31/05/2017, 12:55

Làm sao nghe tiếng khóc trẻ sơ sinh biết bệnh gì?

Y học cổ truyền cho rằng “trẻ khóc là trẻ ca”. Khóc đối với em bé chưa biết nói là một ngôn ngữ “đặc thù”, những tiếng khóc khác nhau biểu thị yêu cầu ý hướng khác nhau của trẻ, là sự bộc lộ tình cảm tự nhiên của trẻ. Xét từ góc độ y học hiện đại, tiếng khóc của trẻ có thể chia thành hai loại khóc ...

Y học cổ truyền cho rằng “trẻ khóc là trẻ ca”. Khóc đối với em bé chưa biết nói là một ngôn ngữ “đặc thù”, những tiếng khóc khác nhau biểu thị yêu cầu ý hướng khác nhau của trẻ, là sự bộc lộ tình cảm tự nhiên của trẻ. Xét từ góc độ y học hiện đại, tiếng khóc của trẻ có thể chia thành hai loại khóc do bệnh lý và khóc do sinh lý.

1.   Khỏe do sinh lý

Khóc do sinh lý là biểu hiện bình thường có tính bản năng của trẻ, đặc điểm của nó là: tiếng khóc to rõ, sắc mặt ửng đỏ, mắt có thần, mạch đập có lực, cảm giác thèm ăn bình thường, không kèm theo sốt, ho, nôn ọe, ỉa chảy, co giật. Các chuyên gia cho rằng, khóc do sinh lý là một kiểu vận động toàn thân có ích. Khi em bé khóc, dầu, tay chân, bụng đều vận động theo tiếng khóc, điều này khiến sức thở của trẻ tăng lên, tứ chị được vận động, từ đó nâng cao tố chất của cơ thể. aNếu trẻ em thi thoảng lại khóc và tiếng khóc vang vọng kéo dài, đó là trạng thái khỏe mạnh bình thường, các bậc cha mẹ không phải lo lắng.

Tất nhiên khóc là có nguyên nhân với trẻ em được 1-3 tháng tuổi, khóc là để biểu thị phản ứng khó chịu với môi trường bên ngoài hoặc bên trong như lạnh, nóng, đói, khát, ướt, khô, đau, ngủ không đủ, thay đổi thức ăn, quần áo quá chật, chăn đệm quá dầy, quá nặng. Lúc này cha mẹ chớcó hễ thấy con khóc là bế lên lắc qua, lắc lại, dỗ con ngủ[1], nên để tâm quan sát tiếng khóc và sự biểu cảm của bé, học cách phân biệt để áp dụng các biện pháp thích hợp để đáp ứng yêu cầu của trẻ. Ví dụ:

-     Trẻ khóc từng tiếng từng tiếng một hoặc vừa khóc vừa dừng, giữa những tiếng khóc có động tác mút mát muốn ăn là khóc do bị đói, cho thấy trẻ bị đói, mẹ bé nên mau chóng cho bú, chỉ cần được bú là bé sẽ vui vẻ chơi đùa hoặc ngủ ngon lành. Nếu sau khi bú xong trong một thời gian ngắn bé lại khóc thì nên nghĩ xem có phải sữa mẹ không đủ, hoặc sữa bột pha nhạt quá ăn chưa đủ no không.

-     Khi miệng khát tiếng khóc của bé không vang vọng như khi đói, nếu thường dùng bình sữa chouống, bé sẽ nằm im mút mát cái miệng nhỏ hoặc há miệng chờđợi, nếu không kịp thời cho uống bé sẽ lại khóc một lúc rồi dừng lại lặp lại động tác trên.

-     Ngủ không đủ, khi muốn ngủ tiếng khóc bé lúc đầu rất nhỏ. Nếu xung quanh có tiếng ồn hoặc những cái khác quấy nhiễu không cho bé ngủ được thì tiếng khóc trở nên to và liên tục không ngừng kiểu nhưvô cùng tủi thân. Trẻ em thường được ôm ấp vỗ về để ru ngủ thì khi mỏi mệt muốn ngủ chỉ cần bế bé lên là tiếng khóc cũng dừng hẳn hoặc nhỏ dần,

-     Âm điệu tiếng khóc bình thường nhưng không có quy luật, nên kiểm tra xem có phải tã lót ướt át khó chịu hoặc da ở vùng háng, nách, đùi bẩn thỉu ngứa ngáy. Ngoài ra còn nên chứ ý xem có phải da bị đốt chích, tã lót, quần áo, găng tất có thể bị chật quá, mỏng quá hoặc dày quá không, những cái này đều là lý do để bé khóc lóc tố cáo với mẹ.

-     Tiếng khóc lúc cao lúc thấp, có thể không có nước mắt, có khi cònphát ra tiếng ậm ọe, đồng thời còn hoa tay múa chân hoặc quay trái quay phải, tiếng khóc này là khóc làm nũng, biểu thị là muốn có người bế hoặc có người khác chơi cùng với bé.

-     Trẻ được nửa tuổi nếu thường hay khóc hơn và có động tác hai tay khua khoắng, hai chân giẫy đạp thì cha mẹ nên nhanh chóng kiểm tra xem có phải cục cưng của mình mọc răng không? Lúc này nên dùng đồ chơi đã được khử trùng đưa cho bé gặm, tiếng khóc sẽ nhanh chóng dừng hẳn.

-     Em bé đột nhiên “oa oa” khóc to gay gắt, toànthân chấn động có thể là vì em bé nghe tiếng động lạ, bị giật mình hoặc chân tay em bế bị vật gì đó kẹp (quấn) vào hoặc bị muỗi đốt, hoặc tai, mũi bé bị côn trùng hoặc vật lạ gì đó đâm vào, chỉ cần loại bỏ các nhân tố kích thích, tiếng khóc sẽ dừng hẳn.

Ngoài các nguyên nhân nói trên, trong tiếng khóc do sinh lý còn có tiếng khóc thường xuyên suốt đêm đến cả nhà không thể yên được, Đó là do bé kể lể bệnh tình hay do cố ý “nhõng nhẽo”. “Tiếng khóc đêm” này thường làm những cặp vợ chồng trẻ bấn loạn.

Trên thực tế đại đa số các em bé “khóc đêm” ban ngày đều ăn, uống, chơi rất bình thường, hiện tượng ban ngày yên tĩnh, ban đêm khóc hờn cũng thường là do ban đêm bị đói, khát, nhiệt độ trong phòng thay đổi quá lớn hoặc ban ngày sinh hoạt không có quy luật, người lớn trêu, đùa, âu yếm bé quá độ khiến đại não bé lưu lại một góc hưng phấn nhất định gây ra. Nhiều nhân tố nói trên khiến giấc ngủ ngày đêm của trẻ bị đảo ngược, bực bội khó chịu nên hay khóc hờn vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ mệt mỏi quá độ, giấc ngủ quá độ trước khi ngủ cũng thường khóc hờn, đặc biệt là trẻ đang ngủ say bị tiếng ồn làm giật mình tỉnh giấc thường sẽ khóc mãi không thôi.

Vì vậy, cha mẹ trước hết nên rèn luyện thói quen sinh hoạt có quy luật cho trẻ, ít nô đùa trêu chọc trẻ; tiếp đó khi trẻ ngủ nên giữ môi trường yên tĩnh, nóng lạnh vừa phải, ban đêm không được thắp đèn sáng chói, khi thắp đèn ánh sáng đèn không được sáng quá, Như thế lâu dài sẽ có thể dần dần thay đổiđược thói quen khóc đêm. Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền phương pháp trước khi đi ngủ hãy tắm cho trẻ bằng nước ấm[2] khiến bé hay khóc đêm vẫn ngủ thẳng một mạch đến sáng được, nếu có hứng thú, bạn có thể thử xem.

2.   Khóc do bệnh lý

Khóc do bệnh lý thường do một bộ phận nào đó trên cơ thể bé bị đau đớn hoặc khó chịu ở các mức độ khác nhau gây ra. Đặc điểm của nó là đột nhiên khóc dữ dội, tiếng khóc gấp gáp, âm điệu cao, có tiếng kêu gào gay gắt điếc tai (cho thấy tâm trạng kinh hoảng), tứ chi cong gập, hai tay nắm chặt thành nắm đấm, da trán cau lại, cho dù có cho bú hoặc bế lên nựng, bé vẫn cứ khóc. Thời gian những lần khóc tinh thần bé rất ủ dột, sắc mặt nhợt nhạt. Gặp phải tình trạng này phải đề cao cảnh giác, chú ý quan sát. Ví dụ:

-     Tiếng khóc cao và gay gắt, lúc nhanh lúc chậm, lúc khóc lúc dừng sắc mặt nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, nôn ọe, ỉa chảy, không cho ấn vào vùng bụng, hễ sờ đến là khóc, đó là bởi cơn đau bụng do viêm đường ruột cấp tính, tiêu hóa không tốt, ký sinh trùng trong ruột... gây ra. Đặc trưng của nó là: tiếng khóc nổi lên từng chập, có thể xuất hiện theo sự xuất hiện của cơn đau bụng. Nếu kèm theo nôn ọe, đi ra phân dạng mứt sền sệt thì phải nghĩ đến chứng lồng ruột, nên cảnh giác cao độ.

-     Tiếng khóc tắc nghẹn, thở khó khăn thường là họng có bệnh hoặc phổi có thực tà. Nếu là viêm amiđan cấp tính, trẻ sẽ khóc mãi không thôi vì vùng họng bị đau đồng thời kèm theo sốt, không chịu bú, ban đêm càng khóc dữ hơn.

-     Âm diệu tiếng khóc bình thường nhưng lại cáu gắt bất an, dỗ thế nào cũng không được, có thể là đau đầu, ngạt mũi, bị cảm cúm; vừa khóc vừa thở khò khè có thể là viêm phổi; tiếng khóc yếu ớt, kèm theo tiếng rên rỉ ngắt quãng thường thấy ởbé bị viêm phổi kéo theo suy kiệt tâm lực, nên đề cao cảnh giác.

-     Khóc hờn bất an, sốt, lắc đầu bứt tai, khi lấy tay ấn vào vành tai tiếng khóc càng dữ dội cho thấy có thể bé bị viêm tai giữa, thường bé bị sặc sữa, sữa chảy vào đường tai ngoài gây ra.

-     Tiếng khóc vừa phát ra đã có tiếng kêu gay gắt với âm điệu rất cao, kéo dài một lúc, ngừng một lúc rồi lặp lại đồng thời kèm theo nôn tóe ra, nên nghĩ đến khả năng bé bị bệnh ở não như viêm màng não, chảy máu trong đầu... Bé bị bệnh ngoài kêu khóc ra còn thường kèm theo triệu chứng thích ngủ, nôn bắn tóe ra, co giật. Lúc này nên kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu.

-     Kêu khóc không chịu ăn, hễ ngậm vào đầu vú là khóc đồng thời kèm theo niêm, mạc khoang miệng nhồi máu, có bé còn bị phù thũng, nước dãi nhiều, cho thấy trẻ bị viêm mồm áp tơ, thường thấy ở trẻ cơ thể yếu đuối hoặc dính dưỡng không tốt, khi tiêu hóa không tốt càng dễ mắc bệnh hơn. Lúc này bựa lưỡi của bé trắng như sữa nhưng lại không dễ chùi đi như sữa.

-     Ban đêm cứ khóc mãi không thôi, tính tình cáu gắt đồng thời có hiện tượng sợ buổi tối hoặc nhiều mồ hôi thì rất có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh còi xương. Bệnh còi xương còn gọi là “bệnh thoái hóa xương”, là một loại bệnh thường gặp ở trẻ em, thường do thiếu chất canxi và vitamin D gây ra. Trẻ bị bệnh ngoài các triệu chứng nói trên ra còn thường có biểu hiện khác hờn, tóc lơ thơ, thóp lớn, ngực gà (ngực dô ra như ngực gà), bụng cóc.

-     Khóc hờn trước khi ngủ có thể là bệnh giun kim đó là vì giun kim thường bò ra hậu môn kích thích hậu môn trước khi trẻ ngủ.

-     Tiếng khóc vừa mãnh liệt vừa nôn nóng lại không ngừng cọ xát vào vật tiếp xúc, nếu lúc này trong phòng ẩm ướt, nhiệt độ khá cao thì nên nghĩ đến xem có phải trẻ bị mẩn ngứa nên ngứa ngáy khó chịu không.

-     Khóc hờn mãi không thôi, rối loạn bất an, thường do tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đầy, gây đau bụng.

-     Tiếng khóc không có quy luật, cường độ thấp, dài đồng thời có hiện tượng ngắt quãng thời gian kéo dài, cho thấy trẻ mắc chứng dinh dưỡng không tốt.

-     Khóc khi bị xi đái, phải kiểm tra xem miệng niệu đạo có bị đỏ không, có bị chứng viêm không.

-     Khóc sau khi đại tiện phải nghĩ đến xem hậu môn có phải bị rách do đại tiện gây ra không.

-     Khóc mấy tiếng, dừng rồi lại khóc, có thể là một chỗ nào đó trên cơ thể bị đau đớn.

-     Tiếng khóe yếu ớt không có lực, kế đó không khóc, không nhúc nhích, không ăn uống, nhiệt độ cơ thể không tăng, thường là triệu chứng cho biết bệnh tình nghiêm trọng. Nên lập tức đưa đến bệnh viên cấp cứu dể tránh hậu họa.

Ngoài ra, cá biệt có bé hễ gặp phải việc không vừa ý là khóc hờn dữ dội, mấy giây sau sắc mặt tím bầm, nhãn cầu lật lên, nặng thì toàn thân cứng đờ hoặc co giật trong thời gian ngắn. Sau mỗi lần khóc to đều nín thở, nhẹ thì kéo dài nửa phút nặng thì không quá ba phút sẽ trở lại bình thường. Dân gian gọi hiện tượng này là: “khóc bốc quá khí”, y học gọi là “phát tác có tính nín thở”. Phát tác có tính nín thở thường thấy ở trẻ bị bệnh về chức năng thần kinh, tuổi phát bệnh là trong khoảng ba tháng tuổi đến hai tuổi, nói chung đến tầm hai, ba tuổi sẽ tự nhiên thôi, không cần phải chữa trị.

Tóm lại, căn cứ vào các phương pháp trên, bạn có thể biết được trẻ có bệnh hay không dựa vào tiếng khóc và sự biểu cảm của bé để áp dụng biện pháp tương ứng.


[1]Đối với sự khóc hờn do sinh lý của bé, chỉ cần thỏa mãn yêu cầu của bé hoặc loại bỏ kích thích khó chịu, tiếng khóc sẽ tự nhiên dừng hẳn. Các bậc cha mẹ không nên hễ thấy con khóc là bẽ lên đung đưa, như thế sẽ khiến đại não bé bị tổn thương gây ra hậu quả “chứng tổng hợp đung đưa em bé” nghiêm trọng.

[2]Tối tối vào tầm tám, chín giờ dùng nước ấm (khoảng 43°C) tắm rửa cho trẻ, trước khi tấm hai giờ phải cho bú một lần, nước tắm ngập đến ngực bé khiến bé có thể làm các vận động hoa chân múa tay trong nước, kéo dài như thế khoảng mười phút rồi lau khô mặc quần áo cho bé, do lúc này bé miệng khát bụng đói nên cho bú vào lúc đó, nhất định bé sẽ ngũ rất ngon. Làm như thế ba tối liền sẽ có thể sửa được thói quen khóc đêm của bé.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0