31/05/2017, 12:38

Làm sao biết bệnh gì qua miệng?

Tục ngữ nói: “Bệnh vào từ mồm”, khoang miệng là cửa ngõ để bệnh tật du nhập vào cơ thể. Các loại bệnh truyền nhiễm do đồ ăn bẩn gây ra và các bệnh đái đường, cao huyết áp, béo phì và thiếu máu là đều do thức ăn qua miệng mà vào. Bệnh không những “vào từ miệng” mà bệnh cũng có thể phản ánh qua sự ...

Tục ngữ nói: “Bệnh vào từ mồm”, khoang miệng là cửa ngõ để bệnh tật du nhập vào cơ thể. Các loại bệnh truyền nhiễm do đồ ăn bẩn gây ra và các bệnh đái đường, cao huyết áp, béo phì và thiếu máu là đều do thức ăn qua miệng mà vào. Bệnh không những “vào từ miệng” mà bệnh cũng có thể phản ánh qua sự biến đổi màu sắc, hình thái của môi và khoang miệng.

Môi do hai môi trên và môi dưới tạo thành, bao quanh miệng, môi có tác dụng về mặt thẩm mỹ, nhất là vùng màu đỏ xung quanh miệng, trong giải phẩu học gọi là môi đỏ. Mạch máu với môi đỏ khá gần với bề ngoài niêm mạc, các mao mạch phong phú, người bình thường phần môi đỏ tươi, khô ướt vừa độ, lại bóng trơn. Còn màu sắc hình thái của môi khác thường biểu thị trong người có bệnh. Phương pháp quan sát có:

1. Nhìn hình tcủa môi

* Môi khô

Người bị chứng này môi trở nên khô, thường dùng đầu lưỡi để liếm, thậm chí còn làm nứt nẻ môi, thường thấy ở người sốt cao, khi khí hậu khô hanh, thiếu nước và người ngủ thích trùm đầu; người thiếu vitamin B và rất ít ăn rau quả tươi, lương thực phụ cũng hay bị khô môi. Viêm môi cũng là một nhân tố quan trọng gây khô môi, tróc vẩy nứt nẻ, khi ăn những đồ ăn có tính kích thích như đồ ăn chua, cay sẽ cảm thấy đau, khi nói và cười to môi sẽ nứt ra và chảy máu. Nguồi bị nặng môi sẽ sưng tây, có mụn nước , lở loét đóng vảy..., do đó rất đau đớn nên sẽ ngại khi ăn uống hoặc nói năng. Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm môi là bị dị ứng sau khi sử dụng mỹ phẩm bôi lên môi. Ngoài ra, khô môi còn gặp ở người mắc bệnh dạ dày mãn tính và người thường xuyên uống rượu quá nhiều.

* Lở loét môi

Đa số là đo tỳ vị nhiệt, thường thấy ở người mắc bệnh dạ dày, đường ruột mãn tính. Trẻ sơ sính mà môi lở loét phải cảnh giác xem có phải bị bệnh giang mai di truyền hay không. Nếu lở loét ở mép và có hiện tượng có vết đỏ, phù, thấm dịch, nứt nẻ,tróc da..., nơi mép có thể nhìn thấy nếp nhăn dạng bức xạ hướng ra ngoài, đa số là hai bên mép đồng thời bị, cũng có trường hợp cá biệt chỉ bị một bên, đây là người bị bệnh viêm mép, là chứng .viêm niêm mạc và da nơi mép.

2. Nhìn màu sắc của môi

* Môi nhợt nhạt

Nếu đôi môi trắng nhợt thưởng là do tỳ vị suy yếu, khí huyết không đủ thường gặp ở bệnh thiếu máu và mất máu; nếu môi trên nhợt nhạt hơn có màu xanh đa số là xuất hiện trong thời gian mắc bệnh đại tràng hư hàn, ỉa chảy, chướng khí, đau quặn bụng, nóng lạnh đan xen; nếu môi dưới trắng nhợt nhạt là dạ dày hư hàn, sẽ xuất hiện hiện tượng thượng thổ hạ tả, vùng dạ dày lạnh và đau từng trận.

* Môi hồng nhạt

Đa số do máu hư hoặc khí huyết đều hư. Người không có bệnh tật gì nhưng thể chất yếu đuối cũng có môi màu này.

* Môi đỏ thẩm

Màu môi đỏ thẩm thường thấy ở người sốt phát nhiệt. Người bệnh tim có nguồn gốc từ phổi (bệnhtim phổi) kèm theo việc tâm lực suy kiệt khí thiếu dưỡng khí môi sẽ có màu đỏ tía, trên lâm sàng gọi là bầm tím. Môi có màu đồ anh đào thường thây ở người bí ngộ độc khí than.

* Môi có màu xanh

Do khí ngưng huyết ứ, đa số là máu không lưu thông, dễ mắc phải bệnh cấp tính, đặc biệt là biến đổi bệnh lý ở mạch máu như tắc mạch máu, trúng gió.

* Môi thâm đen

Màu đen vòng quanh miệng là thận đã tuyệt, môi khô khốc thâm den thì càng trầm trọng hơn, Nếu màu môi thâm đen và đục thường là hệ thống tiêu hóa có bệnh như táo bón, ỉa chảy bụng dưới chướng đau, nhức đầu, mất ngủ, không muốn ăn; nếu môi trên xuất hiện vết chấm màu đen, ở viền môi có sắc tố lắng đọng, thường thấy ở người mắc bệnh chức năng các tuyến thượng thận suy yếu mãn tính; nếu ở phần môi, mép, đặc biệt là môi dưới và trên niêm mạc khoang miệng có vết chấm màu nâu, màu đen, cókhi tập trung rất dày đặc, không có cảm giác khó chịu thì có thể trong đường ruột, dạ dày của người này có nhiều u thịt.

3. Nhìn hình thái của khoang miệng

Khoang miệng bình thường bằng phẳng và sáng bóng sạch sẽ, nếu niêm mạc của khoang miệng sưng đỏ có mụn nước lở loét hoặc xuất hiện những vết chấm màu vàng nhạt, có khi còn kèm theo hiện tượng sốt, nhức đầu, không ăn uống được, đây là người mắc bệnh viêm khoang miệng. Bình thường,trong khoang miệng có vô số vi khuẩn, nếu một khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, vikhuẩn sẽ sinh sôi nảy nở hẳn lên, dẫn đến việc niêm mạc khoang miệng, lợi, lưỡi bị viêm, có khi cũng do vi rút hoặc dị ứng gây ra.

Hút thuốc uống rượu quá độ, thân thể mệt nhọc hoặc khi răng giả, răng sâu kích thích cũng có thể gây viêm khoang miệng. Có những phụ nữ mỗi khi bị kinh nguyệt đều xuất hiện tượng viêm khoang miệng theo chu kì.

Hiện nay, bệnh sinh dục đã ngóc đầu trở dậy ở một số nơi, những hành vikhông trong sạch, không những làm cho cơ quan sinh dục mắc bệnh mà có lúc trong khoang miệng cũng có biểu hiện này,

Biểu hiện thường gặp của bệnh sinh dục trong khoang miệng như sau:

* Bệnh giang mai sau khi lớn lên Giang mai giai đoạn một là bệnh giang mai lây truyền qua đường hôn nhau, 3-4 tuần sau trên các bộ phận môi, lợi, má, lưỡi và yết hầu xuất hiện hiện tượng mẩn mụn đỏ, lở loét; giang mai giai đoạn hai, xâm nhập vào cơ thể qua việc giao hợp, tiến vào tuần hoàn máu lan truyền đi khắp nơi, sau 9-12 tuần nhiễm bệnh, niêm mạc trong khoang miệng nhiều vết lấm chấm, đầu lưỡi và viền lưỡi bị lở loét; giang mai giai đoạn ba, thông qua tiếp xúc tình dục, sau khi mắc bệnh mãn tính từ 10-30 năm, chủ yếu liên lụy đến ngạc cứng, sưng phù lên như nhựa cây, có thể vỡ ra dẫn đến việc xương hàm ếch vỡ làm cho mũi miệng thông nhau.

* Bệnh lậu

Người mắc bệnh lậu khuẩn cầu đôi, 3-5 ngày có thể phát sinh viêm khoang miệng và viêm yết hầu do bệnh lậu.

Biểu hiện thường gặp trong khoang miệng của bệnh sinh dục còn có bệnh nhiễm cầu khuẩn màu trắng, mụn mẩn nước đơn thuần,... sinh hoạt không trong sạch sẽ dẫn đến bệnh sinh dục, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, vì vậy mọi người phải cảnh giác cao độ.

4. Nhìn màu sắc của khoang miệng

Niêm mạc của khoang miệng bình thường có màu hồng phấn. Nếu xuất hiện vết lắng đọng sắc tố màu đen thì thường là biểu hiện của việc chức năng các tuyến trên thận suy giảm. Nếu xuất hiện chấm xuất huyết hoặc khoang ứ đọng máu thì có khả năng do thiếu vitamin C gây ra.

Khi quan sát màu sắc của niêm mạc khoang miệng, đặc biệt phải chú ý có xuất hiện “vết trắng”, “vết đỏ”, “vết đen” không. Bởi vì tỉ lệ biến chứng thành ung thư của “vết trắng-vết đỏ-vết đen” khá cao mà khoang miệng lại thuộc một trong những bộ phận dễ mắc bệnh ung thư nên phải đặc biệt cảnh giác.

* Miệng có vết trắng

Đây là một biến đổi bệnh lý có vết trắng trên niêm mạc khoang miệng rất hay gặp (“vết trắng”) này dùngtăm bông không xóa hết được, cần phải phân biệt với bệnh viêm mồm áp-tơ), thường phát sinh ở những chô khác nhau trên niêm mạc khoangmiệng của nam giới cao tuổi nhưng hay thấy ở niêm mạc má, môi, niêm mạc lưỡi cũng có thể phát sinh, tỷ lệ phát sính ở Trung Quốc là khoảng 8%. vết trắng có từ 1-5% đau phát triển thành ung thư, tỉ lệ biến chứng sang ung thư từ vết trắng dạng u thịt (dạng núm vú) là cao nhất, vết trắng nếu xuất hiện hiện tượng kết cứng, gồ lên, lở loét thì là triệu chứng của ung thư. Người hút thuốc lá dễ bị vết trắng.

* Miệng có vết đỏ

Đây là một biến đối bệnh lí màu đỏ trên niêm mạc khoang miệng, biểu hiện là những vết chấm đỏ tươi, mềm và có ranh giới rõ ràng, nói chung không tỏ ra đau đớn lắm (nên phân biệt với chứng viêm niêm mạc, bỏng nóng, bị thương do cọ xát). Một biểu hiện khác là vết màu đỏ tươi phân bố những hạt màu trắng cóhình như hạt thóc, thường kèm theo hiện tượng hơi đau. vết đỏ hay phát sinh ở mép lưỡi mặt lưỡi, tỉ lệ phát sinh thấp hơn so với vết trắng còn tỉ lệ biến chứng sang ung thư cao hơn vết trắng 18 lần, vì vậy phải hết sức chú ý.

Miệng có vết đen

Đây là một loại nốt chấm màu đen hoặc màu kim, màu xanh thẫm có ranh giới rõ ràng trên niêm mạc miệng, khá nhỏ, hình dạng không theo quy tắc nào, không tự cảm giác được triệu chứng (chứng sắc tố đen chìm trong khoang miệng biểu hiện ở phạm vi dày đặc, huyết quản sưng phù lên, nhìn bề ngoài không giống vết đen). Nốt đen thường gặp ở ngạc trên, răng hàm và niêm mạc má. Tỉ lệ phát bệnh của nam gấp ba lần nữ, tỉ lệ ác tính khoảng 30%. Khi ác tínhchuyển thành nhọt sắc tố đen, các vết đen sê tăng lên, ranh giới mơhồ, sắc tố không đều hoặc sâu thêm, có người sệ sinh xuất huyết ở đầu khớp xương,

Nếu phát hiện có những nốt màu như trên, cần phải kịp thời đến bệnh viện khám ngay.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0