01/03/2018, 16:09

Làm việc tại Google

Hôm qua trong lớp Khởi nghiệp của tôi, một sinh viên hỏi: “Tại sao các công ti như Microsoft, Google, và Facebook thành công vậy? Tại sao các nước khác như Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh cũng có giáo dục tốt nhưng không thể tái tạo được các công ti khởi nghiệp Mĩ? Có cái gì đó đặc biệt về Google ...

Hôm qua trong lớp Khởi nghiệp của tôi, một sinh viên hỏi: “Tại sao các công ti như Microsoft, Google, và Facebook thành công vậy? Tại sao các nước khác như Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh cũng có giáo dục tốt nhưng không thể tái tạo được các công ti khởi nghiệp Mĩ? Có cái gì đó đặc biệt về Google hay Facebook không?”

Tôi nói với lớp: “Có nhiều điều đặc biệt về công nghiệp công nghệ Mĩ mà không nước nào khác có thể tái tạo được. Nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu với thành công của Google. Vài năm trước đây, Eric Schmidt, chủ tịch của Google đã tới thăm CMU, và trong buổi gặp gỡ với sinh viên, ông ấy kể một câu chuyện: “Vào buổi tối thứ sáu, Larry Page, người sáng lập ra Google nhìn thấy một trang Google với quảng cáo “được thiết kế cực xấu”. Nếu đó là ai đó khác, người này có thể giận và la hét nhân viên của mình hay ra lệnh thiết kế lại. Nhưng Larry Page đã không làm điều đó. Ông ấy in tấm quảng cáo này ra, treo chúng lên cửa văn phòng mình và viết: “QUẢNG CÁO QUÁ TỒI.” Một nhóm kĩ sư phần mềm thấy lời bình và quyết định giải quyết vấn đề này vào dịp cuối tuần. Họ thiết kế lại quảng cáo, và đến thứ hai, vấn đề này được giải quyết. Schmidt kết luận: “Đó là văn hoá của Google: Giải quyết vấn đề. Không ai bảo họ làm điều đó. Không ai trách cứ bất kì ai về công việc thiết kế xấu. Larry Page đã không ra lệnh hay nói bất kì cái gì về điều ông ấy muốn, nhưng chỉ nêu ra vấn đề. Vì những người làm việc tại Google đều là “Người giải quyết vấn đề,” tự bản thân họ quyết định giải quyết nó theo thời gian riêng của họ, trong kì nghỉ cuối tuần.”

Tôi hỏi lớp: “Bao nhiêu công ti toàn cầu có thể làm được điều đó? Bao nhiêu người lãnh đạo có thể làm được điều đó? Làm sao các em động viên mọi người tình nguyện làm mọi thứ theo cách riêng của họ, không ra lệnh? Nếu có “Công thức bí mật” cho thành công, thầy nghĩ đây dứt khoát là một công thức: “Tạo ra văn hoá duy nhất động viên mọi người.” Nếu các em nhìn vào văn hoá của Google, nó toàn là về giá trị và ý nghĩa về mục đích. Đó là lí do tại sao nhiều người tài làm việc cho Google. Họ bị hấp dẫn tới chỗ mà họ có thể gia tăng giá trị và tạo ra điều lớn lao, không phải về tiền hay danh vọng.”

Một sinh viên không đồng ý: “Nhưng Google trả nhiều tiền.” Tôi giải thích: “Phần lớn các công ti công nghệ đều trả lương cao nữa nhưng tại sao họ làm việc cho Google? Thầy biết một số công ti trả nhiều hơn nữa nhưng không thể cạnh tranh được với Google vì văn hoá duy nhất này. Nhưng đó chỉ là một câu chuyện. Eric Schmidt cũng chia sẻ với sinh viên khía cạnh khác. Ông ấy nói: “Thuê người có tài là không đủ. Công ti phải cho họ thời gian để sáng tạo ra những thứ phát kiến. Tính sáng tạo là điều cần thiết để tạo ra ý tưởng mới và trong công nghiệp công nghệ, phát kiến là mọi thứ. Có vài điều Google làm tốt. Chẳng hạn, Google thuê người nấu ăn giỏi nhất để cung cấp bữa ăn cho công nhân trong quán ăn tự phục vụ nơi công nhân có thể ăn mà không phải trả tiền. Do đó, công nhân có thể liên tục làm việc, trao đổi ý tưởng, không phải rời khỏi công ti.”

Thầy đã ở trong Google nhiều lần, và thầy có thể nói rằng quán ăn tự phục vụ là chỗ cho phép nhiều sáng tạo hơn bất kì chỗ nào khác. Thầy đã thấy nhiều nhóm người chia sẻ ý kiến, thảo luận đam mê các giải pháp, hay công nghệ mới để làm cho sản phẩm của Google tốt hơn, qua bàn ăn của họ. Công nhân được dành quãng 20% thời gian làm việc của họ để làm bất kì cái gì họ thích một cách sáng tạo. Về căn bản, công nhân được trao cho nhiều độc lập nơi họ có thể làm quyết định riêng của họ và không phải lo nghĩ về làm cái gì đó mà ông chủ của họ không thích. Trong cuộc họp hàng tuần, công nhân có thể đệ trình các câu hỏi cho những người quản lí và nói ý kiến của họ mà không sợ hãi. Larry Page, người sáng lập, nhấn mạnh rằng cách duy nhất để giữ công nhân có tài ở lại làm việc cho Google là đối xử công bằng, bình đẳng với họ khi làm quyết định cùng nhau. Tất nhiên, Google cho công nhân các thách thức và những thứ khó khăn để đạt tới mục đích của họ, nhưng đó chính xác là điều người có tài muốn. Họ không muốn làm những công việc thường lệ như người khác, nhưng muốn các công việc thách thức nơi họ có thể kiểm thử bản thân họ tới giới hạn. Đó là lí do tại sao quãng 10% ngân sách của Google dành cho các dự án thử nghiệm này, bất kể tới kết quả.

Tôi hỏi lớp: “Bao nhiêu công tin toàn cầu đang làm điều đó? Thuê người có tài là không đủ, nhưng các em phải cho phép họ làm bất kì cái gì họ làm tốt nhất: Tạo ra sản phẩm mới, phát minh ra công nghệ mới theo cách riêng của họ mà không ra lệnh. Nếu có “Công thức bí mật” cho thành công, thầy nghĩ đây cũng dứt khoát là một công thức: “Thúc đẩy tính sáng tạo trong những người của bạn.” Các em có nghĩ rằng các công ti khác có thể làm được điều đó không? Các em có nghĩ các nước khác có thể tái tạo điều đó không? Đó là lí do tại sao công nghiệp công nghệ Mĩ là duy nhất. Đó là lí do tại sao người có tài thích tới với công việc ở đây.”

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0