31/05/2017, 13:08

Bức tranh của em gái tôi

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh là một truyện ngắn hay. Hay ở lối kể chuyện, bình dị mà có sức lay, sức gợi sâu xa. Hay ở nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhân vật tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu rất đáng yêu. I. ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 1. Tóm tắt ...

Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh là một truyện ngắn hay. Hay ở lối kể chuyện, bình dị mà có sức lay, sức gợi sâu xa. Hay ở nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhân vật tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu rất đáng yêu.

 

I. ĐỀ LUYỆN TẬP

Đề 1. Tóm tắt truyện "" của Tạ Duy Anh.

Đề 2. Cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong truyện "" của Tạ Duy Anh.

Đề 3. Nêu cảm nhận về bức tranh "Anh trai tôi" của Kiều Phương khi đọc truyện "'.

Đề 4. Cảm nghĩ về nhân vật người anh trai của Kiều Phương trong truyện "" của Tạ Duy Anh.

Đề 5. Phân tích tâm trạng của nhân vật người anh trai của Kiều Phương khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái trong truyện '".

 

II. BÀI VĂN TỰ LUẬN

Đề 1. Tóm tắt truyện "" của Tạ Duy Anh.

 

Em gái tôi tên là Kiều Phương. Em hay lục lọi đồ vật, và mặt em luôn bị chính em bôi bẩn. Tôi gọi em là Mèo, em vui vẻ chấp nhận và còn dùng để xưng hô với bạn bè. Đít xoong chảo bị em cạo trắng cả. Một hôm tôi bắt gặp nó đang nhào một thứ bột gì đó đen sì thì ra nó đang chế thuốc vẽ. Tôi bí mật theo dõi và thấy nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục, cái màu đen, đều do nó tự chế.

Một hôm chú Tiến Lê, họa sĩ, bạn thân của bố tôi, đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Em gái tôi mừng quýnh lên được gặp bạn gái. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Bé Quỳnh được Mèo cho xem tranh. Thỉnh thoảng hai đứa lại reo lên khe khẽ. Còn tôi thì đang mải mê với chiếc diều. Bé Quỳnh nói thầm với bố. Chú Tiến Lê đi ra vườn, một lúc sau chú trở vào, mặt rạng rỡ nói: "Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?". Bố tôi ngây người ra, rồi ôm thốc Mèo lên: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ lớn". Mẹ tôi cũng vô cùng xúc dộng. Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp em gái tôi phát huy tài năng. Kể từ hôm đó, tôi cảm thấy mình bất tài, có lúc tôi chỉ muốn gục xuống khóc khi ngồi bên bàn học. Tôi không thể thân với Mèo như trước nữa. Tôi hay gắt um lên mỗi khi em mắc một lỗi nhỏ. Chú Tiến Lê tặng em một hộp màu ngoại xịn. Bố mẹ tôi mua sắm cho Kiểu Phương những gì cần cho công việc vẽ.

Rồi em gái tôi được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Bức tranh của em được tặng giải nhất. Trước lúc đi nhận giải thưởng em ôm cổ tôi thì thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải". Trong một gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, tranh thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố mẹ tôi kéo tôi qua đám đông để xem bức tranh Kiều Phương được đóng khung, lồng kính. Bức tranh vẽ một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Cặp mắt, tư thế ngồi rất mơ mộng. Mẹ tôi hỏi: "Con có nhận ra con không"... Tôi giật sững người... Thoạt tiên là ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Như bị thôi miên khi tôi nhìn dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Tôi muốn khóc quá, khi nghe mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con clnra?". Nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"!

 

Đề 2. Cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong truyện "" của Tạ Duy Anh.

 

1.   Với truyện ngắn "", tên tuổi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh trở nên thân thiết đối với hàng triệu độc giả thiếu nhi trên mọi miền Tổ quốc. Một truyện ngắn xinh xắn, với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo nên một tác phẩm chan chứa tình yêu thương, đó là lòng yêu quý anh trai của đứa em gái - họa sĩ tí hon, tác giả bức tranh "Anh trai tôi", bức tranh được giải nhất trại thi vẽ quốc tê. Nhân vật Kiều Phương, nữ họa sĩ tí hon ấy đã để lại bao ấn tượng đẹp, đầy cảm mến đối với mỗi chúng ta.

2.   Kiều Phương hình như đang học Tiểu học (chúng ta có cảm nhận ấy, niềm tin ấy)? Cô bé này thật đáng yêu. Rất ngây thơ, hồn nhiên và yêu đời, hiếu động. Bộ mặt xinh xắn lại hay tự tay mình "bôi bẩn". Có niềm "thích thú" riêng là hay "lục lọi" các đồ vật trong gia đình. Được anh trai tặng cho biệt hiệu "Mèo", cô em gái "vui vẻ chấp nhận", còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tuổi thơ, đứa em nào mà chẳng có lúc "cãi lại" hoặc "bắt nạt" chị gái, anh trai trong gia đình? Kiều Phương cũng thế. Bị anh trai phàn nàn về chuyện hay "lục lọi", thì Kiều Phương đã "vênh mặt" cãi lại: "Mèo mà lại! Em không phá là được...".Đó là một thái độ "bướng bỉnh" đáng yêu của cô bé này, của tuổi thơ.

Kiều Phương là một đứa con ngoan. Sau công việc "tự chế" thuốc vẽ, em đã làm những công việc bố mẹ phàn công, em "vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm". Chăm chỉ siêng năng là một nét đẹp đáng yêu của Mèo.

Kiều Phương càng đáng yêu hơn. Chắc là cô bé học rất giỏi. Cô bé này có một đời sống nội tâm phong phú, có một sở thích riêng rất yêu hội họa và có năng khiếu mĩ thuật bẩm sinh. Không vòi vĩnh bố mẹ mưa sắm "đồ nghề". Em tự chế thuốc vẽ. Em cũng có một "kho báu" riêng, đó là bốn cái lọ nhỏ "cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục...". Các nghệ nhân dân gian Đông Hồ ngày xưa vẽ tranh "Thầy đồ Cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh đu", tranh Gà, tranh Lợn... bằng thứ "màu dân tộc". Màu đen được họ sáng chế từ than lá tre. Thi sì nào đã viết câu thơ này nhỉ:

"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấyđiệp"...

Nữ họa sĩ tí hon Kiều Phương cũng có cách điều chế thuốc vẽ màu đen rất độc đáo. Đít xoong chảo đã bị cô “cạo trắng cả”để có một chất liệu mới "màu đen nhọ nồi". Hoạt động mĩ thuật của Kiểu Phương rất lặng lẽ và bí mật. Bố mẹ cũng không biết. Anh trai phải "bí mật theo dõi" mới biết em gái mình đang “chế thuốc vẽ”.Và cũng chỉ biết thế thôi! Tác phẩm nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của Kiều Phương là "mọi thứ trong ngôi nhà" rất gần gũi thân thiết với em. Là cái bát múc cám lợn, sứt một miếng. Là con mèo vằn... vô cùng dễ mến,... Em vẽ bằng "những nét to tướng..." ngộ nghĩnh... Khán giả thứ nhất được xem tranh vẽ Kiều Phương là bé Quỳnh, con gái họa sĩ Tiến Lê. Bé dã "reo lên khe khẽ" khi xem tranh. Khán giả thứ hai là chú Tiến Lê với niềm vui "rạng rỡ lắm" sau khi thưởng thức tác phẩm "đồng nghiệp". Cha mẹ bé Kiều Phương là sung sướng nhất. Người mẹ thì "không kìm được cơn xúc động". Bố thì “ôm thốc Mèo lên”: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn", sau khi nghe họa sĩ Tiến Lê nói: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không”. Tranh vẽ của Kiều Phương qua sự "thẩm định" của họa sĩ Tiến Lê là "rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào".Với bé Kiều Phương thì nghệ thuật là sự say mê, là tình yêu thương, là sự phát sáng, nên chúng ta lại thêm quý mến "họa sĩ Mèo".

3.   Kiều Phương rất đáng mến, vì em có một tấm lòng nhân hậu bao la. Lòng nhân hậu biểu hiện sâu sắc nhất ở tình yêu thương quý mến anh trai của mình; tình yêu thương, lòng nhân hậu ấy đã được em gửi gắm, trang trải vào những bức tranh vẽ "rất độc đáo" của mình. Có lúc Mèo đã bị anh trai "quát" thì “xịu xuống,miệngdẩu ra!”,làm cho anh trai tưởng là em gái "chọc tức" mình. Yêu quý anh trai, họa sĩ Mèo đã chủ định đưa hình ảnh anh trai vào tranh vẽ của mình khi được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế, nên trước khi đi em "có vẻ hay xét nét" anh trai mình. Em đang quan sát hình mẫu, em đang tìm cảm hứng, nhưng anh trai đâu có biết! Từ trại thi sáng tác trở về, Kiều Phương đã giành được giải nhất, em muốn được san sẻ niềm vui vinh quang với anh trai. Em đã "ôm cổ" anh trai "thì thầm" vào tai anh trai: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải". Kiều Phương nhân hậu biết bao! Vì có anh trai thì mới có bức tranh của em gái được giải. Vì có yêu quý anh trai thì Kiều Phương mới "muốn cả anh cùng đi nhận giải".

4.   Bức tranh được giải nhất của Kiều Phương là sự kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ, tài năng của họa sĩ Mèo tí hon. Đó là hình ảnh "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh". Tư thế ngồi và cái nhìn ấy thể hiện một ước mơ, một hoài bão lớn. "Mặt chú bé như tỏa ra một thử ánh sáng rất lạ", thứ ánh sáng của tài năng và trí tuệ cao siêu. Chú bé còn có một tâm hồn "rất mơ mộng nữa". Đó là hình ảnh của người anh trai hiện tại, và là hình bóng người anh trai lí tưởng của ngày mai. Bức tranh ấy đã được "đóng khung, đóng kính"treo trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, mà bốn bức tường đã treo kín những bức tranh của thí sinh. Người mẹ xúc động tự hào, hồi hộp, hai lần "thì thầm" nói với cậu con trai thơ bé yêu thương: "Con có nhận ra con không...", "Con đã nhận ra con chưa?". Nghệ thuật đích thực đã nhân đạo hóa đồng loại "làm cho người gần người hơn", đã "thanh sạch hóa hồn người". Bức tranh của Kiều Phương cũng vậy, nó đã làm người anh trai trong tuổi ấu thơ "thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Bức tranh của em gái đã làm cho người anh trai vô cùng xúc động "giật sững người", rồi như bị thôi miên khi nhìn vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Người anh trai "muốn khóc quá". Cậu bé dễ thương sẽ nói với mẹ rằng, sau khi nghe mẹ nhắc: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Thi hào nào đã viết câu thơ này nhỉ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"? Chữ "tâm" đã tỏa sáng bức tranh "Anh trai tôi", là sự hội tụ lòng nhân hậu, tình yêu thương, quý mến của Kiều Phương đối với người anh trai của mình.

Con đường nghệ thuật của Kiều Phương chỉ mới là bước đầu; những kiệt tác làm nên một sự nghiệp lớn còn ở chân trời tương lai. Có điều, cái hiện hữu của Mèo: Tình yêu quý anh trai bằng tất cả tấm lòng nhân hậu, niềm say mê hội họa của một tài năng chớm nở - đã để lại trong lòng tuổi thơ mỗi chúng ta bao cảm mến nồng hậu. Nhân vật Kiều Phương đã làm đẹp trang văn của Tạ Duy Anh.

 

Đề 4. Cảm nghĩ về nhân vật người anh trai của Kiều Phương trong truyện "" của Tạ Duy Anh.

1.   Truyện ngắn "" của Tạ Duy Anh là một truyện ngắn hay. Hay ở lối kể chuyện, bình dị mà có sức lay, sức gợi sâu xa. Hay ở nghệ thuật xây dựng nhân vật - nhân vật tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu rất đáng yêu. Trong hai nhân vật: Kiều Phương và người anh trai, ai là nhân vật chính của truyện? cả hai anh em đều là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhân vật nào cũng để lại trong tâm hồn chúng ta những ấn tượng đẹp, gần gũi, mến thương. Ta như gặp cả hai anh em Kiều Phương dưới mái trường Tiểu học, đã cùng nhau thả diều, ăn me,ăn sấu,...

Ta sẽ nói đến nhân vật Kiều Phương sau. Ta hãy đến với nhân vật "Tôi", người đang kể chuyện, đó là anh trai của Kiều Phương. Truyện "" vừa có hình ảnh người anh trai trong gia đình, vừa có hình ảnh người anh trai trong bức tranh, cả hai hình ảnh đều đáng yêu.

2.   Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai (!?). "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!

Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài...". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",... Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu... thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớđang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.

3.   Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.

Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tươnglai vẫy gọi”.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0