01/03/2018, 16:10

Hệ thống giáo dục mới/4

Có khác biệt trong hệ thống giáo dục truyền thống hội tụ vào ghi nhớ và hệ thống giáo dục mới thúc đẩy “học qua hành.” Trong hệ thống giáo dục truyền thống, học sinh thường học một mình và ganh đua với học sinh khác trong lớp. Nhưng trong hệ thống giáo dục mới, học sinh phải học để ...

Có khác biệt trong hệ thống giáo dục truyền thống hội tụ vào ghi nhớ và hệ thống giáo dục mới thúc đẩy “học qua hành.”

Trong hệ thống giáo dục truyền thống, học sinh thường học một mình và ganh đua với học sinh khác trong lớp. Nhưng trong hệ thống giáo dục mới, học sinh phải học để làm việc theo kiểu cộng tác. Trong mọi lớp, họ phải làm việc cùng nhau để nhận diện vấn đề và tạo ra giải pháp như một tổ, không như cá nhân. Tất cả có có chung mục đích: Thành công như một tổ. Tổ thường họp mọi ngày và nhận diện điều họ cần học để đáp ứng mục đích của họ. Là một tổ, họ cũng học trao đổi hiệu quả và tổ hợp nhiều cách nhìn khác nhau để đáp ứng cho mục đích của tổ. Để làm điều đó, họ phải học cách lắng nghe người khác và tôn trọng ý kiến của người khác, cho dù các ý kiến này có thể không cùng là ý kiến của họ. Bằng việc làm điều đó, họ học cách làm việc tổ hiệu quả và kĩ năng cộng tác điều được cần khi họ làm việc trong công nghiệp. Bạn tôi, Giáo sư Gershman thường bắt đầu lớp của ông ấy bằng việc kể cho học sinh: “Trong quá khứ, từng người trong các em là cầu thủ tennis, nhưng trong lớp của thầy, các em tất cả đều là cầu thủ bóng đá.”

Trong hệ thống giáo dục mới, học sinh thu nhận một số tri thức cơ bản từ giáo sư, nhưng họ cũng phải học tìm thông tin phụ theo cách riêng của họ. Chính là qua việc đọc thêm này và tự học, học sinh học sâu hơn và phát triển kĩ năng học cả đời. Bằng việc kéo dài tri thức lõi mà họ học trong lớp qua việc đọc thêm, họ học cách áp dụng tri thức của họ vào tình huống thực và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Cuối cùng, họ sẵn lòng chấp nhận thách thức yêu cầu họ áp dụng tri thức theo cách phi truyền thống. Hoạt động học sâu hơn này yêu cầu học sinh rút ra thông tin từ tri thức hiện thời rồi làm cái gì đó có nghĩa với nó như xử lí thông tin hiệu quả theo cách riêng của họ thay vì theo cách hàn lâm hạn chế suy nghĩ của họ. Qua thời gian, học sinh tiến hoá từ người mới học sang mức chuyên gia bên trong tri thức miền.

Trong hệ thống giáo dục truyền thống, học sinh ghi nhớ sự kiện và dữ liệu để đỗ bài kiểm tra, nhưng thông thường hầu hết học sinh không phát triển năng lực suy nghĩ độc lập để áp dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề. Trong hệ thống giáo dục mới, học sinh học nghiên cứu ở mức sâu hơn để cho họ có thể phân tích vấn đề và áp dụng tri thức riêng của họ vào giải quyết chúng. Học sinh phải học cách dùng công cụ và kĩ thuật đặc biệt cho khu vực rồi phân tích vấn đề một cách logi và phát sinh các giả thuyết để giải quyết chúng. Bằng việc đánh giá, tích hợp và phân tích nhiều nguồn thông tin, họ có thể cải tiến giải pháp của họ để giải quyết vấn đề.

Trong hệ thống giáo dục mới, học sinh phải học miền rộng các kĩ thuật học hơn nhiều so với việc ghi nhớ lí thuyết truyền thống. Họ phải học chấp nhận trách nhiệm cho việc học riêng của họ, lựa chọn kĩ thuật học đúng, và phán xét những kĩ thuật đó có tác dụng tốt thế nào. Khi họ đương đầu với khó khăn, họ học cách chẩn đoán kiểu khó khăn họ đang đối diện, lựa chọn kĩ thuật thích hợp để giải quyết khó khăn và liên tục tiến lên tới mục đích học tập của họ. Về căn bản, họ học là độc lập hơn trong việc học của họ thay vì phụ thuộc vào ai đó giúp họ. Hệ thống giáo dục mới yêu cầu học sinh tham gia vào trong tự suy nghĩ cần thiết để liên tục học trong cả đời họ. Họ phải đặt mục đích cho từng nhiệm vụ học tập, giám sát tiến bộ của họ hướng tới mục đích, và thích nghi cách tiếp cận của họ như được cần để hoàn thành thành công nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề.

Trong hệ thống giáo dục truyền thống, học sinh hội tụ vào việc thi đỗ bài kiểm tra nhưng trong hệ thống giáo dục mới, học sinh chăm nom về chất lượng của việc học của họ và đưa nỗ lực thêm vào làm mọi thứ một cách kĩ càng và tốt. Hệ thống giáo dục mới khuyến khích học sinh phát triển thái độ tích cực và niềm tin về bản thân họ trong quan hệ với công việc hàn lâm. Bằng việc có thái độ tích cực và niềm tin về bản thân họ, học sinh có thể tăng sự kiên nhẫn của họ để tham gia vào trong các hành vi học tập có năng suất. Họ bắt đầu thấy sự liên quan của công việc nhà trường với cuộc sống của họ và tương lai của họ và hiểu họ làm việc chăm chỉ bây giờ sẽ có ích lợi cho họ trong tương lai và điều đó sẽ dẫn họ tới liên tục học và trở thành người học cả đời.

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0