31/05/2017, 13:08

Đêm nay bác không ngủ ngữ văn 6

Bài thơ đêm nay bác không ngủ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bóng cao lồng lộng trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. ...

Bài thơ đêm nay bác không ngủ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bóng cao lồng lộng trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ tráng (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác ...

 

I. ĐỀ LUYỆN TẬP

 

Đề 1. Học thuộc lòng đoạn thơ, từ “Lần thứ ba” cho đến hết bài.

Đề 2. Giới thiệu xuất xứ và chủ đề bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

Đề 3. Học thuộc và chép lại đúng, đẹp một khổ thơ có hình ảnh so sánh trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Đề 4. Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa qua tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Đề 5. Phân tích cảm xúc và ý nghĩ của anh đội viên về "Người Cha mái tóc bạc" trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Đề 6. Hãy phân tích và giải thích cái "lẽ thường tình" mà Minh Huệ nói đến trong khổ thơ cuối bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

Đề 7. Phân tích đoạn thơ: "Lần thứ ba thức dậy... Bác là Hồ Chí Minh" trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

 

II.  BÀI VĂN TỰ LUẬN

 

Đề 2. Giới thiệu xuất xứ và chủ đề bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

Bài làm

1.   Minh Huệ là nhà thơ xứ Nghệ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Minh Huệ là bài thơ "Đêm nay Bác không ngu" viết vào năm 1951.

2.   Bài thơ thể hiện tấm lòng kính yêu của bộ đội đối với lãnh tụ, và tình thương mênh mông của lãnh tụ đối với chiến sĩ và dân công trong kháng chiến gian khổ.

 

Đề 3. Học thuộc và chép lại đúng, đẹp một khổ thơ có hình ảnh so sánh trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Bài làm

Bài "Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ viết theo thể thơ năm chữ, gồm có 16 khổ thơ, mỗi khổ thơ có bốn câu.

Khổ thơ thứ năm được tác giả sáng tạo nên bằng biện pháp tu từ so sánh đặc sắc:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng".

 

Đề 4. Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa qua tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Bài làm

Minh Huệ với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát Giặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ Chí Minh kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bóng cao lồng lộng trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ tráng (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

Tác giả đã sử dụng biến hóa ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ 5 chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: "Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ" (Sáng tháng năm). Ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

"Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng"...

Việc làm "đốt lửa", hành động "đi dém chăn", cử chỉ "nhón chân nhẹ nhàng" - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của "Người Cha mới tóc bạc" đối với tùng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên "mơ màng" trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

"Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng".

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, "Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ..." (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:

"Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng".

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong bài "Người đi tìm hình của nước" từng viết: "Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ...". Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên "vui sướng mênh mông". Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

"Bác thương đoàn dân công

Đâm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu .

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau...".

Trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự sần gũi, thân thiết mà cao ca, thiêng liêng:

"Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc".

 

Đề 5. Phân tích cảm xúc và ý nghĩ của anh đội viên về "Người Cha mái tóc bạc" trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ.

Bài làm

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và anh vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:

"Mà sao Bác vẫn ngồi - Đêm nay Bác không ngủ".Thương Bác, anh khẽ nói: "Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?". Anh bồn chồn lo lắng:

"Anh nằm lo Bác ốm...".

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya: "Anh đội viên thức dậy - Thấy trời khuya lắm rồi... Lần thứ ha thức dậy...". Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

"Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!".

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo,... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấu hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

“Lòng vui sướng mêng mông

Anh thức luôn cùng Bác”.

Qua hình ảnh chú đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ Tịch vĩ đại.

"Đêm nay Bác không ngủ” mãi mãi là một bài ca "làm rung động trái tim muôn triệu con người". Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kì làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ viết về lãnh tụ, cảnh rừng chiến khu Việt Bắc, một đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tình thương nước, thương dân của Bác.

 

Đề 6. Hãy phân tích và giải thích cái "lẽ thường tình" mà Minh Huệ nói đến trong khổ thơ cuối bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ".

Bài làm

Minh Huệ là nhà thơ xứ Nghệ. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" viết năm 1951 là bài thơ hay nhất của ông. Với thể thơ 5 chữ mang âm điệu trữ tình dân ca hát giặm, tác giả đã ca ngợi tình thương mênh mông của Bác Hồ đối với chiến sĩ đồng bào, và lòng kính yêu của người lính đối với lãnh tụ.

Phần cuối bài thơ, Minh Huệ giải thích lí do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị mà sâu xa:

"Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ ChíMình”

Cái "lẽ thường tình" mà nhà thơ nói đến chính vì "Bác là Hồ Chí Minh", là lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. Trên đường đi chiến dịch "rừng lắm dốc lắm ụ", Bác đã xông pha, nếm trải gian khổ với chiến sĩ. Đêm đông, mưa làm thâm lạnh lùng, dưới "mái lều tranh xơxác",Bác đốt lửa cho chiến sĩ nằm ngủ, Bác nhẹ nhàng đi "dém chăn" cho từng chiến sĩ một... Bác "trầm ngâm" nhìn ngọn lửa. Bác không ngủ được vì "Bác thương đoàn dân công - Đêm nay ngủ ngoài rừng - Rải lá cây làm chiếu - Manh áo phủ làm chăn...".

“Cái lẽ thường tình” ấy vì "Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"(Tố Hữu). Cái "lẽthường tình"ấy chính là tấm lòng lo nước thương dân (lòng ưu ái) của lãnh tụ:

"Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng".

(“Đi thuyền trên sông Đáy”)

Khổ cuối được xem như một câu bình luận trữ tình. Minh Huệ chỉ gợi mở về cái "lẽ thường tình", tạo nên bao liên tưởng chấn động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh, về đạo đức, nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời "79 mùa xuân" cho độc lập, tự do của Tổ quốc, và đã "ôm cả non sông, mọi kiếp người" (Tố Hữu).

Lê Kim Lan, lớp 9B

(Trường THCS Lạc Viên - Hải Phòng)

Nguồn: Nhungbaivanhay
0