31/05/2017, 12:38

Làm sao biết bệnh qua khuôn mặt?

Nhìn mặt là một trong những nội dung “nhìn khám” mà y học cổ xưa lưu truyền đến ngày nay. Trước hết xin kể một câu chuyện, theo “Sử ký” ghi chép, Biển Thước - danh y thời Chiến Quốc, đi qua nước Tề, đến gặp Tề Hoàn Hầu, vừa trông thấy thần sắc trên mặt Tề Hoàn Hầu có giẫu hiệu bị bệnh, ông nói ...

Nhìn mặt là một trong những nội dung “nhìn khám” mà y học cổ xưa lưu truyền đến ngày nay. Trước hết xin kể một câu chuyện, theo “Sử ký” ghi chép, Biển Thước - danh y thời Chiến Quốc, đi qua nước Tề, đến gặp Tề Hoàn Hầu, vừa trông thấy thần sắc trên mặt Tề Hoàn Hầu có giẫu hiệu bị bệnh, ông nói ngay: “Ngài có bệnh ở da, không chữa sẽ ăn sâu vào”. Hoàn Hầu nói: “Ta không có bệnh”. Sau khi Biển Thước đi, Hoàn Hầu nói với tả hữu: “Để kiếm tiền, lão thầy thuốc lại muốn chữa bừa cho người không có ...

Năm ngày sau, Biển Thước lại vào gặp Hoàn Hầu, nói với ông ta rằng bệnh đã tiến vào mạch máu.

Lại năm ngày nữa qua đi, ông nói rằng bệnh đã ăn vào ruột. Nhưng Tề Hoàn Hầu vẫn giấu bệnh không chữa, không thèm để ý.

Lại qua năm ngày nữa, vừa nhìn thấy khí sắc của Tề Hoàn Hầu, Biển Thước biết ngay rằng bệnh tình đã hết phương cứu chữa, không có loại thuốc nào trị nổi nữa nên quay đầu đi ngay. Hoàn Hầu sai người đuổi theo hỏi, Biển Thước đáp: “Khi bệnh ở da, có tliể dùng phương pháp rửa bằng nước nóng và hôi thuốc là khỏi; bệnh vào đến mạch máu còn có thể châm cứu; bệnh ở ruột gan cũng có thể chữa được bằng rượu nồng; nay bệnh đã vào đến xương tủy (cao khang), đến Diêm Vương cũng hết cách rồi, cho nên tôi cũng xin chịu”. Lại năm ngày nữa qua đi, cuối cùng Hoàn Hầu bệnh trọng mà chết.

Từ câu chuyện này có thể thấv rằng, Biển Thước quả thật rất tính thông thuật nhìn mặt bắt bệnh, đạt đến mức độ “vọng nhi tri chi”. Ở đây câu chuyện có lẽ còn có cả màu sắc khoa trương nhưng cũng đã chứng tỏ rằng: “quan nhãn sát sắc” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tìm hiểu bệnh tình và phán đoán bệnh tình.

Nhìn mặt bắt bệnh không chỉ phải quan sát tỉ mĩ thần thái trên khuôn mặt người bệnh mà còn phải ngắm nghía kỹ sắc mặt, nét mặt của người đó nữa. Phương pháp như sau:

1. Nhìn thn sắc

Thần sắc là chỉ chung hai phương diện tinh thần và khí sắc, mà thần sắc của khuôn mặt là sự phản ánh tổng hợp tinh, thần, khí, huyết của toàn thân.

Trong cuốn Linh khu; Tà khí tạng phủ bệnh hình thiên chỉ ra: “Mười hai kinh mạch, ba trâm sáu mươi lăm kinh lạc, khí huyết đều dẫn lên mặt”. Cho nên nói khí sắc khuôn mặt và trạng thái tinh thần của một con người luôn luôn thể hiện sự khỏe hoặc yếu của toàn bộ thể chất và độ nặng hay nhẹ của mức độ bệnh tật, độ rộng hay sâu của tà bệnh xâm nhập tấn công. Tố vấn - Di tinh biến khí luận nói: “Kẻ đắc thần hưng, kể thất thần vong”.

Càng chứng tỏ rằng thần sắc là biểu hiện cụ thể của việc thịnh suy của khí huyết và lục phủ ngũ tạng. Người khỏe mạnh khi khí huyết điều hòa, âm dương quân bình thì tinh thần sung mãn, khí sắc tươi nhuận, ngược lại khi âm dương thiện thắng, khí huyết không đều dẫn đến tinh thần ủ rũ, sắc mặt u ám.

Thần sắc của người bệnh nói chung có thể chia thành 3 loại:

a)   Đắc thần (thần sắc bình thường)

Hai mắt người bệnh linh hoạt và có màu ánh sáng, thần khí rõ ràng, phản ứng nhanh nhạy, động tác mạnh mẽ cho thấy chức năng của tạng phủ chưa bị tổn thương. Cho dù bệnh tình khá nặng nhưng rồi sẽ tốt đẹp, được coi là “thuận chứng”.

b)  Thất thần (thần sắc khác thường)

Sắc mặt người bệnh u ám, tinh thần ủ rũ, phản ứng chậm chạp, mắt đờ đẫn, không nói năng gì, hỏi một đằng đáp một nẻo thì gọi là “thất thần” hoặc “vô thần”. Cho thấy chính khí đã bị thương, bệnh tình tương đối nặng, dự báo về sau sẽ không tốt.. Thất thần có thể thêm một bước nữa xuất hiện các triệu chứng trầm trọng nguy hiểm như nói năng lung tung, thần chí hôn mê,...Trên lâm sàng được coi là “nghịch chứng”.

c)   Giả thần (Ngoài mặt như có thần nhưng thực tế là vô thần)

Thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh lâu ngày, bệnh nặng, tinh thần cực kỳ suy nhược. Chẳng hạn như bình thường trầm ngâm ít nói, tiếng nói khe khẽ, tiếng được tiếng mất nay đột nhiên nói không ngừng, giọng rành rọt; bình thường thần khí mơ hồ, đột nhiên tỉnh táo, bình thường không ăn uống được nay đột nhiên ăn từng miếng to như đang đói lả; bình thường suốt ngày nằm lỳ nay bỗng nhiên ngồi dậy, xuống đất đi lại; bình thường sắc mặt u ám, độtnhiên hai má đỏ ửng, những hiện tượng khác thường này là một loại hiện tượng bề ngoài trước khi âm dương ly quyết, dân gian gọi lồ “sự tỉnh táo trước lúc cliết”, trên lâm sàng gọi là giấu hiệu của việc “đèn tàn vụt sáng”. Cho thấy bệnh tình sẽ xấu đi nhanh chóng. Những người bệnh này nếu không kịp thời cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nhìn sắc mặt

Y học Trung Quốc cho rằng, “có ở bên trong, tất cả hiện hình ra bên ngoài”. Những biến đổi bệnh lý xảy ra trong cơ thể tất sẽ phản ánh ra bên ngoài, sắc mặt chính là một trong những phản ánh đó.

Sắc mặt bình thường của người Trung Quốc là hơi vàng pha chút hồng hào, hơi anh ánh, y học Trung Quốc gọi đó là “thường sắc”. Khi bệnh, màu sắc của mặt sẽ thay đổi, gọi là “bệnh sắc”.

Trung y cho rằng ngũ sắc chủ bệnh, tức là “sắc xanh đa số là bệnh gan, sắc đỏ đa số là bệnh tim, sắc vàng đa sốlà bệnh tì, sắc trắng đa số là bệnh phế, sắc đen đa số là bệnh thận”. Cách nói này cho thấy một số quan hệ nội tại giữa sắc mặt và sức khỏe,

Nhìn sắc mặt phải chú ý hai phương diện “sắc” và “màu”. Nói chung, bất kể là màu sắc gì, nếu tươi tắn, sáng sủa đều chứng tỏ rằng biến đổi bệnh lý nhẹ, khí huyết chưa suy; nếu u ám, tiều tụy cho thấy bệnh tình trầm trọng, tinh khí tổn thương nặng.

Dưới đây xin giới thiệu sơ qua về sắc mặt bệnh trạng:

*    Mặt đỏ

Đa số là chứng nhiệt. Một số người bị bệnh cao huyết áp do các mao mạch trên mặt giãn nởnên “mặt mũi hồng hào”. Người bị bệnh loét hạch do sốt nhẹ, hai má đỏ ửng, đặc biệt là sau buổi trưa. Người bị bệnh mụn nhọt ban đỏ trên má xuất hiện bớt đỏ hình bướm đối xứng, sắc đỏ xuất hiện trên phần má và quai hàm là tâm có bệnh. Khi trúng độc khí than, trên mặt cũng nối lên màu đỏ anh đào, Nếu sắc mặt đỏ rực kèm theo miệng khát, thậm chí co giật thường thấy ở người sốt cao do viêm nhiễm cấp tính gây ra.

*    Mặt vàng

Phải phân biệt được vàng do bệnh tật gây ra hayvàng do ăn uống gây ra. Caroten màu vàng, có trong rất nhiều hoa quả và rau tươi như: cà rốt, bi đỏ, rau chân vịt, cam quýt, mộc qua..., hàm lượng caroten của chúng đều rất cao, khi ăn quá nhiều, đặc biệt là khi chức năng của tuyến giáp trạng hạ thấp hoặc chức năng của gan, quá trình chuyển hóa sang vitamin A của caroten được hấp thụ trong gan sẽ xảy ra trở ngại, dẫn đến việc vùng xung quanh mũi bị vàng, sau khi ngừng ăn sẽ nhanh chóng mất đi. Nếu không phải bị vàng do ăn uống gây ra thì hiện tượng mặt vàng thường thấy nhất là ởnhững người bị bệnh hoàng đản.

Nếu củng mạc và toàn thân đều có màu vàng, thường gặp ở những chứng bệnh như viêm gan kiểu hoàng đản, túi mật kết sỏi, viêm mật, ung thư mật và ung thư đầu tụy.

Bệnh nhân bị bệnh giun móc câu do bị mất máu mãn tính trong thời gian dài nên sắc mặt khô vàng dân gian gọi là “bệnh hoàng bạng”.

Trung y cho rằng, màu vàng tươi sáng như màu quả quýt là thuộc về thấp nhiệt, gọi là “dương hoàng”; màu vàng tôi như khói hun đa số thuộc về hàn thấp, gọi là “âm hoàng”; sắc mặt ủ rũ, vàng vọt đa số do tâm tì yếu ớt, thiếu máu, mặt vàng phù thủng là tì hư có ướt. Ngoài ra còn có bệnh sốt rét, ngộ độc thuốc (do uống thuốc a-tê-tơ-rin quá liều)..., cũng dẫn đến hiện tượng mặt vàng.

*    Mặt trắng

Sắc mặt của người khỏe mạnh là trắng hồng, người thường ở trong nhà ít ra ngoài nước da cũng trắng nhưng trắng bệnh khác là có màu trắng như sáp. Ví dụ trên lâm sàng thường xuyên có thể thấy: người bị chứng bệnh hư hàn, thiếu máu và một số người bị bệnh phổi, người lạnh trong đau bụng dữ dội họặc ngoài lạnh run cầm cập, có thể thấy sắc mặt trắng bệch, bệnh gan mà thấy mặt trắng bệch là bệnh khó chữa. Thấy trắng ở hai lông mày là phổi có bệnh; khi ngộ độc chì, đặc trưng của người bệnh là sắc mặt trắng xám, y học gọi là “mặt chì”; sắc mặt của những người bị bệnh viêm thận mãn tính, bệnh chức năng tuyến giáp trạng suy yếu thì nhợt nhạt hơn người bình thường; người mắc bệnh máu trắng, bệnh ký sinh trùng đường ruột, người làm việc lâu ngày trong phòng và dinh dưỡng không tốt nên mặt thấy có điểm trắng hoặc bớt trắng.

Ngoài ra, bị các bệnh có máu chảy, bệnh trĩ thường xuyên chảy máu, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều sắc mặt cũng trởnên trắng nhợt. Bệnh nhân bị choáng sốc do tuần hoàn máu trên mặt gặp trở ngại nên cũng bị tái nhợt mặt. Trung y cho rằng, mặt trắng nhợt thuộc về chứng hàn và chứng hư. Ví dụ có một số người, sắc mặt khá là trắng, thể hình to béo, Trung y gọi những người này là khí hư, hoặc dương hư. Những người này cho dù thân hình to béo, nhưng thể chất rất kém, dễ bị cảm mạo.

*    Mặt tím bầm

Nói chung, sắc mặt tím bầm là do thiếu dưỡng khí gây ra. Các chứng bệnh ngạt thở, tâm lực suy kiệt, bệnh tim bẩm sinh, bất luận do nguyên nhân nào gây ra, đều có thể xuất hiện hiện tượng mặt tím bầm.

Khi đau xoắn mật do bệnh về đường mật gây ra hoặc đau dạ dày, đau ruột co giật cũng có thể làm mặt tím bầm. Người bị bệnh kết hạch phổi thời kỳ cuối, bệnh dãn phế quản, viêm phế quản mãn tính và bệnh phổi trầm trọng thì sắc mặt thường xanh xám. Trẻ sốt cao, mặt tím bầm, rõ nhất là ởsống mũi và giữa hai lông mày, là triệu chứng của bệnh kinh phong. Ngoài ra, khi phải chịu đựng một số đau đớn dữ dội nào đó thì mặt cũng thoáng xuất hiện tím bầm.

*    Mặt đen

Là triệu chứng của bệnh mãn tính. Người mắc các chứng bệnh như chức năng tuyến thượng thận suy yếu, chức năng của thận không hoàn chỉnh bị mãn tính, chức năng của tim phổi không hoàn toàn bịmãn tính, bệnh xơ gan, ung thư gan thì mặt đều có màu đen. Bệnh tình càng nặng, sắc mặt càng đậm. Cổ nhân nói: “Màu đen có từ đình, to bằng ngón tay, tất không bệnh mà chết”. “Đình” là vị trí cao nhất trên khuôn mặt ở trán, nơi này xuất hiện sắc đen cho biết đây là dấu hiệu bệnh tình nghiêm trọng, bệnh nhân thường sẽ suy kiệt mà chết. Sử dụng một loại thuốc nào đó trong thời gian dài như thuốc chống ung thư, cũng có thể làm cho sắc mặt trở nên đen ở những mức độ khác nhau, nhưng sau khi ngừng thuốc thì trởlại bình thường. Trung y cho rằng, sắc mặt đen là tinh thận suy nhược, có thể chữa trị bằng thuốc bổ thận.

Nhìn sắc mặt phải phân biệt được màu khách và màu bệnh. Màu khách là sắc mặt thay đổi theo thời tiết, khí hậu biến đổi hoặc do uống rượu, lao động, thay đổi tình cảm, phơi nắng... gây ra, không phải là màu bệnh, khi nhìn sắc mặt phải chú ý xác định phân biệt rõ.

Ví dụ, khi vận động mạnh, uống rượu, phơi nắng, tình cảm kích động (xấu hổ hoặc giận giữ) đều có thể làm cho mặt đỏ lên trong thời gian ngắn; trời lạnh, hoảng sợ,... sẽ kích thích làm cho các mao mạch thu nhỏ lại thì có thể làm cho sắc mặt trắng nhợt. Khuôn mặt của người già có thể thấy nhiều vết màu nâu rải rác trên da, gọi là “vết sắc tố của tuổi già”. Phụ nữ mang thai trên mặt cũng xuất hiện những mảng màu nâu đốixứng trên mặt, gọi là vết “mang thai”, đây đều là các hiện tượng sinh lý bình thường.

3. Nhìn nét mặt

Tứ chuẩn (vọng, vặn, vấn, thiết) của y học cổ truyền, (nhìn, sờ, hỏi, nghe) của y học hiện đại đều coi việc nhìn khám là một phương pháp đểchuẩn đoán bệnh tật. Quan sát tình cảm biểu lộ trên mặt cũng là một bộ phận tố thành quan trọng trong việc nhìn khám. Bởi vì ở bề ngoài khuôn mặt của con người, có thịt nhiều, máu chuyển động dồi dào, lại là bộ phận các đầu dây thần kinh tập trung chi phối. Do đó không ít bệnh tật đã biểu hiện một cách tương ứng qua nét mặt điển hình.

Nét mặt của người bình thường là mặt mũi sáng sủa, hai mắt có thần, da dẻ tươi tắn, nếu lấy sống mũi làm đường vuông góc chính giữa thì trung điểm độ dài của nó (tức trung điểm) sẽ thay đổi theo tuổi tác: khi mới ra đời trung điểm nằm ở giữa hai lông mày, đường nôi hai mắt ở dưới trung điểm, về sau tuổi tác tăng lên, xương mặt và xương mũi cũng táng trưởng, trung điểm dần dần di chuyển xuống dưới, đến khi thành niên thì trung điểm tương hợp với đường nối hai mắt.

Nét mặt khác thường có thể phán thành hai loại; tạm thời và vĩnh cửu. Có người do các nhân tố tinh thần, hoàn cảnh thay đổi tạo ra, có người thì do bệnh tật bẩm sinh hoặc bệnh tật sau khi lớn lên gâyra. Sự khác thường của khuôn mặt không những ảnh hưởng đến dung nhan mà còn được coi là sự tham khảo để phán đoán cơ thể sắp phát ra bệnh tật hoặc đã mắc bệnh. Nét mặt khác thường nói chung có thể phân thành:

a)   Nét mặt phù thủng

Mặt phù thũng, dùng ngón tay ấn vào da trên trán sẽ để lại vết lõm tạm thời, nói chung thường thấy ở những người bị bệnh thận, bệnh tim, cũng có thể thấy ở người bị bệnh đái đường.

b)  Nét mặt như mặt nạ

Mặt đờ đẫn như đeo một chiếc mặt nạ vô hồn lên, thường thấy ở người bệnh viêm não, tê liệt có co giật chấn động.

c)   Nét mặt cười gượng

Răng ngậm chặt, cơ mặt co giật, tứ chi giật giật, đây là nét mặt điển hình của người bị bệnh uốn ván.

d)  Nét mặt kiểu khủng bố

Tròng mắt lồi ra, ánh mắt sáng quắc có vẻ kinh hãi, thường thấy ở những người bị bệnh chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường, có lồi mắt.

e)   Nét mặt kiểu sư tử

Các dạng đầu khớp xương trên da mặt tăng lên, thường thấy ở bệnh phong dạng nhọt. Cũng thấy ở người mắc bệnh máu trắng dạng tế bào lympho.

f)   Nét mặt đỏ

Hai má đỏ sẫm, môi thâm tím, tâm trạng hoảng hốt, hơi thở ngắn, thấy ở người mắc bệnh tim hẹp do phong thấp.

g)   Nét mặt tròn trịa

Mặt như trăng rằm, da đỏ hồng thường đi cùng trứng cá và râu lún phún, thấy ở người mắc chứng thuần vỏ não tăng lên (chứng tổng hợp) và người ứng dụng láu ngày ở hóc-môn vỏ tuyến thượng thận.

h)  Nét mặt của chứng

Đầu to lên, mặt dài ra, cằm đưa ra phía trước, tai mũi to lên, lưỡi môi dày hơn.

i)   Nét mặt của chứng liệt nửa người

Các động tác biểu lộ tình cảm của một nửa-khuôn mặt hoàn toàn không hoạt động được, trán không có nếp nhăn, rãnh nhân trung bằng ra, khóe miệng trễ xuống, thấy ở người bị bệnh tê liệt thần kinh mặt, nếu có các triệu chứng trên nhưng khóe mắt không giãn rộng ra thì hay thấy ở bệnh liệt mặt do trung khu huyết quản não.

j) Nét mặt co giật nửa bên

Một bên mặt các cơ thịt co giật không theo quy tắc, có lúc chỉ co giật trong giây lát (winking spasin) hoặc co giật khóe miệng, có thể thấy ở người bị di chứng sau khi mắc bệnh tê liệt thần kinh mặt và người mắc bệnh đau đôi dây thứ 5 thần kinh não, chướng ngại trung khu thần kinh.

k) Nét mặt mang tính hủy hoại

Nét mặt mang tính hủy hoại là do mắc một bệnh tật nào đó khiến nét mặt bình thường bị hủy hoại, Có người chỉ bị hủy hoại nét mặt, có người thì cả ngũ quan cũng bị liên lụy hoặc sau khi sự hủy hoại đã khỏi lại hình thành những vết sẹo nhăn dúm bất quy tắc. Nói chung có thể thấy ở những người bệnh giang mai, mụn nhọt bình thường, phong, u da ác tính.

l) Nét mặt thể sinh sản

Nếu thấy trẻ em có nét mặt đặc biệt - sống mũi rộng bằng, ngạc cứng nhô cao, răng mọc khấp khểnh,môi dày, môi trên vểnh lên, nét mặt đò' đẫn thi nên nghi đến khả năng thề sinh sản phì to, nét mặt này còn được gọi là “nét mặt thể sinh sản”.

m) Nét mặt “Quan công”

Khi mắc bệnh cao nguyên, bệnh tim xuất phát, từ phổi hoặc bệnh tiềm thủy có thể thấy nét mặt như kiểu say rượu được gọi là mặt “quan công”. Đây là nét mặt do trong máu hồng cầu đột ngột tăng lên khác thường, vì thiếu dưỡng khí mãn tính lâu ngày gây ra. Lúc này lượng hồng cầu trong máu có thể cao hơn mức bình thường gấp 2-3 lần, gọi là chứng hồng cầu tăng lên.

n) Nét mặt kiểu suy nhược toàn thân

Nét mặt cực kì tiều tụy, luôn nhăn nhó đau khổ, sắc mặt khô vàng, xương gò má nhô cao, hốc mắt trũng sâu, tính đàn hồi của da kém, thường thấy ởngười mắc bệnh mãn tính suy nhược như bệnh kết hạch trầm trọng hoặc ung thư giai đoạn cuối,

o) Nét mặt giáp trạng

Mặt gầy tiều tụy, tròng mắt lồi ra, tính tình nóng nảy hay cáu gắt, có khả năng mắc bệnh chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường,

p) Nét mặt của bệnh thương hàn

Nét mặt lạnh lùng, phản ứng chậm chạp, ít nói, có lúc xuất hiện tình trạng ý thức không rõ, thường thấy ở người mắc bệnh thương hàn, viêm màng tủy dịch não, viêm não.

g)   Nét mặt hỉ thị

Mặt nhăn nhó đau khổ, sắc mặt nhợt nhạt, hai má trũng xuống vô hồn, trán toát mồ hôi lạnh, gò mánhô cao, mũi nhọn. Thường thấy ởngười bị bệnh viêm màng ổ bụng cấp tính.

r) Nét mặt của bệnh đần độn

Nét mặt không trưởng thành, vẫn giữ “khuôn mặt trẻ con” của thời thơ ấu, sống mũi tẹt bằng và rộng, cự ly giữa hai mắt khá xa; da dẻ phì nộn, sần sùi; lưỡi dày và to, thường thè ra ngoài; trán thấp, hay có nếp nhăn; mắt ti hí, mũi hếch hay thấy ởbệnh đần độn.

s) Nét mặt của bệnh kết hạch

Người mắc bệnh kết hạch trong thời kỳ hoạt động thì mặt gầy xanh nhợt nhạt nhưng hai gò má đỏ như thoa son.

Còn có thểliệt kê ra một số biểu hiện tình cảm và nét mặt bệnh thái nữa. Nếu ta lưu tâm phân biệt quan sát, tận mắt chứng kiến một lần dưới sự chỉ đạo của các bác sĩ giàu kinh nghiệm thì nó sẽ để lại cho ta ấn tượng sâu sắc hơn.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0