31/05/2017, 12:38

Làm sao nhận biết bệnh qua lưỡi?

Tục ngữ nói “nhìn lưỡi chuẩn bệnh, Trung y nhất tuyệt”. Các thầy thuốc Trung y khi khám bệnh rất chú ý đến lưỡi, khám lưỡi được coi là một trong những căn cứ quan trọng dể các thay thuốc Trung y chuẩn đoán bệnh tật, quan sát bệnh tình, dự đoán về sau. Cái gọi là “phân rõ chất lưỡi có ...

Tục ngữ nói “nhìn lưỡi chuẩn bệnh, Trung y nhất tuyệt”. Các thầy thuốc Trung y khi khám bệnh rất chú ý đến lưỡi, khám lưỡi được coi là một trong những căn cứ quan trọng dể các thay thuốc Trung y chuẩn đoán bệnh tật, quan sát bệnh tình, dự đoán về sau.

Cái gọi là “phân rõ chất lưỡi có thể phân rõ được sự hư thực của ngũ tạng, nhìn bựa lưỡi có thể quan sát được độ nông sâu của lục dâm” đã nói rõ sự coi trọng của Trung y đối với việc khám lưỡi. Thật ra, nhìn lưỡi chẩn bệnh không chỉ là việc của bác sĩ mà mỗi người khi chải đầu rửa mặt buổi sáng chỉ cần soi gương thè lưỡi ra quan sát một chút là có thể tự mình chẩn đoán được để sớm phát hiện bệnh tật, kịp thời chạy chữa, phòng họa khi chưa xảy ra.

Thế thì, nhìn lưỡi tại sao lại chuẩn đoán được bệnh?

Yhọc cổ truyền cho rằng, lưỡi có liên hệ rất mật thiết vói các phủ tạng kinh lạc: “Lưỡi là mầm mống của tim, lưỡi là biểu hiện bên ngoài của tì”..., các tạng phủ, kinh lạc khác cũng đã có quan hệ với lưỡi vì vậy sự thịnh suy của tạng phủ, khí huyết, tân dịch trong cơ thể, sự thay đổi nặng nhẹ, nông sâu của bệnh tật,... trên một mức độ nhất định, đều có thể phản ứng ra trên lưỡi, nhất là ở phương diện ngoạicảm sốt cao và bệnh tì vị, biến đổi bệnh lý về huyết phân,... những biến đổi trên lưỡi càng rõ rệt, trong một tình trạng nào đó thậm chí còn có thể coi đó là căn cứ chủ yếu để phân biệt bệnh của Trung y. Ví dụ:

a)   Có thể phản ánh sự thịnh suycủa chính khí

Sự thịnh suy khí huyết của phủ tạng đa số phản ánh ra trên lưỡi, chẳng hạn lưỡi hồng hào là khí huyết thịnh vượng; lưỡi nhợt nhạt là khí huyết suy nhược; có bựa bẩn là vị khí hưng vượng; không bựa là vị khí suy nhược hoặc vị âm tổn thương nặng.

b)  Phân biệt độ nông sâu của bộ vị bệnh biến

Trong các bệnh ngoại cảm, độ dày mỏng của bựalưỡi luôn biểu thị độ nông sâu của bộ vị bệnh biến. Chẳng hạn bựa mỏng thì biểu thị bệnh mới bắt đầu, vị trí bệnh còn nông; bựa dày thì biểu thị bệnh đã ăn sâu, lưỡi màu đỏ thẫm thường là nhiệt nhập vào dưỡng huyết.

c)   Phân biệt tính chất của bệnh

Những bệnh tật không cùng tính chất luôn luôn phản ánh qua những biến đổi khác nhau, chẳng hạn như bựa vàng thường thuộc nhiệt tà, bựa trắng thường thuộc hàn tà, trên lưỡi có chấm tu máu, vết tụ máu thường là chứng tụ máu.

d)  Biểu thị sự tiến lui của bệnh

Trong các loại bệnh cấp tính, điều này có một ý nghĩa chỉ đạo đặc biệt. Nếu bựa lưỡi từ trắng chuyển sang vàng, ngả đen thì đa số là bệnh từ hàn hóa sang nhiệt, từ ngoài chuyển vào trong, từ nông sang sâu, từ nhẹ sang nặng, nếu bựa lươĩ từ khô chuyểnsang ướt, từ dày chuyển sang mỏng thì tân dịch dần hồi phục, bệnh dần lui.

Yhọc hiện đại cũng chứng thực, lưỡi là một tổ chức nội tạng duy nhất trong cơ thể lộ ra ngoài và nhìn thấy được. Các tế bào da trên niêm mạc lưỡi thay đổi với tốc độ rất nhanh, khoảng ba ngày thay đổi một lần tương đương với tế bào trên niêm mạc tiểu tràng là tế bào có tốc độ thay đổi nhanh nhất trong cơ thể.

Do sinh trưởng nhanh, trao đổi chất hưng thịnh nên khi cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng nào đó sẽ nhanh chóng xuất hiện qua sự biến đổi trên lưỡi. Ví dụ trong cơ thể thiếu vitamin nhóm B, tế bào sắc tố c, sắt và kẽm, đều có thể gây ra biến đổi bệnh lý ở quá trình trao đổi chất ôxy hóa trong tế bào, có hiện tượng viêm lưỡi, thậm chí xuất hiện hiện tượng khô niêm lưỡi. Đó là do thiếu dinh dưỡng trong cơthể, khi các cơ quan hoặc tổ chức khác còn chưa có phản ứng thì lưỡi đã nhạy cảm xuất hiện sự biến đổi ‘trước. Ngoài ra, đầu lưỡi được cung cấp máu rất dồi dào, niêm mạc lưỡi là trong suốt, những biến đổi nhỏ nhặt trong thành phần máu cũng có thể nhanh chóng phản ứng ra trên lưỡi.

Khám lưỡi có giá trị chẩn đoán rất quan trọng trên lâm sàng. Khám lưỡi có ba trọng điểm là nhìn hình thái, chất lưỡi và bựa lưỡi,

1. Nhìn hình thái của lưỡi

Hình thái của lưỡi bao gồm hai mặt hình và thái của lưỡi. Hình thái của lưỡi người bình thường phải là mềmmại linh hoạt, không dày không mỏng. Khi cơ thể có bệnh hình thái của lưỡi sẽ có biến đổi khác thường.

a) Hình của lưỡi khác thường

*    Lưỡi mép váy

Đầu lưỡi thè ra vượt qua phạm vi hai bên mép, lưỡi có vẻ phù thũng và yếu ớt, ở mép lưỡi có dấu răng do răng đè vào giống như gấu váy của phụ nữ nên gọi là “lưỡi mép váy”. Lưỡi mép váy là do dinh dưỡng trong cơ thể không tốt, nhất là thiếu prôtêin làm cho lưỡi phù. Phản ứng của tổ chức lưỡi nhanh nhạy hơn các cơquan khác cho nên có thể lúc này các bộ phận khác của cơ thể không hề có biểu hiện phù thũng.

*    Lưỡi sưng tấy

Lưỡi sưng to đến mức trong miệng không chứa vừa, chỉ có thể thè đầu lưỡi ra ngoài, đây là đặc điểm của chứng bệnh chức năng tuyến giáp trạng suy thoái ở trẻ em. Người lớn nếu đầu lưỡi đặc biệt sưng to thì phải để ý xem có phải mắc bệnh chức năng tuyến giáp trạng suy thoái hoặc chứng đầu các chi sưng to do chức năng sinh lý của tuyến tiền ỵên quá mức bình thường gây ra không, Nếu lưỡi nhồi máu sưng húp, có màu đỏ lam thì là biểu hiện riêng biệt của bệnh xơ gan.

*    Lưỡi dẹp lép

Trung y thiệt chẩn nói: “Lưỡi dẹp lép thường do máu nóng tiêu thịt gây ra. Lưỡi màu trắng, nhợt và dẹp lép là âm dương đều hư. Khí huyết không đủ, không thể nuôi đủ lưỡi, lâu ngày như thế gây ra. Lưỡi đỏ thẫm và mỏng là do âm hư hỏa vượng”. Yhọc cổtruyền còn cho rằng do lưỡi thuộc tím và tì, tim tì hư sẽ khiến lưỡi gày mỏng. Y học hiện đại cho rằng lưỡi kẹp lép thường thấy ở người mắc bệnh mãn tính làm cơ thể gầy gò, thường kèm theo suy nhược gày gò toàn thân.

*    Lưỡi gai

Tức lưỡi mọc gai nhọn. Trung y cho rằng, đó là do nội nhiệt độc, tim phổi bốc hỏa, nhiệt dạ dày gây ra, thường gặp ở người bị bệnh viêm phổi và sốt cao. Nếu thường xuyên ăn những thức ăn thô cặn như mía, lưỡi không chịu nổi sự kích thích liên tục cũng mọc gai lên, cần phải phân biệt hai loại lưỡi này từ việc xem xét có triệu chứng nào khác nữa không.

b) Thái của lưỡikhác thường

*    Lưỡi mềm oặt

Do khí và tân dịch đều hư, cơ gân nay thiếu dinh dưỡng dẫn đến, thường gặp ở người bị bệnh tuyến nước bọt tiết ra kém, hệ thần kinh có bệnh, cơ lưỡi mất khả năng.

*    Lưỡi cứng

Do nhiệt nóng ảnh hưởng đến đầu óc, tà bệnh làm mất sự sáng suốt gây ra, thường gặp ở người bị bệnh viêm não B sốt cao hôn mê, gan hôn mê, mạch máu não có sự cố, chấn động não, tổnthương não. cổ nhân cho rằng, lưỡi thẳng cứng, chuyển động không linh hoạt là một chứng bệnh nguy hiểm, cần phải coi trọng.

*    Lưỡi lật nghiêng

Do khi động kinh lên cơn co giật, trúng gió liệt nữa người gây ra, thường gặp ở người bị bệnh vềmạch máu não, tổn thương thần kinh dưới lưỡi, tê liệt thần kinh mặt... Nếu đều lưỡi khi thè ra nghiêng về một bên là đặc trưng quan trọng của việc thần kinh dưới lưỡi bị tổn thương.

*    Lưỡi rung rung

Do khí huyết suy nhược hoặc chứng động kinh gảy ra, thường gặp ở những người thể chất suy nhược hoặc mắc bệnh chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường, già yếu, chứng chức năng giác quan của thần kinh.

*    Lưỡi thè ra

Là biểu hiện của việc khí suy, đờm nhiệt làm rối loạn tâm thần, thường thấy ở những người mắc bệnh đần độn, bệnh ngu si kiểu thè lưỡi, chứng máu độc... Ngoài ra chức năng của tuyến giáp trạng suy giảm hoặc đầu các chi sưng phù thì đầu lưỡi cũng thường thè ra khỏi miệng.

*    Lưỡi rụt lại

Là biểu hiện của việc nhiệt cực, tà hãn tam âm, phong tà kèm đờm, tắc nghẽn cuống lưỡi, thường gặp ở người bị choáng do hoại tử cơ tim cấp tính, bệnh não do gan, hôn mê do viêm não B trầm trọng, cổ nhân cho rằng đầu lưỡi rụt lại, không có tân dịch cũng là một bệnh lưỡi nguy hiển, dự đoán bệnh sẽ rất nghiêm trọng.

2. Nhìn chất lưỡi

Lưỡi chia làm hai bộ phận chất lưỡi và bựa lưỡi. Chất lưỡi là chỉ bản thân lưỡi còn bựa lưỡi Là chỉ bựa bẩn trên mặt lưỡi. Kiểm tra chất lưỡi chủ yếu là nhìnmàu sắc của đầu lưỡi và hai bên lưỡi, bởi vì bên trên không có bựa lưỡi bao phủ, có thể dễ đàng nhìn rõ màu sắc của chất lưỡi. Chất lưỡi binh thường có màu đỏ nhạt, không đậm không nhạt, sinh khí dồi dào, Khi mắc bệnh thành phần hoặc nồng độ của máu có thay đổi nên màu sắc của lưỡi cũng thay đổi. Ví dụ:

Màu của chất lưỡi nhạt hơn, thậm chí trắng bạch như tờ giấy thì rất có thể sắc tố máu giảm thấp, đã bị bệnh thiếu máu. Ngoài ra, lưỡi trắng bệch còn thường thấy ở người dinh dưỡng không tốt hoặc bị bệnh viêm thận mãn tính, chức năng của tuyến nội tiết không hoàn thiện.

Chất lưỡi quá đỏ hoặc đỏ đầu lưỡi, trung y cho rằng đó là nhiệt độc, thường thấy ở người bị sốt cao hoặc viêm nhiễm có sinh mủ. Nếu sốt cao không hạ, chất lưỡi từ đỏ chuyển sang đỏ thẫm, thần thái của người bệnh bất an thì phải đề phòng mắc bệnh nhiễm trùng máu.

Chất lưỡi đỏ và có gai kiểu như bệnh giang mai gọi là “lưỡi giang mai”, thường thấy ở người mắc bệnh tinh hồng nhiệt hoặc sốt cao kéo dài mấy ngày. Mép lưỡi đỏ, thường thấy ở người cao huyết áp, chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường hoặc đang sốt.

Đầu lười đỏ, thường thấy ỏ người mà thời gian làm việc quá nhiều, thường mất ngủ, tâm hỏa quá cao dẫn đến tiêu hao quá nhiều, cơ thể thiếu vitamin hoặc các chất dinh dưỡng khác gây ra.

Chất lưỡi tím bầm, như khi huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu ôxy nghiêm trọng hoặc tuần hoàn máu bị chướng ngại sẽ xuất hiện hiện tượng này.

Lưỡi tím bầm thường thấy ở người mắc bệnh viêm nhánh khí quản cấp tính, bệnh ở phổi, tâm lực suy kiệt kiểu nhồi máu, xơ gan... Điều đáng chú ý là lưỡi tím bầm không phải là triệu chứng đặc thù của một loại bệnh tật, rất nhiều loại bệnh phụ khoa và bệnh dạ dày, đường ruột cũng thấy xuất hiện hiện tượng lưỡi tím bầm. Ngoài ra tỉ lệ người bị tím bầm lưỡi trong số những người bình thường cũng không ít (chiếm khoảng 11%). Cùng với sự tăng dần của tuổi tác, tỉ lệ lưỡi tím bầm cũng sẽ dần tăng cao. Trung y cho rằng, lưỡi tím bầm chủ yếu có liên quan đến việc tụ máu, có thể điều trị bằng phương pháp làm chỗ tụ máu hoạt động trở lại. Khi chỗ tụ máu kết ưiàu của chất lưỡi sẽ trở lại bình thường.

Chất lưỡi có màu đỏ thẫm hoặc màu tím trong thời gian dài thì phải cảnh giác có chứng ung thư xâm phạm, theo điều tra của 33 bệnh viện, đơn vị nghiên cứu khoa học trong cả nước như các bệnh viện phụ thuộc trường Đại học Y khoa Thượng Hải tiến hành điều tra với 12448 người mắc bệnh ung thư các loại cho biết, chất lưỡi của đại đa số những người bị bệnh ung thư đều có màu đỏ thẫm hoặc màu tím, trong đó tỉ lệ của người mắc bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày chiếm khoảng 80%, tiếp theo là bệnh ung thư máu trắng và ung thư phổi, ung thư mũi họng là thấp nhất, chiếm khoảng 20%, hơn nữa người bệnh phát hiện vào thời kỳ cuối nhiều hơn thời kỳ đầu.

Ở hai bên mép lưỡi phát hiện thấy đường vân hoa tím bầm hoặc những vết đen có hình dạng không theo quy tắc nào thì phải chú ý bởi vì trong đó cómột số ít người có thể chính là bệnh nhân ung thư gan. Những người nàynên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, nếu là ung thư gan nhỏ mà được cắt bỏ sớm sẽ không nguy hại về sau.

Ởđầu lưỡi hoặc hai bên mép lưỡi của các thiếu nữ xuất hiện những vết tụ máu hoặc những điểm tụ máu tím bầm nằm rải rác thịthường biểu thị kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt bị đau hoặc tử cung xuất huyết, chất lưỡi của người lớn xuất hiện tình trạng này thì biểu thị trong cơ thể có chỗ tụ máu.

3. Nhìn bựa lưỡi

Nhìn bựa lưỡi bao gồm hai mặt nhìn màu sắc của bựa và nhìn hình thái của bựa. Bựa lưỡi của người bình thường mỏng trắng và sạch sẽ, khô ướt vừa độ, không dàykhông nhầy không trơn không khô. Bựa đen do sốt cao lâu ngày không hạ, nhiệt cực hóa hỏa, bỏng tân dịch gây ra. Điều này khác với việc bựa lưỡi ngả đen thông thường. Các bệnh nhân trên lâm sàng thường thấy mắc chứng ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, thường xuyên sử dụng phương pháp hóa trị liệu và phóng xạ trị liệu, do tân dịch khô kiệt, sơ đồ cấu tạo máu thấp sẽ xuất hiện bựa lưỡi đen khô, có một số bệnh mãn tính như chứng nhiễm độc nước tiểu, u ác tính... Khi bệnh tình xấu đicũng sẽ xuất hiện hiện tượng lưỡi đen, đây làtriệu chứng của việc bệnh tình nguy cấp.

Còn một hiện tượng khác, khi tinh thần của con người ở vào trạng thái căng thẳng cao độ cũng sẽ bị đen lưỡi. Chẳng hạn có một số người bị bệnh “chứngung thư”nghi ngờ mình đã mắc bệnh ung tnư, chỉ mấy ngày sau bựa lưỡi của họ đã đổi sang màu đen, bựa ở chỗcuống lưỡi rất dày, thậm chí đảo lộn từ sau ra trước như lông tóc, khi bác sĩ khám xác định không phải ung thư, sự dằn vặt tư tưởng được giải tỏa thì bựa đen tự nhiên sẽ biến mất,

Ngoài ra ở một sốbệnh mãn tính xuất hiện triệu chứng suy thận như lưng, đầu gối mỏi nhừ, ù tai chóng mặt, chức năng sinh dục không hoàn thiện cũng có thể thất bựa đen nhưng sau khi chữa trị, chứng suy thận chuyến biến tốt thì bựa đen cũng tự nhiên mất đi.

Trên đây là mối quan hệ giữa màu sắc của bựa lưỡi với bệnh tật cơ thể, ngoài ra, dựa vào sự biến đổi của màu bựa còn có thể suy đoán được sự lành đữ của bệnh. Ví dụ bựa lưỡi từ trắng chuyển sang vàng cho thấy bệnh đã từ ngoài ăn vào trong, bệnh tình từ nhẹ chuyển sang nặng, tính chất từ hàn chuyển sang nhiệt. Ngược lại, bựa lưỡi từ vàng chuyển sang trắng là dấu hiệu tốt.

a) Hình thái của bựa lưỡi khác thường

Nhìn hình thái của bựa chủ yếu là nhìn độ dày mỏng, độ khô ướt của bựa và hiện tượng không có bựa hoặc có tróc bựa hay không.

*    Độ dày mỏng, khô nhờn của bựa

Độ dày mỏng của bựa: người bình thường có bựa trắng, mỏng, nếu bựa lưỡi quá ít, thậm chí không nhìn thấy bề ngoài như nhung thiên nga của bựa lưỡi trên lưỡi, cho thấy người này cơ thể không tốt, thể chất khá yếu ớt. Bựa lưỡi dày, có hình dạng như cọngtóc gọi là “bựa lông” cho thấy ngoại tà khá ghê gớm trong cơthể có chỗ ứ tụ.

*    Độ khô nhờn của bựa

Trong khoang miệng của người bình thường không ngừng tiết ra nước bọt (mỗi phút khoảng 1ml), bựa lưỡi thường ướt át và có nước bọt. Nếu nước bọt tiết ra không đủ (như mất nước) hoặc nước trên mặt lưỡi bốc hơn quá nhanh (như sốt cao), nhìn vào thấy bựa lưỡi rất khô gọi là “bựa khố, nếu nghiêm trọng, trên bựa lưỡi hoàn toàn không có tân dịch (nước bọt), dùng ngón tay chạm vào có cảm giác thô ráp gọi là “ráp”, nếu khô tới mức làm cho bựa lưỡi dựng lên như gai thì gọi là “bựa khố. Khô, ráp, thông thường đại diện cho những hiện tượng tổn thương tân dịch ở các mức độ khác nhau, thường thấy trong quá trình bệnh tính nhiệt. Nói chung, lưỡi ướt át cho thấy nước bọt dồi dào, lưỡi đỏ thẫm khô khan cho thấy âm dịch đã khô cạn, là tín hiệu của bệnh nặng. Người xưa nói “còn được một phân nước bọt là có một phần cơ hội sống”. Nước bọt rất quan trọng đối với việc phân biệt chứng bệnh ôn nhiệt trong Trung y học.

Theo tài liệu nước ngoài, quan hệ giữa độ dày mỏng khô nhờn của bựa lưỡi với các bệnh về tiêu hóa khá chặt chẽ. Khi bị táo bón, ỉa chảy mãn tính, tiêu hóa không tốt thì có thể thấy bựa dày nhờn. Khi tắc ruột, bựa lưỡi khô, dầy. Những người bình thường rất ít bựa lưỡi nếu buổi sáng thức dậy phát hiện thấy bựa lưỡi của mình trở nên rất dày và nhờn, trên bề mặt dường như có phết một lớp mỡ vậy, đồng thời lại thấy mình ăn không ngon, có thể còn kèm theo triệu chứngtrướng bụng, đại tiện khó là cho thấy hai hôm trước có thể bạn ăn quá nhiều mỡ, khiến cho dạ dày và đường ruột không thích ứng được nên chức năng bị rối loạn. Trung y gọi đó là chứng thực tích (đầy bụng hoặc ăn không tiêu), cần phải kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống để ruột và dạ dày được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ởđây cần phải chú ý: Người bình thường buổi sáng tỉnh dậy, bựa lưỡi một đêm tích lũy cũng khá dày hơn một chút nhưng sau khi rửa ráy, ăn sáng xong sẽ sạch lại như thường. Điều này khác với bựa dày nhờn của chứng thực tích.

Lâm sàng quan sát cho biết, quan sát độ dày mỏng khô nhờn của bựa cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc phân tích độ nặng nhẹ của bệnh tình. Nói chung, bựa mỏng, bựa ướt bệnh nhẹ, bựa dày, khô là bệnh nặng. Trong quá trình mắc bệnh, bựa lưỡi từ mỏng chuyển sang dày là biểu thị bệnh đã ăn sâu vào trong, bệnh dần nặng hơn, bựa lưỡi từ ướt chuyển sang khô cho thấy nhiệt tà hừng hực, thiêu đốt âm tân, Ngược lại, bựa từ khô sang ướt, từ dày sang mỏng, từ vàng sang trắng, thường là tân dịch đã hồi sinh, chính phục tà lui, cho thấy sắp trở lại mạnh khỏe.

b) Tróc bựa, không có bựa

Người bình thường có bựa mỏng trắng, nếu xuất hiện hiện tượng tróc bựa hoặc không có bựa là cho thấy cơ thể có bệnh. Ví dụ:

Ở giữa bựa lưỡi có một chỗ trống nhỏ, bựa lưỡi đã bị tróc hết. Lười xuyên tâm là một biểu hiện của thương âm, thường cho thấy cơ thể thiếu dinh dưỡng. Trẻ em mà xuất hiện hiện tượng tróc lưỡi là biểu thịdinh dưỡng không đủ, chủ yếu là do ăn uống chênh lệch chỉ thích ăn một món nào đó làm cho cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng khiến một bộ phận bựa lưỡi bị tróc. Những trẻ em này nói chung sức đề kháng rất kém, dễ bị cảm hoặc sốt.

Lưỡi mặt gương tức lưỡi trơn nhẵn như mặt gương, không hề có bựa. Người nhẹ thì biểu thị là dinh dưỡng không tốt, thường cho biết cơ thể thiếu vitamin B12 hoặc sắt, người nặng thì biểu thị là chất lỏng trong cơ thể suy giảm, bệnh tình nguy cấp. Nếu lưỡi mặt gương của người bệnh lâu ngày có kèm màu đỏ sẫm thì phải đề phòng xuất hiện chứng nhiễm trùng máu. Nếu lưỡi của người già trơn nhẵn như gương, hai tĩnh mạch ở mặt đáy lưỡi thô dài là thường biểu thị có bệnh tim phổi.

Ngoài ra còn có một loại nữa là gốc lưỡi có bựa, bệnh lâu thì không có bựa hoặc dịch thể khô cạn là cho thấy vị khí suy bại hoặc vị âm tổn thương lớn. Các nhà y học xưa nay đều coi trọng vị khí, cho rằng “con người lấy vị khí làm gốc”. Nếu vị khí không suy thì về sau sẽ tốt, nếu vị khí đã tuyệt thì về sau không tốt. Cho nên Trung y học có thuyết “Có vị khí thì sinh, vô vị khí thì tử”, Vì vậy tuyệt đối không được coi thường hiện tượng này,

Muốn quan sát lưỡi chuẩn xác một cách hết khả năng để phán đoán sự biến đổi của bệnh tình cần phải chú ý đến bốn điểm sau:

1. Sự biến đổi của tia sáng

Khám lưỡi nói chung nên vào ban ngày và lựachọn nơi có ánh sáng đầy đủ nhất để tiến hành, buổi tối dưới ánh đèn thường không nhìn ra được bựa lưỡi màu vàng và chất lưỡi màu nhạt.

2. Có nhiễm bựa không

Một số loại thuốc và đồ ăn có thể khiến bựa bị nhuộm màu gọi là nhiễm bựa, như ô mai, thach lựu, quả trám có thể làm bựa lưỡi có màu đen, hoàng liên, sinh tố B2 có thể làm bựa lưỡi nhiễm vàng, các loại thuốc và đồ ăn có sắc tố khác cũng có thể làm cho bựa lưỡi nhiễm các màu sắc khác nhau. Đây đều là các hiện tượng nhất thời, nên tránh bị nhầm lẫn.

3. Tư thế thè lưỡi

Yêu cầu phải thè lưỡi ra khỏi miệng một cách tự nhiên, lộ hết cả phần thân lưỡi ra ngoài, đầu lưỡi hơi cong xuống dưới, mặt lưỡi bằng phẳng, không được cuộn khúc, cũng không được dùng quá nhiều lực để thè ra ngoài tránh làm cho màu sắc bị thay đổi.

4. Những điu khác

Ăn uống các chất xơ, chua có thể làm bựa lưỡi trở nên mỏng, nhiệt độ cao hoặc những thức ăn kích thích cũng khiến chất lưỡi trở nên đỏ, người hút thuốc bựa lưỡi dễ dày, người thở bằng miệng thì trên mặt lưỡi sẽ khô.

Mặc dù quan sát lưỡi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phân tích tính chất, độ nặng nhẹ, sự phát triển của bệnh tật nhưng bất cứ một phương pháp kiểm tra, tự đoán bệnh tật nào cũng phải kết hợp vớicác biện pháp kiểm tra, tự đoán khác để tiến hành tổng hợp phân tích thì mới chuẩn xác không nhầm.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0