinh vật không có khả năng thích nghi dẫn tới sự tuyệt chùng...

Giải bài tập 4 trang 6 SGK địa lý 10: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tói sự phát triển và phân bố của sinh vật như thế nào? Con người có tác động đến sự phân bố của sinh vật không? Tại sao?

Trả lời

- Các nhân tố tự nhiên:

- Con người có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố cùa sinh vật vì con người có thể trồng rừng để tăng độ che phủ, hoặc chặt phá và khai thác rừng bừa bãi làm mất nơi sinh sống và tuyệt diệt nhiều loài sinh vật. Trong quá trinh mở rộng phạm vi phân bố cùa mình, chinh phục những miên đất mới con người cùng làm thay đôi phạm vi phân bố nhiều cấy trồng, vật nuôi bằng cách đưa chúng từ vùng này sang vùng khác.

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Phạm vi của sinh quyển

- Giới hạn phía trên cùa sinh quyển là nơi tiếp giáp tầng ô-dôn cùa khí quyển (từ 25 - 30km) trong tầng bình lưu: các bào tử có trong khí quyển có thể tồn tại đến độ cao này. Sinh vật không thể xâm nhập vào tầng ô-dôn, vì ô-dôn hấp thụ tia từ ngoại, ngăn chặn không cho tia tử ngoại đi tới bề mặt đất. Tầng ô-dôn như một tấm áo giáp che chở cho sinh vật trên Trái Đất không bị hủy diệt.

Giới hạn bên dưới ở đại dương tới tận đáy sâu các hố đại dương (độ sâu 11km), ở đất liền tới lớp vỏ phong hóa. Tuy nhiên, sinh vật phân bố không đồng đều trong toàn bộ bề dày cùa sinh quyển mà tập trung với mật độ cao nhất vào một lớp, nơi có thực vật mọc phổ biến mà E.M. Lavrenko (1949) gọi là “quyển địa thực vật”, dày khoảng vài chục mét trên, dưới bề mặt đất.

Như vậy, phạm vi của sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển hay còn gọi là tầng đối lưu, toàn bộ thủy quyển và phần trên cùa thạch quyển (lớp phủ thổ nhường và lớp vỏ phong hóa). Trong trường hợp đặc biệt có thể tìm thấy sự sống ở ngoài lớp vỏ phong hóa. Ví dụ: đã tìm thấy vi sinh vật trong nước dầu mỏ ở độ sâu đến 4.500m.

2. Những đặc tính của sinh quyển

Trong lớp vỏ địa lí sinh quyển cỏ một số đặc tính sau:

- Khối lượng sinh chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất cùa các quyển khác trong lóp vỏ địa lí. Theo tính toán cùa các nhà khoa học, khối lưọng sinh quyển là 1.1020g, trong khi khối lượng cùa thủy quyển là 5.1021g, cùa thủy quyển là l,5.1024g, của thạch quyển là 3.1025g. Trên đất nổi, khối lượng thực vật (chủ yếu là cây thân gỗ) chiếm ưu thế tuyệt đối, đặc biệt rừng là nơi tích lũy một khối lượng khổng lồ, còn động vật chi chiếm khối lượng rất nhỏ. Ngược lại, ở đại dương, khối lượng động vật lại lớn hon gấp bội lần so với khối lượng thực vật.

- Đặc tính tích lũy năng lượng. Nhờ khả năng quang hợp mà cây xanh có thể tạo nên vật chất hữu cơ từ vật chất vô cơ. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ một lượng lớn năng lượng bức xạ Mặt Trời. Chính năng lượng này về sau được chuyển hóa cho các cơ thể khác trong quá trình dinh dưỡng hoặc được giải phóng trong quá trình cháy hoặc khoáng hóa vật chất hữu cơ.

- Các cơ thể sổng cùa sinh quyển đã tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất, tức là chu trình sinh địa hóa giữa lớp vỏ phong hóa - đất - sinh vật. Đó là các vòng tuần hoàn ni-tơ, cac-bon, phốt-pho... rất quan trọng với sự sống.

3. Ảnh hưởng của gió đối vói sinh vật và sự thích nghi của chúng

+ Đổi với thực vật, gió đóng vai trò quan trọng trong việc truyền phấn, phát tán quả, hạt. Nhiều loài thực vật thụ phấn nhờ gió như: họ lúa, cói, họ cau dừa... Thực vật thụ phấn nhờ gió thường có hàng loạt đặc điểm thích nghi: hoa mọc thành cụm ở phần đỉnh hoặc ngọn cành dễ dàng cho giỏ tung hạt phấn và tiếp nhận phân từ hoa khác, hạt phân nhỏ, nhẹ, tròn dễ phát tán, vòi nhụy có nhiều lông dài để thu nhận hạt phấn tới...

Gió còn có tác dụng phát tán quà, hạt, mở rộng sự phân bố thực vật. Ví dụ: nhiều loài thuộc họ cúc, họ trúc đào, họ thiên lí... Phần lớn quả và hạt của chúng thường có túm lông (hạt phong lan, hạt liễu...), hoặc có cánh để dễ phát tán (họ quả hai cánh, họ cù nâu...). Ngoài ra, gió còn có tác dụng phát tán bào tử cùa quyết thực vật và rêu.

+ Đối với động vật, gió tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở việc phát tán, di chuyển của các cá thể. Gió giữ vai trò lớn với việc di chuyển và phát tán côn trùng; chim báo bão lợi dụng gió trong việc di chuyển. Gió còn ảnh hưởng đến cấu tạo, hình thái cùa động vật. ở ngoài đại dương, trải qua quá trình thích nghi lâu đời, nhiều loài sâu bọ cỏ cánh bị tiêu biến hẳn để tránh bị gió mang ra biển. Ở những vùng đồng cỏ, gió mạnh, có những loài chim không bay, nhiều loài chim có lông cánh ngắn, lông dày và ép sát vào thân. Còn những loài chim sống ở vùng ít gió lại có lông dài và thưa.

 
0