21/02/2018, 09:52

Có người cho rằng bài thơ Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc, nhưng lại có người cho rằng đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ- Văn 11

Đề bài: Có người cho rằng bài thơ Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc, nhưng lại có người cho rằng đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ. Nêu ý kiến của anh chị! Đã có người đã có ý kiến cho rằng bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế ...

Đề bài: Có người cho rằng bài thơ Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc, nhưng lại có người cho rằng đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ. Nêu ý kiến của anh chị!

Đã có người đã có ý kiến cho rằng bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương chính là một tiếng khóc, nhưng lại có rất nhiều ý kiến khác lại cho rằng đó là tiếng cười châm biếm sâu cay, cười ra nước mắt của nhà thơ trước thời cuộc lúc bấy giờ.

“Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

Bài thơ đặc sắc “Vịnh khoa thi Hương” là một trong 13 bài thơ hay của Trần Tế Xương viết về đề tài thi cử và là một trong những tác phẩm viết về đề tài thi cửa hay trong kho tàng văn học nước ta. Trong thực tế cuộ sống thì thi cử bao giờ cũng cần thiết. Có nói rằng tất cả những người đỗ đạt cao trong các kỳ thi đều là những bậc hiền tài và họ sẽ có công trong việc giúp cho đất nước thêm giàu mạnh hơn.Và chính với nhà thơ Trần Tế Xương thì dường như ở ông cũng như đã triệt để khai thác đề tài thi cử này. Ông những cũng đã viết lên những điều mắt thấy tai nghe. Và mặc dù là khi đề cập đến những phép tắc và lề lối hay cả cung cách thi cử nói về những người đã đỗ đạt và cả những người không thành danh trong cuộc thi cử đó. Và cũng vì thế cho nên việc đọc hiểu bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” người đọc cần phân biệt rõ thủ pháp biếm họa, hay biện pháp cực tả cũng như phải đặt trong sự tương quan nhiều chiều khách nhau, đó có thể là thời đại, có thể là tâm trạng của những người đi thi,…thì mới có thể hiểu được tác giả muốn nói điều gì.

Ta như thấy được trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, dường như tất cả mọi vấn đề mà cứ liên quan đến thi cử cũng như đã đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực. Đó chusnh là mối liên hệ giữ tài và lực hay cả về giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và dường như chính cả cái mới vẫn chưa thắng thế. Hay có thể nói cách khác, thơ Trần Tế Xương cũng như đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng của riêng cá nhân thành một chuỗi cười dài.

Và khi chọn cách mở đầu bài thơ Vịnh khoa thi Hương, Tế Xương đã nói việc nhà nước mở khoa thi theo lối mới và cũng đã được thay đổi cách thức tổ chức thi cử – trường Hà Nội cũng đã được thi chung với trường Nam Định – cũng trở thành vấn đề:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Dễ nhận thấy rằng trong hai câu ở phần thực, nhà thơ dường như cũng đã thực hiện thủ pháp cực tả, và bút pháp nói quá và biếm họa hình ảnh sĩ tử cũng như các quan coi thi:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Sử dụng thành công chính với hình thức đảo ngữ, đặt tính từ đó là “Lôi thôi…” lên đầu câu,ta như cảm thấy được chính nhân vật sĩ tử “vai đeo lọ” họ bỗng nhiên trở thành kẻ nhếch nhác hết sức lôi thôi và luộm thuộm. Tiếp theo đó chính là việc đảo tính từ đồng thời là từ láy được sử dụng rất đắt đó chính là “Ậm ọe…” lên trước dường như cũng đã thật biếm họa ông quan coi thi “miệng thét loa” thành người ngu ngơ, ấm ớ, dớ dẩn. Trên thực tế, thì ta biết được rằng việc quan trường “miệng thét loa” chính là hành động đúng, và việc này đúng cả về mục đích và ý thức trách nhiệm điều đó như cũng đa nhằm vãn hồi trật tự cũng như xác lập sự nghiêm túc nơi trường thi, và điều đó có gì là sai đâu? Ta như thấy được hai câu thơ giới thiệu ra là hai kiểu nhân vật vốn dĩ chính là chủ nhân nơi trường thi nhưng đã bị biếm họa ra thành những hình ảnh vô cùng thô kệch, họ như bị thiếu tư cách, dường như lại không phù hợp với khung cảnh thi cử. Dường như ở đây ta như thấy được chính kiểu nhân vật sĩ tử và quan trường từ những năm trước vốn được coi trọng mà nay mất thiêng. Và chuyện đó dường như lại bị hóa thành loại người nhếch nhác, nó như láo nháo, đáng bị chê cười. Tác giả Tế Xương dường như cũng đã lược giản, ông cũng như đã bỏ qua cái phần phẩm cách mà chính họ cũng đã từng đại diện cho các giá trị tinh thần mà đã được gây dựng bao lâu nay mà nó đã thành truyền thống và ngược lại. Tác giả dường như cũng đã chỉ tập trung khai thác, tô đậm, và nhue được biếm họa ngay cả những hành động, và cả những việc làm nghiêm chỉnh của họ nơi trường thi.

Tiếp theo đó ta như thấy được hai câu ở phần luận, Trần Tế Xương dường như cũng đã giới thiệu thêm được chính hai loại nhân vật mới mà tử cổ xưa đến nay mới lần đầu xuất hiện giữa nơi trường thi đó chính là:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Hoạt cảnh nổi bật là sự khoa trương hình thức với những chiếc lọng “cắm rợp trời” và sau đó chính là ông quan sứ cũng như đã xuất hiện. Dường như ta thấy được hai câu thơ sau như lại được hiện ra chính là chiếc váy xòe xa lạ “lê quét đất” và hơn nữa ta như thấy liền đó chính là hình hài “mụ đầm” như cũng thật oai vệ bước ra. Có thể nói rằng chính cái sự hiện diện mà của hai kiểu nhân vật “quan sứ” và “mụ đầm” cũng được xem chính là một sự thay đổi cơ bản, cũng như đã khiến cho hoạt cảnh trường thi càng thêm phần xa lạ, phản cảm. Có thể nói được rằng chính là hai kiểu nhân vật này cũng như là đại diện cho một thời đại mới, đấy chính là một chế độ mới, và đó chính là một thế lực và là một nền giáo dục thật mới mẻ. Chính cách tác giả gọi “quan sứ” như được xếp đăng đối với “mụ đầm” dường như cũng đã hàm chứa sự giễu cợt, và nó cũng như chứa cả châm biếm mát mẻ, vẫn còn đó thái độ xa lánh, coi thường… Ta như cũng đã thấy được hình ảnh bà đầm trang phục đúng kiểu Tây cũng bị giễu nhại và gây cười đó chính là hình ảnh “Váy lê quét đất”… Trong thời Pháp thuộc, phần nhiều thì nhân dân lại như cũng rất ta xa lạ với kiểu váy đầm, tóc phi dê. Cũng có thể nói, tác giả Trần Tế Xương cũng như đã đứng trên lập trường đạo đức và thậm chí hơn cả chính là một chiều khi qui kết, châm biếm và ngay cả những phương diện thuộc về cải cách thi cử và tiến bộ xã hội. Có lẽ rằng chính ở hai câu kết tác giả Trần Tế Xương nâng cấp như chính sự ý thức của các sĩ tử trong khoa thi thành vấn đề quốc thể:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Có lẽ rằng chính câu hỏi đặt cho nhân tài đắt Bắc “nào ai đó” cũng đã như để góp phần tô đậm, và như cũng đã nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm kẻ sĩ trước hiện tình đất nước. Bởi lẽ, có thể thấy được trước những người mà đã được gọi là “Nhân tài” ở đây thì dường như trước hết phải kể đến các sĩ tử, và đó chính là những người đang dự thi và dường như ở họ như cũng luôn mong được đỗ đạt, làm quan, và được trở thành các nhân tài cai quản xã hội. Tác giả thật tinh tế khi ông cũng đã đặt ra câu câu hỏi nhưng ngay trong đó đã sẵn có câu trả lời, ai cũng rõ “ai” được xếp vào loại “nhân tài”. Câu thơ như được nói ra thật bình dị mà đa nghĩa, dường như nó cũng đã khơi gợi được cả những ý thức trách nhiệm của mọi người như cũng đã phải “Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà…”. Và như đã “Ngoảnh cổ mà trông…” thì cũng chính là tự trông lại, tự xét đoán, nhìn nhận lại thân phận mình. Và có thể thấy chính hai câu kết như cũng đã nâng được tầm cao tư tưởng của chính tác giả Trần Tế Xương

Bài thơ đặc sắc “Vịnh khoa thi Hương” của tác giả Trần Tế Xương thể hiện sắc nét hệ thống hình tượng tác giả vừa trong tư cách cảm hứng sáng tác vừa là sự bày tỏ nỗi niềm chủ thể và dường như đây cũng chính là sự miêu tả về một kiểu nhân vật trữ tình khách thể, “bên ngoài mình”. Ông như cũng đã như vừa đóng vai chứng nhân và đông thời cũng chính là người trong cuộc. Tiếng cười trào lộng cùng với bút pháp châm biếm đả kích của một tài năng văn chương đã làm cho bài thơ có sức sống đến tận bây giờ.

Nguồn: Văn mẫu hay

0