25/05/2017, 00:29

Chứng minh rằng nói dối có hại cho con người .

Đề bài: Em hãy viết một bài văn chứng minh rằng nói dối có hại đối với con người. Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi ...

Đề bài: Em hãy viết một bài văn chứng minh rằng nói dối có hại đối với con người. Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi người bằng cách hô to lên rằng đàn cừu của mình bị hổ tấn công. Tưởng rằng có hổ xuất hiện thật, mọi người đều hô hào nhau người cầm gậy, người cầm cuốc lên đuổi hổ, nhưng khi lên ...

Đề bài: Em hãy viết một bài văn chứng minh rằng nói dối có hại đối với con người.

Chuyện kể một cậu bé chăn cừu, hàng ngày cậu bé làm công việc của mình là thả đàn cừu lên thảo nguyên kia để chúng ăn cỏ, đến tối thì lại cùng đàn cừu trở về. Nhưng, vì buồn chán nên cậu bé thường xuyên trêu đùa mọi người bằng cách hô to lên rằng đàn cừu của mình bị hổ tấn công. Tưởng rằng có hổ xuất hiện thật, mọi người đều hô hào nhau người cầm gậy, người cầm cuốc lên đuổi hổ, nhưng khi lên đến nơi, không có con hổ nào cả, còn cậu bé thì cười một cách khoái trá. Trò đùa của cậu bé lừa được mọi người một lần, hai lần rồi ba lần. Và lần này, khi hổ xuất hiện thật, cậu bé gắng sức gọi thật to nhưng ngỡ là trò đùa như bao lần khác nên không ai xuất hiện cả. Kết quả là cừu của cậu bé bị hổ vồ mất. Qua câu chuyện này chúng ta thấy phần nào tác hại của việc nói dối, và trong cuộc sống của mình cũng vậy, lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và rất có hại cho con người.

Nói dối là những lời nói không thật lòng, những câu chuyện hư cấu mà người nói cố tình hoặc vô ý nói ra. Nhưng dù là vô tình hay cố ý thì những lời nói dối này mang lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến người nghe mà trực tiếp nhất, đó chính ảnh hưởng đến tính cách của người nói, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của những người thường xuyên nói dối. Đối với những lời nói dối vô tình thì người nói ra chúng hoàn toàn không có chủ đích từ trước, khi giao tiếp vì bí chuyện hay muốn tránh né một điều gì đấy có thể vô tình nói ra.

Những lời nói dối này khi sử dụng một lần hai lần thì người khác có thể tin tưởng nó là sự thật, mang lại sự khoái trá cho người nói, mang lại sự thỏa mãn nhất thời. Nhưng, hậu quả sâu sa mà nó để lại thì người nói lại chưa thể cảm nhận được ngay, trước hết nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen khó bỏ, để trong mọi tình huống đều có thể nói ra. Nhưng “cái kim” trong bọc lâu ngày cũng có ngày lòi ra, người đối diện sẽ dần dần lắng nghe và hiểu những lời nói đó là thật lòng hay không. Và khi phát hiện mình bị lừa dối thì người nói mất đi niềm tin vốn có ở họ và rất khó có thể gây lại niềm tin như lúc ban đầu.

Đó là trường hợp những lời nói dối vô tình, không có tác hại gì, chỉ dùng để mua vui, để khoe mẽ hay che đậy một việc tiêu cực nào đó. Dù không gây hại cho người đối diện nhưng một khi đã nói dối bạn sẽ mất đi uy tín của bản thân, cách đánh giá của người khác về mình cũng thay đổi theo hướng tiêu cực, từ đó gây ảnh ưởng xấu đến mối quan hệ với những người xung quanh.
Ở trường hợp khác, mức độ của lời nói dối có thể gây ra những hiểu lầm, thiệt hại cho người khác thì lời nói xấu này thực sự trở thành một trò đùa tai hại. Đó là khi con người dùng những lời nói dối để đánh lừa người khác chỉ vì lợi ích của mình.

Chẳng hạn như vì lợi ích của việc kinh doanh, lợi nhuận thì người sản xuất có thể lừa bán cho người tiêu dùng những thực phẩm bẩn, ôi thiu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của họ. Khi ấy lời nói dối đã trở thành một hành vi vô đạo đức đáng lên án. Hay trong học hành, thi cử, người học sinh muốn đạt điểm cao mà không phải tự thân lĩnh hội, ôn tập mà khi bước vào kì thi, lại lừa thầy dối bạn bằng cách dùng phao, quay cóp miễn sao được điểm cao. Khi ấy, đạo đức, nhân cách của người học sinh cũng dần bij ảnh hưởng bởi những hành vi ấy, và khi đã trở thành thói quen thì nó trở thành một vấn nạn đáng nên án.

Nói dối vô cùng có hại đối với người đối diện và trước hết đó chính là ảnh hưởng đến bản thân của người nói. Đối với người nghe, khi nghe những lời nói dối, trước hết là họ sẽ cảm thấy tin tưởng, nhưng khi đã nghe quá nhiều lời nói dối, họ sẽ tự có cách nhìn nhận, đánh giá và biết được chân tướng của sự việc. Nếu là người thân thì họ sẽ cảm thấy buồn bã, thất vọng vì bị người mình yêu thương, tin tưởng lừa dối. Nhưng từ đó người nói dối sẽ mất đi niềm tin, dù nói thật thì người đối diện cũng không tin và cũng không muốn tin nữa. Nghĩa là đối với bản thân của người nói dối sẽ tự làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh, làm nó nó xấu đi mà hình ảnh, nhân cách của mình cũng không còn như ấn tượng ban đầu nữa.

Lời nói dối bao giờ cũng là tiêu cực, là không nên, nhưng ta cũng không nên qua tuyệt đối chúng, vì trong nhiều trường hợp lời nói dối chưa hẳn đã xấu. Đó là khi người bác sĩ nói dối về bệnh tình của bệnh nhân, làm cho họ sống yêu đời, lạc quan hơn. Tuy nhiên,trong từng trường hợp cụ thể thì việc sử dụng lời nói của ta lại mang những ý nghĩa khác nhau. Nhưng dù sao, để duy trì tốt các mối quan hệ cũng như giữ gìn phẩm chất của bản thân thì chúng ta không nên nói dối.

Nói dối nhiều sẽ thành một thói quen khó bỏ. Vì vậy không nên dùng những lời nói không có thật để làm tổn thương đến những người xung quanh ta, vì lời nói một khi nói ra thì không thể rút lại được. Và dù sau đó ta có hối hận, thay đổi thì nó sẽ mãi là một kỉ niệm, một kí ức xấu trong mối quan hệ của ta với mọi người. Vì vậy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy chú ý rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, đạo đức, nói không với những người nói dối. Để chúng ta thực sự trở thành những người con ngoan trò giỏi,những người thực sự có ích trong xã hội.

0