31/05/2017, 12:55

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

Dạng đề nghị luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết. I. NHỮNG VẤN Đ Ề ...

Dạng đề nghị luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

1.   Khái niệm văn nghị luận

“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức), vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận.Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh...” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).

2.   Đề tài của văn nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả nhũng vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa...Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.

3.   Các dạng câu hỏi, đề bài văn nghị luận xã hội

-     “Như một thứ a xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay (đề thi ĐH khối c, năm 2010)

-     “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ vê sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người (đềthi ĐH, khối D, năm 2010)

-     Hãy viết một bài văn ngăn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ vềý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa (đề thi ĐH, khối D, năm 2009)

-     Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

-     Anh/chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”.

-     Trong một lần trả lời con gái thế nào là hạnh phúc, Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào?

-     “Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Gớt). Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào”?

-     Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

-     Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông (hoặc bảo vệ môi trường, bệnh vô cảm, các tệ nạn xã hội...).

-     “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/ chị..

Đây là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học. Để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau:

-     Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.

-     Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài nghị luận xã hội không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được ngưòi đọc bằng những lí lẽ xác đáng.

-     Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đềthi này, chúng tôi xin dẫn dưới đây một số câu hỏi tiêu biểu (mặc dù với dạng đề thi này, ở trường, học sinh đó được dành thời gian và luyện tập nhiều).

Những câu hỏi nghị luận xã hội như đã nêu ở trên, khá rộng mở. Chúng ta không thể có cách học nào tốt hơn là rèn luyện thật nhiều kĩ năng đọc hiểu văn bản, phải nắm vững và làm chủ được nhiều loại kiến thức, và phải biết phát huy tính chủ động trong suy nghĩ của mình.

Nắm được dạng đề

Trong hạn chế chương trình với dạng đề này, các em phải nắm được hai dạng chính đã được hạn chế:

+ Một là loại bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (chẳng hạn câu ca từ của Trịnh Công Sơn, câu trả lời của Mác với con gái, câu nói của Gớt về vai trò quan trọng của thực tiễn so với lí thuyết...)

+ Hai là loại bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (về căn bệnh vô cảm, bệnh thành tích, về thói quen sinh hoạt hàng ngày, về thái độ thi cử thiếu trung thực...).

4.   Cấu trúc của bài nghị luận xã hội

Một bài nghị luận xã hội dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là vẫn phải có: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

-     Phần mở bài cần phải nêu được vấn đề trọng tâm mà đề ra yêu cầu.

-     Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đó được nêu ra ở phần một.

-     Phần kết bài, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân những về vấn đề đó là đúng hay sai? Bài học nào được rút ra cho cá nhân người viết?

Tóm lại, với một bài nghị luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần lượt triển khai theo các bước sau đây:

í 1: Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi.

í 2: Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi.

í 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người.

II.  CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1.   Cn xác định được dạng bài nghị luận phù hp

Dạng đềnghị luận xã hội được chia làm 2 nhóm đềchính là nghị luận vềmột tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đềbài thuộc loại nào để có định hướng chung cho bài viết.

a)   Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đề cập tới những vấn đề liên quan tới đạo đức làm người, quan niệm về một lối sống, một ý kiến bàn về quan điêm sông của các nhà tư tưởng lỗi lạc (Tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, sống đẹp, nhân nghĩa trong đạo làm người...).Việc xác định đề là điều kiện quan trọng để giúp bạn hình dung được toàn bộ hướng đi của bài viết, tránh được lỗi sai làm lạc đề thường mắc phải của nhiều bạn học sinh khi làm. Dấu hiệu để nhận dạng chính xác nhất của loạiđề này đó là nó thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ, một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học... Các bạn cần nhanh ý nhận ra những điểm khác biệt này để có thê xác định đúng dạng bài cần làm. Cụ thể là:

-     Trước hết hãy cắt nghĩa các từ khóa, từ then chốt theo ý hiệu của bạn. Giải thích ý nghĩa của câu nói đó.

-     Khẳng định câu nói đó là đúng, sai hay chưa hoàn toàn đúng. Phân tích câu nói, thường dùng lời lẽ và lật lại vấn đề.

-     Lấy ví dụ, phân tích ví dụ đểchứng minh ý nghĩa của câu nói (ví dụ vềmột ai đó nổi tiếng, có những đóng góp lớn).

-     Liên hệ với bản thân bạn.

-     Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán những người đi ngược lại với chân lí của tư tưởng đạo đức đó.

b)  Đối với dạng đề nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cũng không cần quá lo lắng, dạng đềnày khá phổbiến và nó cũng được đềcập tới nhiều trong cuộc sống hằng ngày như: gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, thanh niên và quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng.. .Có thể nói đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ giáo dục đó hướng đến để học sinh tiếp cận trong những mùa thi. Để làm được dạng bài này đạt kết quả cao, nó đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về thực tế xã hội, như vậy, bài văn viết ra sẽ chân thật, có sức lôi cuốn thực tế. Cụ thể là:

-     Nêu lên hiện tượng trong cuộc sống. Hiện tượng này có phổ biến hay không.

-     Phân tích hiện tượng trong đời sống thực tế. Chỉ ra nguyên nhân và hậu quả.

-     Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

-     Liên hệ với bản thân bạn.

-     Rút ra bài học cho bản thân và mọi người. Phê phán và đưa ra lời khuyên.

2.  Bài viết phải đảm bảo đúng bố cục

Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài(Giải quyết vấn đề) và Kết bài(Kết thúc vấn đề).

Việc duy trì bốcục này sẽ giúp các em đảm bảo được vềmặt hình thức cho bài viết của mình. Trong trường hợp khi hết giờ làm bài mà vẫn chưa giải quyết xong phần thân bài thì cũng nên nhanh chóng chuyển sang làm phần kết bài đểtránh tình trạng thiếu về bố cục bài viết của mình.

Phần Mở bài: cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề bài) để người đọc có thể biết được bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính nào, tránh tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đềhay làm lạc đề. Cần có phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gượng ép gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Theo đánh giá chung, mở bài sáng tạo, tự nhiên thường được đánh giá cao và gây ấn tượng đầu tiên đối với người chấm bài.

Phần Thân bài:được xem như phần làm chính, phần xương sống của cả bài viết bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra. Phần này thường trả lời cho các câu hỏi: vấn đề đó nghĩa là gì? vấn đề là đúng hav sai, tại sao? Trong thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến như thế nào? cần làm gì để phát huy những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó ừong xã hội hiện nay? Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần hiện thực hóa nó vào trong thực tế? Đây là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của bài dạng Nghị luận xã hội.

Đối với dạng văn Nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cần có những ví dụ thực tế, liên hệ thực tiễn và có số liệu chứng minh (nếu cần) để bài viết thêm sinh động hơn.

Phần Kết bài: tuy ngắn nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại vấn đề mà cả bài viết bài đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến nhằm làm người đọc có những liên tường rõ hơn về cả bài viết của bạn.

3.   Cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân và mở rộng vấn đề

Tuy điều này không được nhiều em chú ý tới nhưng nó lại là tiêu chí quan trọng để thầy cô xem xét về hiểu biết của bạn đối với thực tế cuộc sống. Nhung phần này cũng không nên quá dài dòng vì nó cũng có thể khiến bạn làm sai đề, lạc hướng mà cần viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Đểlàm tốt phần này, cách tốt nhất là các em nên tham khảo nhiều sách, báo, tạp chí hay các phương tiện truyền thông trong thực tế cuộc sống để dễ lấy ví dụ nhất (Chẳng hạn về vấn đề tai nạn giao thông hay chuyện sống thử của giới trẻ hiện nay...). Các em có thể trích dẫn thơ hoặc các ý kiến đánh giá có cơ sở để làm bài viết của mình sinh động hơn.

Điều quan trọng là các em nên làm nhiều đề để luyện khả năng viết mạch lạc, chính xác và nâng cao việc nhận dạng đề và lập dàn ý cho mình. Sau khi viết cần kiểm tra lại cả bài làm để tránh những sai sót không đáng có gây mất điểm.

4.   Cần có một phương pháp học tập tích cực

-     Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn. Đồng thời việc cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự. Chuyên mục kĩ năng sống mồi ngày, hãy luôn đểtrong tầm kiểm soát.

-     Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.

      -     Học đi đôi với hành. Hãy tự mình đặt bútviết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều này sẽ giúp các em nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0