01/03/2018, 16:08

Làm việc tại công ti khởi nghiệp

Vikash là sinh viên năm thứ ba đồng ý chia sẻ kinh nghiệm của anh ấy trong lớp “Khởi nghiệp” của tôi. Sau đây là điều anh ấy chia sẻ: “Nhiều người khuyên tôi tìm việc thực tập mùa hè ở công ti công nghệ lớn, nhưng tôi thích phiêu lưu, cho nên mùa hè vừa rồi tôi xin làm việc cho ...

Vikash là sinh viên năm thứ ba đồng ý chia sẻ kinh nghiệm của anh ấy trong lớp “Khởi nghiệp” của tôi. Sau đây là điều anh ấy chia sẻ:

“Nhiều người khuyên tôi tìm việc thực tập mùa hè ở công ti công nghệ lớn, nhưng tôi thích phiêu lưu, cho nên mùa hè vừa rồi tôi xin làm việc cho công ti khởi nghiệp. Trong tuần đầu, tôi lập tức biết rằng công ti khởi nghiệp là chỗ làm việc đặc biệt. Cho dù là người thực tập, tôi đã quan sát bản chất cạnh tranh của ba người sáng lập tìm kiếm điều xuất sắc trong điều họ làm và duy trì cảnh quan của cạnh tranh toàn cầu, không chỉ cục bộ. Điều này dẫn tới viễn kiến của họ bao giờ cũng chuyển động nhanh, thuê người giỏi nhất, và sa thải người không có năng lực khi công ti khởi nghiệp của họ liên tục tăng trưởng lớn hơn và nhanh hơn.”

“Là người phát triển phần mềm, tôi là một phần của tổ xây dựng sản phẩm và đã học nhanh chóng điều tôi cần làm để thành công. Là sinh viên năm thứ ba chưa bao giờ đi làm trước đây, kinh nghiệm này mở mắt tôi vì có nhiều thứ tôi cần học. Tất nhiên, tôi không phải là người duy nhất vì có năm người thực tập như tôi và chúng tôi tất cả đều làm việc chăm chỉ để theo kịp đòi hỏ năng nổ của công ti khởi nghiệp. Nhưng điều tốt nhất là tôi biết cách áp dụng điều tôi đã học ở trường và “tình huống thực” này và nó làm cho tôi nghĩ nghiêm chỉnh về điều tôi cần học trước khi tốt nghiệp.”

“Trong công ti khởi nghiệp, bạn chịu trách nhiệm cho công việc của bạn vì mọi người đều bận rộn. Bạn phải học nhanh chóng, nếu không bạn sẽ bị bỏ lại sau. Với tôi, tôi nhận ra rằng điều tôi đã học trong trường chỉ là một phần nhỏ của điều tôi phải biết trong “thế giới thực.” Chẳng hạn, tôi biết rành Java nhưng công việc của tôi yêu cầu Python, cho nên tôi phải học Python nhanh chóng. Vì tôi đã học lớp “Kiến trúc phần mềm” và biết rõ hệ thống máy tính, họ đưa tôi vào nhóm hệ thống nơi tôi làm việc cùng nhiều người có kinh nghiệm và tôi học được nhiều từ họ chỉ trong vài tuần. Công ti khởi nghiệp bao gồm người làm việc bẩy mươi nhăm phần trăm thời gian và năm người thực tập. Vì người thực tập tới từ các trường khác nhau với các kĩ năng khác nhau, tôi bắt đầu đánh giá cao điều tôi đã học tại CMU. Chẳng hạn, hai người thực tập có tri thức giới hạn về hệ thống máy tính và họ bị thiệt nhiều nhứ để bắt kịp với công việc. Một người thực tập là sinh viên tốt nghiệp đang làm bằng thạc sĩ, anh ấy được cho thuật toán nào đó để viết cho nên anh ấy làm việc một mình hầu hết thời gian. Tôi và người thực tập khác đã làm việc cùng nhau trong nhóm hệ thống và chúng tôi quen thuộc nhau. Chỉ thế tôi mới hiểu tại sao tại CMU, mọi sinh viên đều phải học môn “Nhập môn hệ thống máy tính” trong năm thứ nhất. Phần lớn học sinh thường hội tụ vào lập trình trong vài năm đầu và để trễ hệ thống máy tính mãi tới muộn về sau, đó là sai lầm lớn. Không biết cách máy tính làm việc, họ có thể không phát triển hiểu biết sâu về cách hệ thống làm việc và cách ngôn ngữ lập trình tương tác với máy tính.”

“Trong công ti khởi nghiệp, làm việc tổ là mọi thứ. Nếu thành viên tổ không hoà hợp, công ti khởi nghiệp sẽ không bao giờ kéo dài được. Đó là lí do tại sao phần lớn các công ti khởi nghiệp thất bại. Người sáng lập bảo chúng tôi: “Có ba vai trò chính: “Người phát triển viết mã và xây dựng sản phẩm, họ phải có tính kĩ thuật cao cho mọi thứ. Người bán hàng hội tụ vào bán sản phẩm và xây dựng quan hệ với khách hàng. Và người sáng lập đem tới ý tưởng và là người thiết kế chính cho sản phẩm. Người sáng lập là linh hồn của công ti khởi nghiệp, người phát triển là thân thể của công ti khởi nghiệp, và người bán hàng là tinh thần của công ti khởi nghiệp, người bảo đảm chắc mọi thứ vận hành tương ứng với nhu cầu thị trường. Nhiều công ti khởi nghiệp thất bại vì họ không hiểu những vai trò này. Nếu tất cả họ đều là người phát triển, họ sẽ không hiểu thị trường và khách hàng và hội tụ quá nhiều vào những thứ kĩ thuật. Không có tri thức doanh nghiệp, họ không thể đi vào trong thị trường một cách thành công và thường thất bại. Nếu họ phần lớn là người doanh nghiệp thì ai sẽ xây dựng sản phẩm? Người doanh nghiệp nghĩ quá nhiều về làm ra tiền và bao giờ cũng sợ mất tiền. Nếu tiền là mục đích duy nhất, họ sẽ không có khả năng duy trì kinh doanh lâu được vì có thể mất thời gian lâu hơn cho công ti khởi nghiệp làm ra tiền mà họ nghĩ là họ có thể làm. Đó là lí do tại sao vai trò của người sáng lập là quan trọng, như người nhìn xa trông rộng người có thể cân bằng những cực đoan này và hướng dẫn công ti khởi nghiệp vượt qua khó khăn và thách thức. Người sáng lập phải mô tả viễn kiến của họ về nơi công ti khởi nghiệp phải đi và cung cấp các nguyên lí hướng dẫn cho công ti của mình, đặc biệt trong môi trường có sức ép cao.”

“ là vất vả, mọi thứ đều linh động và lí tưởng theo bản chất. Bạn hoặc thích nó hoặc ghét nó vì chính bạn tạo ra khác biệt. Với các công ti khởi nghiệp, nhiều thứ có thể đi sai cho nên bạn thường xuyên sống trong trạng thái không chắc chắn và bạn phải sẵn sàng cho thay đổi. làm cho tôi nhận ra rằng dễ nói về công ti khởi nghiệp nhưng rất khó làm cho nó thành công. Với hàng nghìn công ti khởi nghiệp, có thể một công ti sẽ sống sót và trong hàng trăm công ti sống sót, có thể một công ti sẽ làm cho nó thành lớn. Biết rằng tôi nghĩ về điều tôi muốn tạo ra cho bản thân tôi, tôi nghĩ về vai trò của tôi có thể là gì trong công ti khởi nghiệp tương lai của tôi, và đó là lí do tại sao tôi học lớp này và hi vọng rằng một ngày nào đó tôi có thể bắt đầu công ti riêng của tôi.”

Englíisehersion

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0