31/05/2017, 13:08

Bài thơ Mưa Trần Đăng Khoa ngữ văn 6

Trong thơ văn, từ láy (từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình) có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đúng là trong bài thơ Mưa, Trần Đăng Khoa đã sử dụng 11 từ láy. I. ĐỀ LUYỆN TẬP Đề 1. Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa có 11 từ láy, đúng không? Đó là những từ ...

Trong thơ văn, từ láy (từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình) có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đúng là trong bài thơ Mưa, Trần Đăng Khoa đã sử dụng 11 từ láy.

 

I. ĐỀ LUYỆN TẬP

 

Đề 1. Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa có 11 từ láy, đúng không? Đó là những từ láy nào?

Đề 2. Thế giới cây cỏ và loài vật nhỏ bé được nhà thơ nói đến trong bài "Mưa" là những cây cỏ, loài vật nào?

Đề 3. Hãy tìm và nêu lên một số hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá mà em thích được nói đến trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

Đề 4. Phân tích cảnh sắp mưa được nói đến trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

Đề 5. Cảm nhận về cảnh trời mưa trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

Đề 6. Nêu cảm nghĩ về hình ảnh người bố đi cày về trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

 

II.   BÀI VĂN TỰ LUẬN

 

Đề 1. Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa có 11 từ láy, đúng không? Đó là những từ láy nào?

Bài làm

Trong thơ văn, từ láy (từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình) có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc. Đúng là trong bài thơ “Mưa”, Trần Đăng Khoa đã sử dụng 11 từ láy. Đó là những từ láy sau đây:

-     rối rít, cuồn cuộn, tần ngân, đu đưa, trọc lốc,

-     khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê.

 

Đề 2. Thế giới cây cỏ và loài vật nhỏ bé được nhà thơ nói đến trong bài "Mưa" là những cây cỏ, loài vật nào?

Bài làm

Trong bài thơ “Mưa” thế giới cây cỏ và loài vật nhỏ bé được Trần Đăng Khoa nhắc đến khá nhiều, chứng tỏ một sự quan sát khá tinh tế, sâu sắc.

-     Về cây cỏ có: cây mía, lá khô, cỏ già, bụi tre, hàng bưởi, cây dừa, ngọn mùng tơi, cây lá.

-     Về loài vật nhỏ bé có: con mối(mối trẻ, mối già), gà con, kiến, cóc, chó.

 

Đề 3. Hãy tìm và nêu lên một số hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá mà em thích được nói đến trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

Bài làm

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa có nhiều hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hoá rất đặc sắc mà em rất thích.

Cây cỏ được nhân hoá:

-     Cây mía - Múa gươm.

      -     Cỏ gà rung tai- Nghe.

-     Bụi tre Tần ngần - Gỡ tóc.

-     Hàng bưởi- Đung đưa - B lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc.

-     Cây dừa - Sải tay - Bơi.

-     Nạọn mùiìiỊ tơi - Nhảy múa.

-     Cây lá hả hê.

Loài vật được nhân hoá:

-     Kiến - Hành quân - Đầy đường.

-     Gà con - Rồi rối rít tìm nơi - ẩn nấp.

Các hiện tượng thiên nhiên được nhân hoá:

-     Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận.

-     Chớp - Rạch ngang trời.

-     Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười.

Mưa được so sánh:

-     Mưa - ù ù như xay lúa - Lộp bộp - Lộp bộp - Rơi - Rơi...

Đề 5. Cảm nhận về cảnh trời mưa trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

Bài làm

Sau cảnh sắp mưa là cảnh trời mưa.

Cảnh trời mưa được diễn tả bằng 14 câu thơ. Mưa rơi trong tiếng gió "ù ù như xay lúa". Giọt mưa "lộp bộp / lộp bộp" rơi! Trong màn mưa, đất trời trở nên "mù trắng nước". Và "mưa chéo mặt sân - sủi bọt". Bé Khoa đã dàn dựng một hoạt cảnh mưa có cóc, chó và cây lá thật hóm hỉnh:

"Cóc nhảy chồm chồm

Chó sủa

Cây lá há hê".

Mưa làm mát dịu đất trời mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. "Cây lá hả hê" vui sướng đón cơn mưa sau những ngày nắng hạn. Cây lá hồi sinh. Một hình ảnh nhân hóa thoát sáo và rất gợi cảm. Ở đây "mưa là nguồn gốc sự sống?", mưa là niềm vui đợi chờ.

 

Đề 6. Nêu cảm nghĩ về hình ảnh người bố đi cày về trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.

Bài làm

Cuối bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, chúng ta mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê xưa nay:

"Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa..."

Mọi thứ của vũ trụ như sấm chóp, mưa đều "đội" lên đầu "bốem".Chữ "đội" được điệp lại 3 lần, không chỉ cực tả sự vất vã dãi nắng dầm mưa của "bố em", của người dân cày Việt Nam xưa nay mà còn mang hàm nghĩa, người nông dân cày cấy trong bom đạn chiến tranh, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sau vần thơ là lòng biết ơn, kính yêu của bé Khoa. Đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta", ta biết thêm hình ảnh người mẹ, người chị sau lũy tre xanh đã chân lấm tay bùn, hai sương một nắng... để làm nên "hạt vàng làng ta" gửi ra chiến trường:

... "Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”

"Mưa'là một bài thơ hay. Thế giới thiên nhiên trong cơn mưa rào ở làng quê được cảm nhận và miêu tả tinh tế. Các câu thơ ngắn 1, 2, 3... chữ đan cài vào nhau, kết hợp với vần chân đã tạo nên nhạc điệu thơ, gợi tả tiếng mưa rơi, nghe rất vui. Phép nhân hóa và nghệ thuật sử dụng các từ láy (rối rít, cuồn cuộn, tần ngần, đu đưa, trọc lốc, khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, chồm chồm, hả hê) đã tạo nên những vần thơ, những hình ảnh hồn nhiên, ngộ nghĩnh, thi vị. "Mưa" là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.

Nguồn: Nhungbaivanhay
0