25/05/2017, 00:29

Giải thích câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ dân gian Tốt gỗ hơn tốt nước sơn của dân tộc ta. Trong những câu chuyện cổ tích của bà, chúng ta thấy hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền; là nàng lọ lem tốt bụng, trong sáng. Nhưng họ đều bị những mụ dì ghẻ độc ác bóc lột, hành hạ, để tìm được hạnh phúc của đời ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ dân gian Tốt gỗ hơn tốt nước sơn của dân tộc ta. Trong những câu chuyện cổ tích của bà, chúng ta thấy hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền; là nàng lọ lem tốt bụng, trong sáng. Nhưng họ đều bị những mụ dì ghẻ độc ác bóc lột, hành hạ, để tìm được hạnh phúc của đời mình, cô Tấm cũng như nàng Lọ Lem đều được ông Bụt, thế lực siêu nhiên giúp đỡ, có quần áo đẹp, hài đẹp, có xe ngựa đưa đón. Và cũng nhờ vậy mà họ gặp được Hoàng tử, tìm được hạnh ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ dân gian Tốt gỗ hơn tốt nước sơn của dân tộc ta.

Trong những câu chuyện cổ tích của bà, chúng ta thấy hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền; là nàng lọ lem tốt bụng, trong sáng. Nhưng họ đều bị những mụ dì ghẻ độc ác bóc lột, hành hạ, để tìm được hạnh phúc của đời mình, cô Tấm cũng như nàng Lọ Lem đều được ông Bụt, thế lực siêu nhiên giúp đỡ, có quần áo đẹp, hài đẹp, có xe ngựa đưa đón. Và cũng nhờ vậy mà họ gặp được Hoàng tử, tìm được hạnh phúc viên mãn. Qua những câu chuyện này ta có thể thấy vai trò của yếu tố bên ngoài, của diện mạo, vì nó tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người đối diện, như ông cha ta cũng đã có câu nói “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì sơn”. Nhưng ông cha ta cũng có một câu nói khác “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vậy ta phải hiểu như thế nào mới đúng? Diện mạo bên ngoài quan trọng hay vẻ đẹp tâm hồn mới thực sự đáng quý?

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, không chỉ có những câu nói về đề tài sản xuất, lao động hay hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mà ông cha ta còn có những câu ca dao, tục ngữ hay đánh giá về con người, cũng như giá trị của con người. Một trong số đó có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước nước sơn”. Qua câu nói này ta có thể thấy được ông cha ta đề cao vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của phẩm chất đạo đức hơn vẻ đẹp bên ngoài của một người. HÌnh ảnh mà các tác giả dân gian sử dụng trong câu tục ngữ đầy sức biểu hiện, tạo cho người đọc dễ liên tưởng cũng như cảm nhận được những nội dung triết lí, tư tưởng mà các giả muốn gửi gắm.

Trước hết, ta sẽ đi phân tích nghĩa bề mặt của câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, xét ở góc độ thực tế cuộc sống, ta có thể thấy gỗ chính là một trong những nguyên liệu quan trọng để xây dựng nhà cửa, đóng bàn ghế, đóng thuyền…Nghĩa là phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là người dân ở vùng nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Từ vai trò cần thiết, quan trọng của gỗ mà người ta coi trọng chất lượng mà gỗ sẽ được sử dụng. Trong quan hệ với câu nói này ta có thể hiểu ông cha ta coi trọng chất lượng của gỗ hơn là vẻ bóng bẩy bề ngoài của nó.

“Nước sơn” là loại nước có màu dùng để quét lên bề mặt của những phiến gỗ, làm cho chúng có màu sắc bắt mắt, bóng bẩy hơn; thu hút về thị hiếu của người tiêu dùng bởi tính thẩm mỹ của chúng. Tuy nhiên, những loại gỗ dùng nước sơn để tỏa bóng thường là những loại gỗ chất lượng kém hơn, quét sơn lên để che đậy những nhược điểm của miếng gỗ, đánh lừa thị giác của người dùng. Từ đó là ông cha ta đề cao chất lượng thực của những phiến gỗ, dù có bề ngoài không được bắt mắt nhưng khi đưa vào sử dụng lại có tính bền vững, độ bền cao hơn rất nhiều lần.

Từ cách chọn gỗ trong đời sống sinh hoạt, các tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh ấy để thể hiện một quan niệm mang tính triết của con người về cách nhìn người, đánh giá một con người. TRong quan hệ với con người thì “nước sơn” ở đây ta có thể hiểu đó là hình thức bên ngoài của con người, có thể là trang phục, phụ kiện đi kèm làm tăng tính thẩm mỹ của người đó với những người đối diện, đúng như câu nói của ông cha ta “Người đẹp vì lụa”, tức là nhờ trang phục bên ngoài, làm cho người mặc trở nên ấn tượng, đẹp đẽ hơn, thu hút cảm tình của người khác.

“Tốt gỗ” ở đây là vẻ đẹp bên trong, khác với vẻ đẹp bên ngoài ở chỗ, chúng ta không thể nhận biết bằng thị giác bên ngoài mà chỉ nhận biết được nó khi ta có một khoảng thời gian nhất định tiếp xúc với họ. Đó là vẻ đẹp của phẩm chất, của đạo đức, và trong cái nhìn của cha ông ta thì vẻ đẹp này đáng quý hơn cả. Vì vẻ đẹp bên ngoài dù bắt mắt, xinh đẹp nhưng tính cách xấu xa, tiêu cực thì chỉ có thể gây ấn tượng ban đầu, khi tiếp xúc lâu dài người ta sẽ hiểu được bản chất thật mà thất vọng, điều chỉnh cách đánh giá cũng như tình cảm của mình. Ngược lại, đối với những người dù không có bề ngoài bắt mắt nhưng có vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức, biết cư xử thì ấn tượng ban đầu có thể không tốt nhưng khi tiếp xúc lâu thì sẽ nhận được sự quý trọng, yêu mến từ chính vẻ đẹp ấy.

Trong cuộc sống ngày nay, còn rất nhiều người có quan niệm tiêu cực, phiến diện khi đánh giá con người “nhìn mặt mà bắt hình dong”. NHững người có hình thức thường dễ dàng hơn người không có ngoại hình bắt mắt trong tìm kiếm công việc, đối tác cũng như gây dựng những mối quan hệ. Tuy nhiên, đó chỉ là khởi đầu của công việc, vì khi bắt tay vào thực hiện công việc, chính thức bắt đầu những mối quan hệ thì vẻ bề ngoài đẹp đẽ cũng không thể cứu vãn được cách nhìn nhận, đánh giá của người đối diện. Còn đối với những người có vẻ đẹp tâm hồn, đạo đức thì họ sẽ chinh phục được người đối diện bằng chính sự chân thành, tốt đẹp của mình.

Vẻ bề ngoài rất quan trọng, không ai có thể phủ nhận được điều này, nhưng hơn cả vẻ mặt hình thức thì vẻ đẹp tâm hồn luôn đánh giá, coi trọng cao hơn, vì nó mới làm nên giá trị con người. Câu nói “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ chính những trải nghiệm của con người về cách nhìn nhận một con người.

0