31/05/2017, 12:38

Làm sao nhận biết bệnh qua chân?

Kinh lạc học của Trung y cho rằng, lục phủ ngũ tạng của cơ thể người đều có huyệt vị tương ứng trên chân. Chân là nơi hội tụ của các kinh lạc, trên lâm sàng thường có thể căn cứ vào sự biến đổi trên vị trí tuần hoàn của các kinh lạc để chẩn đoán sự biến đổi bệnh lý của phủ tạng. Ởphương Tây ...

Kinh lạc học của Trung y cho rằng, lục phủ ngũ tạng của cơ thể người đều có huyệt vị tương ứng trên chân. Chân là nơi hội tụ của các kinh lạc, trên lâm sàng thường có thể căn cứ vào sự biến đổi trên vị trí tuần hoàn của các kinh lạc để chẩn đoán sự biến đổi bệnh lý của phủ tạng.

Ởphương Tây chân được coi là quả tim thứ hai của con người, Các gọi là “Foot Reflexology” (phản xạ học ở chân) của Au-Mỹ cho rằng những biểu hiện khác nhau của các vị trí trên chân người thường có thể phản ánh ra những biến đổi bệnh lý của các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Tóm lại, bất luận là trong nước hay ngoài nước, đều có người coi việc nhìn chân khám bệnh là một biện pháp bổ trợ cho việc chẩn đoán bệnh tật.

Phương pháp thường dùng của việc nhìn chân khám bệnh là:

1. Nhìn hình dạng của chân

Ngón chân lúc đầu sưng phù, sau đó dần dần lan lên đầu gối, đa số là triệu chứng của bệnh tim.

Chân và mặt đều phù thũng, là triệu chứng của bệnh thận.

Đường vân trên lòng bàn chân rất rõ ràng, cho thấy có khả năng mắc chứng phiền muộn tinh thần. Năm ngón chân đều nhón lên, cho thấy có thể là triệu chứng của việc đang phải gánh chịu một áp lực tinh thần.

Móng chân có đường vân chạy dọc thì biểu thị đang ở vào trạng thái mệt mỏi cực độ, các chức năng của cơ thể hạ thấp, dễ mắc bệnh.

Da ởmặt bên của ngón chân cái có vân thô hình lưới lại có những vết thương như lỗ kim, ở phụ nữ có thể sẽ mắc các chứng bệnh về nội tiết của tuyến sinh dục mất cân bằng, chẳng hạn như kinh nguyệt không đều đòi hỏi về tình dục giảm...

Ở mặt bên của ngón chân nếu có hiện tượng lồi lõm không tự nhiên thì đa số là biểu hiện của việc sử đụng quá nhiều các loại thuốc.

Nhìn từ mặt bên, nếu khớp xương của ngón thứ hai và ngón thứ ba cong lên là cho thấy có thể sẽ mắc bệnh dạ dày, đường ruột.

Khi nằm sấp, đầu ngón của hai bàn chân xoay ra ngoài thì cảm thấy thoái mái, vững vàng, xoay vào trong thì cảm thấy khó chịu (người bình thường nếu hai chân đồng thời xoay ra ngoài sẽ cảm thấy khó chịu và không để vững được), cho thấy có thể chân trái có bệnh hoặc bị bệnh tim.

Người khi nằm sấp, đầu ngón chân của hai bàn dài ngắn không giống nhau thì cho thấy có khả năng dễ bị cảm và bị bệnh dạ dày, phụ nữ thì dễ mắc bệnh đau bụng khi hành kinh. Người khi nằm sấp, đầu ngón chân vươn rất dài ra phía trước, tức là đầu ngón chân không thể thu vào phía cơ thể được, chỉ có thể vươn ra đằng trước (người bình thường đầu ngón chân có thể thu vào phía cơ thể), cho thấy tính đàn hồi của phổi không tốt, dễ mắc bệnh giãn khí quản.

Hai đầu gối cong vào trong, hai bàn chân không thể khít vào với nhau một cách bình thường được, nếu là phụ nữ thì cho thấy dễ mắc bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, tử cung chuyển vị trí, đau bụng hành kinh, khó đẻ, không thụ thai được...

Cẳng chân to, thường thấy ở người bệnh thận, cẳng chân phải to cho thấy thận phải có bệnh, cẳng chân trái to cho thấy thận trái có bệnh.

Khớp xương đầu gối, mắt cá của hai chân sưng to và tứ chi mình mẩy gầy yếu. Cho thấy có khả năng mắc bệnh viêm khớp phong thấp hoặc bệnh khớp to.

2. Ấn vào điểm đautrên bàn chân

Mỗi một điểm trên bàn chân con người dường như đều có liên hệ tương ứng với các cơ quan trong cơ thể (hình 52). Khi bạn ấn vào một điểm bất kỳ trên chânmà thấy đau thì biểu thị rằng cơ quan cổ liên quan đến nó có bệnh. Điều này ở phương Tây được gọi là “phản xạ học ở chân”.

Hiện nay tuy còn thiếu sự giải thích rõ ràng về mặt khoa học nhưng lại rất dễ chứng minh bằng thực tế. Ví dụ, xoa bóp ngón chân giữa sẽ nhanh chóng cảm thấy ngón tay giữa dễ chịu hẳn lên, vì ngón tay giữa và ngón chân giữa có mối liên hệ nhất định.

Ấn điểm đau trên bàn chân để phỏng đoán bệnh tật có lúc sẽ xuất hiện hai tình trạng như sau:

Thứ nhất, khi ấn điểm đau trên bàn chân, dường như các nơi trên chân đều có phản ứng, lúc này không nên cho rằng người đó toàn thân đều đã có bệnh, diều này chỉ cho biết chức năng của các hệ thống trong cơ thể không được phát huy hoàn toàn bình thường hoặc đặc biệt nhạy cảm đối với điểm ấn đau trên bàn chân.

Thứ hai, biết rõ chức năng của một cơ quan nào đó không tốt nhưng ấn trên bàn chân lại không có phản ứng gì. Điều này nếu không phải là chẩn đoán sai lầm về bệnh đã biết thì chỉ có một khả năng là da chân chai cứng dẫn đến cảm giác chậm chạp. Lúc này cần phải xử lý lớp da chai cứng trước, sau dó mới ấn điểm đau trên bàn chân thì sẽ có phản ứng mãnh liệt.

Hình 52

Chú thích: Đây là sơ đồ huyệt vị chân phải, ở giữa chân phải biểu thị các bộ vị “mắt trái”, “vai phải”..., -nếu đổi sang chân trái thì ngược lại, biểu thị là “mắt phải”, “vai trái”. Còn các huyệt vị biểu thị các khí tạng thì hai chân giống nhau.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0