08/05/2018, 23:07

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 9 Chương 3 (Đề 4)

Phần trắc nghiệm Câu 1: ( 1 điểm ) Công thức phân tử Ca(HCO 3 ) 2 NaHCO 3 NaClO KMnO 4 Gọi tên Canxi cacbonat Natri hidrocacbonat Natri hipoclorat Kali pemanganat (1) (2) (3) (4) Các chất gọi đúng tên là A. (1), ...

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (1 điểm)

Công thức phân tử Ca(HCO3)2 NaHCO3 NaClO KMnO4
Gọi tên Canxi cacbonat Natri hidrocacbonat Natri hipoclorat Kali pemanganat
(1) (2) (3) (4)

Các chất gọi đúng tên là

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (4)

Câu 2: (1 điểm) Cho sơ đồ:

CO2NaOH (1)→ NaHCO3H2CO3 (2)→ Na2CO3dd HCl (3)→ NaHCO3

Trong 3 vị trí trên, chất phản ứng ở vị trí nào sai?

A. (2)    B. (3)    C. (1)    D. (1) và (2)

Câu 3: (2 điểm) Phản ứng nào sau đây thể hiện tính chất của NaHCO3?

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2NaHCO3to→ Na2CO3 + CO2 + H2O

2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 +2H2O

2NaHCO3 + CaCl2 → Ca(HCO3)2 + 2NaCl

A. (2), (3), (4)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (1), (2), (3)

Câu 4: (1 điểm) Có các chất bột màu trắng: Na2CO3, CaCO3, NaHCO3, NaCl. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết từng chất?

A. nước, dung dịch HCl

B. nước, dung dịch CaCl2, dung dịch HCl

C. dung dịch HCl, dung dịch CaCl2

D. dung dịch Ca(OH)2

Câu 5: (1 điểm) Cho các phương trình hóa học

CO2 + H2O ⇌ H2CO3 (1)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (2)

Các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. phương trình (1) chứng tỏ axit H2CO3 là axit không bền. Phương trình (2) chứng tỏ axit H2CO3 có tính axit yếu hơn axit HCl

B. phương trình (1) nói lên axit H2CO3 là axit 2 nấc

C. phương trình (2) nói lên CaCO3 là muối tan được trong nước

D. phương trình (2) có thể xảy ra theo chiều ngược lại

Câu 6: (1 điểm) CO2 và SiO2 có điểm giống nhau là cùng

A. tác dụng với kiềm và oxit bazo

B. tác dụng với nước

C. tác dụng với dung dịch muối

D. được dùng để chữa cháy

Câu 7: (1 điểm) Phương trình hóa học nào sau đây không dùng để sản xuất thủy tinh?

A. CaCO3to→ CaO + CO2

B. CaO + SiO2to→ CaSiO3

C. Na2CO3 + SiO2to→ Na2SiO3 + CO2

D. Si + O2to→ SiO2

Câu 8: (2 điểm) Khối lượng KHCO3 thu được khí sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch KOH 1M là (K=39, O=16, C=12, H=1)

A. 20g    B. 10g    C. 30g    D. 40g

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D A D B A A D A

Câu 1:D

Ca(HCO3)2: canxi hidrocacbonat. NaClO: natri hipoclorit

Câu 2:A

Vị trí (2): là nhiệt phân hay tác dụng với NaOH.

Câu 3:D

Phản ứng (4) 2NaHCO3 + CaCl2 → Ca(HCO3)2 + 2NaCl

Không xảy ra vì Ca(HCO3)2 và NaCl đều là những chất tan được trong nước.

Câu 4:B

Chất không tan trong nước là CaCO3.

Dung dịch CaCl2 nhận ra Na2CO3 do tạo kết tủa CaCO3.

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

Dùng dung dịch HCl nhận ra được NaHCO3 do có hiện tượng sủi bọt

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

Còn lại là NaCl.

Câu 5:A

CO2 + H2O ⇌ H2CO3 (1)

Nghĩa là có sự phân hủy H2CO3.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (2)

Axit H2CO3 bị axit HCl đẩy ra khỏi muối CaCO3.

Câu 6:A

SiO2 không tác dụng với nước, không tác dụng với dung dịch muối, không dùng để chữa cháy.

Câu 7:D

Si + O2to→ SiO2 không dùng trong sản xuất thủy tinh

Câu 8:A

nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

nKOH = 0,4 mol => 1 < nKOH/nCO2 < 2

Nên phản ứng tạo ra 2 muối: CO2 + KOH → KHCO3

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

Gọi x, y lần lượt là số mol của KHCO3, K2CO3.

Thì nCO2 = x + y = 0,3 và nKOH = x + 2y = 0,4.

Giải ta được y = 0,1 mol, x = 0,2 mol => mKHCO3 = 0,2 x 100 = 20 gam.

Các đề kiểm tra Hóa 9 có đáp án

0