08/02/2018, 15:39

Hộ chiếu – Passport là gì và dùng để làm gì?

Hộ chiếu là gì? Passport là gì? Được dùng để làm gì và có tác dụng như thế nào? Có bao nhiêu loại hộ chiếu, passport? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này. Xem thêm: – – hay Tóm tắt Hộ chiếu – Passport là gì? Hộ chiếu theo cách tiếng Việt còn có tên gọi trong ...

Hộ chiếu là gì? Passport là gì? Được dùng để làm gì và có tác dụng như thế nào? Có bao nhiêu loại hộ chiếu, passport? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Xem thêm:  –  –  hay 

Tóm tắt

Hộ chiếu – Passport là gì?

Hộ chiếu theo cách tiếng Việt còn có tên gọi trong tiếng Anh là Passport. Đây là một loại giấy tờ được chính phủ của một quốc gia cấp cho người dân của quốc gia đó. Hộ chiếu thì thường chứa tên của chủ sở hữu , địa điểm và ngày tháng năm sinh , ảnh, chữ ký , quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn… và các thông tin nhận dạng.

Các thông tin có trên hộ chiếu:

  • Số hộ chiếu
  • Ảnh
  • Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
  • Số chứng minh thư nhân dân
  • Nơi sinh
  • Cơ quan cấp; Nơi cấp
  • Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
  • Thời hạn sử dụng
  • Vùng để xác nhận thị thực
  • Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu

Hiện tại nước ngoài đã cấp hộ chiếu điện tử. Ở Việt Nam thì mình không rõ đã cấp hay chưa.

Hộ chiếu điện tử là gì?

Hộ chiếu điện tử là loại có chứa một con chip lưu thông tin của hộ chiếu đó. Khi đó người ta chỉ cần truy cập con chip để xem thông tin thay vì phải xem thủ công bằng mắt như hiện nay.

Hộ chiếu - Passport là gì và dùng để làm gì?Hộ chiếu - Passport là gì và dùng để làm gì?

Ba loại hộ chiếu được cấp ở Việt Nam hiện nay.

Công dụng của hộ chiếu – passport là gì và dùng để làm gì?

Hộ chiếu hay Passport công dụng chính được dùng như để nhận dạng thông tin của người sở hữu. Còn theo định nghĩa trên trang của chính phủ thì hộ chiếu hay passport là Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài. 

Còn theo kiểu hiểu đơn giản của mình thì. Nó như là chứng minh nhân dân (hiện nay là căn cước công dân) phiên bản quốc tế vậy. Bởi vì khi bạn cần ra nước ngoài bạn sẽ cần đến nó để làm thủ tục và khi nhập cảnh vào nước bạn đến hay trở lại nước mình bạn cũng phải sử dụng đến nó. Công dụng của nó là người ta biết bạn là ai từ đâu đến. Tất nhiên có một số quốc gia bắt buộc phải có visa hay còn là thị thực mới được nhập vào. Do đó phải xin visa hay thị thực nhập cảnh trước. Không xin trước mà qua quốc gia không miễn thị thực thì chỉ có xách valy trở về nước nhé. Bạn có thể tìm hiểu  tại đây. Visa này không phải của ngân hàng cấp đâu nhé.

Lưu ý hộ chiếu không tạo ra quyền cho người có hộ chiếu được phép xuất cảnh khỏi nước mình, nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ nước khác. Đây chỉ là giấy tờ cần phải có để được xuất cảnh và nhập cảnh trở lại thôi. Nếu bạn đang gặp tố tụng hay có lệnh cấm xuất ngoại thì có hộ chiếu bạn cũng không được đi đâu vì tên bạn đã nằm trong danh sách cấm xuất cảnh rồi. Chừng nào giải quyết xong tố tụng hay lệnh cấm thì mới đi được.

Ví dụ đơn giản về công dụng:

Chắc ai cũng coi qua Tây Du Ký cả rồi. Và lúc nào Đường Tăng cũng cầm theo cuốn sổ màu vàng. Đi qua nước nào thì đều phải gặp vua của nước đó để xin đóng dấu thông quan để được đi tiếp. Có tập Nữ nhi quốc, nữ vương không chịu đóng thì Đường Tăng không thể đi được. Đây cũng có thể xem như Đường Tăng chưa xin được visa hay thị thực nhập cảnh vậy đó.

Hộ chiếu (Passport) cũng tương tự giống vậy. Nếu bạn đi qua nước nào giấy tờ đầy đủ, nhân viên sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn. Do đó khi xem hộ chiếu của ai đó càng nhiều dấu, chứng tỏ họ đi nhiều nơi. Còn không có dấu nào thì là họ chưa đi đâu hoặc do đây là hộ chiếu mới cấp lại sau khi hết thời hạn sử dụng hay do thất lạc mà làm lại. Xem thêm:

Hộ chiếu có mấy loại?

Trong phạm vi bài này thì chỉ nói ở Việt Nam mà thôi. Ở Việt Nam chúng ta có 3 loại hộ chiếu là hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao.

Hộ chiếu phổ thông:

Hộ chiếu phổ thông hay trong tiếng Anh được gọi là Popular Passport. Đây là loại hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho công dân Việt Nam hiện nay. Với thời hạn của hộ chiếu là 10 năm.  Nếu rơi vào một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 ở dưới đây thì bạn sẽ chưa được cấp hộ chiếu.

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
+ Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
+ Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

– Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Đối với hộ chiếu đã được cấp có thời hạn 5 năm trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày được gia hạn một lần không quá 3 năm.
– Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi (cấp riêng hoặc cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha) có thời hạn từ 2 năm đến 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 14 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của mẹ hoặc cha thì thời hạn hộ chiếu của mẹ hoặc cha được điều chỉnh có giá trị từ 2 năm đến 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Hộ chiếu công vụ:

Hộ chiếu công vụ hay còn gọi là Official Passport. Loại hộ chiếu này được cấp cho các quan chức của chính phủ khi đi  ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến. Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ này cụ thể gồm những đối tượng sau:

  • Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.
  • Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.
  • Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương

Hộ chiếu ngoại giao:

Hộ chiếu ngoại giao là một loại hộ chiếu. Đối tượng là những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến

Lưu ý: người được cấp hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ thì không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi nước ngoài với mục đích cá nhân. Nên những ai có ý định sử dụng hộ chiếu công vụ hay ngoại giao để đi du lịch thì không được đâu nhé.

Hy vọng qua bài viết  đã giúp bạn được giải đáp được thắc mắc hộ chiếu hay passport là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết .

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ:

Ngoài ra còn từ các nguồn khác như báo chí, các trang làm visa. Nếu có thiếu sót hay có chổ cần điều chỉnh hãy liên hệ với mình để mình sửa chửa nhé. Chân thành cảm ơn.

0