31/05/2017, 12:56

Làm sao nhìn phân trẻ con biết bệnh gì?

Trẻ con có bệnh khiến cha mẹ lo lắng nhất bởi vì em bé không thể biểu đạt được xem bộ phận nào của mình bị khó chịu, nhưng các bậc cha mẹ kỹ tính và thông minh phát hiện ra rằng, trẻ con có bệnh thường biểu hiện ra qua sự biến đổi của phân, tình trạng và số lần đi đại tiện của bé thường có thể là ...

Trẻ con có bệnh khiến cha mẹ lo lắng nhất bởi vì em bé không thể biểu đạt được xem bộ phận nào của mình bị khó chịu, nhưng các bậc cha mẹ kỹ tính và thông minh phát hiện ra rằng, trẻ con có bệnh thường biểu hiện ra qua sự biến đổi của phân, tình trạng và số lần đi đại tiện của bé thường có thể là đầu mối để phát hiện loại bệnh nào đó.

Muốn tìm hiểu sự thay đổi ở phân của trẻ, trước hết phải biết rõ xem phân bình thường là như thế nào?

Phân của bé thải ra trong vòng ba, bốn ngày sau khi sinh gọi là phân thai, có dạng dính quánh màu lục đen. Về sau theo những thức ăn chính thức khác nhau của bé, tính chất của phân cũng khác nhau. Em bé sau khi sinh chỉ được nuôi bằng sữa mẹ thì phân thường chuyển sang dạng cao mềm có màu vàng tươi, hơi có mùi chua. Hàng ngày đại tiện 2-4 lần.

Phân của trẻ nuôi nhân tạo (bằng sữa bò, sữa dê là chính) nói chung có màu vàng hoặc màu nâu đất, hơi cứng hơn so với phân của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, hơi có mùi thối, hàng ngày đi từ 1 - 2 lần.

Phân của trẻ nuôi hỗn hợp (sữa mẹ không đủ, phải dùng thêm các loại sữa hoặc các thực phẩm thay sữa) nhiều hơn phân của trẻ nuôi nhân tạo, nói chung có màu vàng hoặc nâu nhạt, mềm, mùi khá thối, đi hàng ngày từ 1 - 2 lần.

Trẻ tự ăn thì phân tương tự như phân người lớn, nói chung có màu vàng, phân đã thành hình nhưng mùi hôi thối không rõ lắm, hàng ngày đi từ 1 - 2 lần[1].

Sau khi tìm hiểu tính chất phân bình thường của trẻ, bạn có thể phát hiện ra sự khác thường trong sự biến đổi ở phân của trẻ để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng bệnh tật.

Dưới đây xin giới thiệu mấy loại phân dị thường ở trẻ em thường gặp:

1.   Phân đói

Lượng ít, màu lục thẫm, có niêm dịch, thây ở trẻ bú sữa mẹ không đủ. Khi cho bú hoặc sau khi bú xong thường thấy trẻ khóc. Có bậc cha mẹ thấy niêm dịch thì hiểu nhầm là ỉa chảy liền giảm bớt lượng sữa, kết quả bệnh ỉa chảy còn nặng hơn. Thật ra, chỉ cần tăng lượng sữa thích hợp là bệnh ỉá chảy sẽ lập tức chuyển biến tốt.

2.   Phân dạng hạt

Chia phần làm thành hai loại sau:

-     Phân dạng hạt màu vàng cọ, thường do uống nước quá ít hoặc vào lúc trời nóng mặc áo dày quá, trẻ ra mồ hôi mất nước quá nhiều gây ra. Cũng có bé là do hàm lượng chất xơ trong thức ăn quá ít gây ra.

-     Phân là những cục nhỏ như sữa đông kết lại. Có màu trắng xám hoặc trắng bóng, đó là dấu hiệu cho thấy tiêu hóa không tốt, cần phải cho bú đúng giờ, đúng lượng.

3.   Phân dạng hồ

Có hai tình trạng sau

-     Phân dạng hồ loãng màu vàng nhạt, không có niêm dịch. Mỗi ngày đi 3 - 4 lần. Thường do khi ngủ vùng bụng bị lạnh gây ra. Lúc này nên áp dụng phương pháp giữ ấm và giảm bớt lượng thức ăn hoặc tạm thời ăn ít, hoặc không ăn rau quả và thức ăn có chứa dầu mỡ, uống ít trà đặc là có thể hồi phục.

-     Phân dạng hồ, màu hơi nhạt, nếu cho phân vào nước phân sẽ nổi lên trên mặt nước như dầu, điều này cho thấy em bé ăn nhiều đồ mỡngấy quá, sự tiêu hóa mỡkhông được tốt. Lúc này nên điều chỉnh thức ăn, ăn thanh đạm hơn một chút hoặc uống ít trà gạo rang (gạo rang vàng rồi đun thành cháo), giúp cho tiêu hóa hấp thụ mỡ.

4.   Phân lỏng

Có màu cỏ lục thẫm, phân lỏng có khá nhiều dạng sợi, do ăn quá nhiều đạm gây ra. Phân lượng nhiều, không thành hình, màu vàng nhạt hoặc vàng thẫm, chứa thức ăn chưa hoàn toàn tiêu hóa hết, có mùi hôi khắm là do ăn quá nhiều đạm gây ra, nên ăn ít đi.

5.   Phân có bt

Lượng phân nhiều, bọt nhiều, phân thô ráp và chứa nhiều cặn bã thức ăn hoặc thức ăn chưa hoàn toàn tiêu hóa hết, đa số là do ăn quá nhiều hoặc hàm lượng đường trong thức ăn quá cao gây ra. Lúc này nên ăn ít đường, khống chế hấp thụ gạo, mì (cơ thểăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo gạo, cháo bột ngó sen...) uống nhiều nước để giảm nhẹ gánh nặng cho đường ruột. Sau khi điều chỉnh ăn uông, nói chung một, hai ngày sau sẽ khỏi. Nếu trong nhà có men tiêu hóa, có thể cho trẻ uống mỗi ngày một gói để hỗ trợ tiêu hóa.

6.   Phân rốiloạn

Một phần là phân thành hình, một phần là phân ỉa chảy, loại phân này thường thấy ở trẻ dinh dưỡng thất thường hoặc bị các bệnh cảm mạo và sởi gây ra.

7.   Phân dạng nước

Có thể chia thành mấy loại sau:

-     Phân dạng hoa trứng. Loại phân này do tiêu hóa không tốt gây ra, mỗi ngày có thế đi từ 5 - 10 lần, đều có dạng nước màu vàng lục kèm những cục nhỏ màu trắng (là mỡ chưa tiêu hóa,..) và phân dạng niêm dịch. Lúc này nên khống chế lượng thức ăn, cho uống nước sôi có chứa lượng đường muối thích hợp hoặc một ít nước trà (không được đặc quá), Nếu 2-3 ngày sau phân vẫn không trở lại bình thường thì nên nhờ bác sĩ chẩn trị.

-     Phân dạng nước kiểu sợi thô màu lục. Thường bị sau khi nhiễm lạnh hoặc ăn thức ăn khó tiêu hóa, Mỗi ngày đitrên 10 lần, cho thấy bị tiêu hóa không tốt do ngộ độc, cần phải điều trị sớm.

-     Phân dang nước vo gạo, Trẻ con bị bệnh thố tả, nửa thổ tả, số lần đại tiện và lượng phân đều nhiều,màu phân như màu nước vo gạo và bị nôn ọe liên tục, bệnh tình vô cùng nguy hiểm.

8.   Phân khô cứng

Phân khô và rắn, lượng ít, bề mặt thỉnh thoảng có ít niêm dịch hoặc sợi máu, có thể mấy ngày mới đi một lần, khi đi đại tiện trẻ thường khóc ầm ỉ hoặc có những tiếng rặn ngắt quãng. Đó là trẻ em mắc chứng táo bón[2]. Táo bón ít nhiều có liên quan đến lượng thức ăn, lượng nước hấp thụ, lượng thức ăn có chất xơ, cũng có liên quan đến lượng prôtêin, lượng canxi hấp thụ quá nhiều. Gặp phải tình trạng này có thể cho trẻ uống nước kim ngân hoa vào giữa hai lần cho bú hoặc giảm bớt hàm lượng prôtêin, canxi trong thức ăn, tăng thức ăn chứa chất xơ như các loại ngũ cốc, các loại rau, hoa quả đồng thời cho uống nước hoa quả, nước sôi pha đường, hoặc nước mứt hoa quả pha loãng vào khoảng thời gian giữa hai lần cho ăn sẽ có thể khiến phân trở lại bình thường. Đối với chứng táo bón tương đối nghiêm trọng có thể cho uống thêm 60 — 70ml nước mật ong hoặc đun sôi 5 — 10ml dầu thực vật lên để nguội rồi cho uống.

9.   Phân dạng xà phòng

Màu lòng đỏ trứng hoặc màu gần như màu trắng, có khi gần giống hòn đá, điều này cho biết thức ăn bị thối rữa trong ruột. Trong tình trạng cho ăn chất đạm nhiều hơn thức ăn dạng gạo, mì, tinh bột sẽ thải ra phân dạng xà phòng, lúc này có thể tăng thực phẩm dạng đường lên như mật ong, đường kính...

10. Phân mỡ

Phân có màu trắng xám, dạng hồ hoặc dạng niêm dịch, nhìn bên ngoài như bơ, có độ bóng của mờ, có thể chuyển động trong bô, mùi thối, đó là do chức năng của tuyến tụy gặp chướng ngại, Lipasepepsin ra không đủ, mỡtrong thức ăn không được tiêu hóa hấp thụ gây ra.

11. Phân dạng đất gm trắng

Phân mất màu vàng cọ bình thường, có màu trắng xám (nước tiểu lại rất vàng) như đất gốm trắng, cho thấy đường mật của em bé bị tắc, nước mật không đi vào đường ruột được.

12. Phân dạng bã đậu phụ

Có hai tình trạng

-     Trẻ bị nhiễm khuẩn hình chuỗi màu trắng ở đường ruột thường thải ra phân lỏng màu vàng lục có niêm dịch, có khi có dạng “bã đậu”. Đó là bệnh viêm ruột do nhiều khuẩn, thường thấy ở trẻ cơ thể yếu đuối, dinh dưỡng không tốt hoặc trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài, trẻ mắc bệnh này đồng thời còn bí viêm mồm áptơ.

-  Phân của trẻ sơ sinh bị viêm gan. Phân có màu vàng nhạt, dạng bã đậu phụ màu trắng xám, da và lòng trắng mắt bị vàng, nước tiểu vàng thầm.

13. Phân niêm dịch

Phân như dạng nước mũi đặc, có bé phân không màu trong suốt, có bé phân có màu ô uế, đó là bệnh viêm niêm, mạc đường ruột, phải kịp thời chữa trị.

14. Phân dạng máu

Có thể chia thành mấy loại sau:

-     Phân có máu và mủ. Chủ yếu thấy ở trẻ bị bệnh lị, phân có dạng máu, có thể lẫn niêm dịch, khi đi đại tiện trẻ khóc ngằn ngặt, có hiện tượng mót mà không đi được, sau khi đi thường không chịu rời bô, có thể kèm. theo các triệu chứng đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn ọe. Bị nhẹ mỗi ngày đi vài lần, bị nặng có thể mấy chục lần. Phát hiện tình trạng này nên kịp thời đưa đến bệnh viện chẩn trị.

-     Phân có máu tươi: bề mặt phần có máu tươi hoặc sau khi đại tiện máu nhỏ ra, có thể là bị u thịt ở trực tràng hoặc rách hậu môn.

-     Phân dạng mứt sền sệt: phân dạng đặc dính màu đỏ do máu và niêm dịch trộn lẫn như kiểu mứt hoa quả sền sệt màu đỏ, có khi lại là nước máu màu đỏ thẫm và kèm theo triệu chứng khóc hơn từng chập, nôn ọe liên tục, sắc mặt nhợt nhạt. Thường thấy ở trẻ bị bệnh lồng ruột (trẻ dưới hai tuổi trở xuống là mường thấy nhất). Ngoài ra, phân dạng mứt hoa quả cũng có thể thấy ở bệnh lị amíp.

-     Phân dạng canh đậu đỏ: có thể thấy ở phân của trẻ bị viêm ruột dạng xuất huyết. Mới đầu thường là dạng nước hoặc phân lỏng, mấy ngày sau xuất, hiện phân nước máu dạng canh đậu màu đỏ thầm, có mùi tanh thôi, kèm theo đau bụng kịch liệt và triệu chứng ngộ độc rõ rệt (tinh thần ủ rũ, yếu đuối, sắc mặt nhợt nhạt, tứ chi tê lạnh).

-     Phân dạng nhựa đường: còn gọi là phân đen, cho thấy dạ dày và tiểu tràng chảy máu rất nhiều, nên tìm ra bộ phận bị chảy máu và nguyên nhân gây bệnh.

Phát hiện phân có máu ở trẻ em, ngoài việc nghĩ đến bệnh về đường ruột và dạ dày ra còn phải nghĩ đến các khả năng sau:

-     Phân đen dạng nhựa đường ở người lớn thường cho thấy đường tiêu hóa trên chảy máu. Còn ở trẻ em có phân đen thì trước hết phải kiểm tra đầu vú của mẹ có bị nứt nẻ không. Lâm sàng phát hiện rằng trẻ đi ra phân đen có rất nhiều bé do đầu vú mẹ nứt nẻ chảy máu gây ra.

-     Phải kiểm tra xem khoang miệng có “cục cứng” có vết thương bị chảy máu không, Bởi vì máu này bị cục cứng mút nuốt vào bụng sẽ thải ra thành phân đen.

-     Sau khi ăn gan lợn, máu động vật, có thể xuất hiện phân đen.

-     Uống thuốc sắt bổ máu, phân cũng có thể biến sang màu đen, uống lợi phúc bình, phân có thể biến thành màu đỏ.

Những tình trạng nói trên đều không phải do đường ruột và dạ dày chảy máu, nên phân biệt chính xác.

Tóm lại, phân của em bé khác thường vừa có thể do nuôi dưỡng không thích hợp gây ra vừa có thể do bệnh tật gây ra. Phân khác thường do nuôi dưỡng không phù hợp gây ra, dùng phương pháp điều chĩnh ăn uống khiến phân trở lại bình thường rất được coi trọng trong dân gian. Đối với phân dị thường do bệnh tật gây ra nên kịp thời đưa bé đến bệnh viện khám chữa, tránh kéo dài bệnh tình.


[1]Số lần trẻ đi đại tiện nói chung là mỗi ngày 1 - 2 lần nhưng cũng có bé đi 3-4 lần, nói chung chỉ cần quan sát thấy phân bình thường, trẻ ăn uống tốt, tinh thần vui vẻ và thể trọng tăng trưởng bình thường thì cho dù số lần đi có hơn nhiều một chút cũng không cần phải chữa trị.

[2]Trẻ em không cần phải đi đại tiện hàng ngày, chỉ cần phân khô cứng thì 2 - 3 ngày đi một lần cũng vẫn là bình thường.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0