21/02/2018, 09:51

Cảm nghĩ về truyện Sọ Dừa – Văn lớp 6

Đề bài: Cảm nghĩ vềtruyện Sọ Dừa – Văn lớp 6 Bài làm Trong văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích được mọi người yêu thích, phản ảnh những ước mơ, sức sống lâu đời qua bao thế hệ cha ông. Truyện cổ thích Sọ Dừa là một minh chứng rõ nét nhất cho những ước mơ, mong muốn bịnh ...

Đề bài: Cảm nghĩ vềtruyện Sọ Dừa – Văn lớp 6

Bài làm

Trong văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích được mọi người yêu thích, phản ảnh những ước mơ, sức sống lâu đời qua bao thế hệ cha ông. Truyện cổ thích Sọ Dừa là một minh chứng rõ nét nhất cho những ước mơ, mong muốn bịnh dị hạnh phúc nhất định sẽ tới với những người hiền lương, dạy ta bao bài học quý báu

Truyện được kể với hình ảnh quen thuộc, chamẹ Sọ Dừa đều là những người làm thuê cho phú ông giàu có trong làng, cuộc sống tần tảo một nắng hai sương, những người dân hiền lành chất phác như biết bao người Việt. Họ sống bình lặng chỉ với mong muốn duy nhất là có được một người con để an ủi tuổi già. Sự ra đời của Sọ Dừa cũng thật kỳ lạ, mẹ chàng trong một lần vào rừng hái củi, vì quá khát nước nên đã uống nước trong một cái sọ dừa rồi có thai sinh ra chàng. Đứa con mà họ hằng ao ước, ngày đêm cầu tự, sinh ra mà chẳng có tay có chân, chỉ tròn lông lốc như sọ dừa. Buồn quá, cha chàng đã toan đem vứt nhưng vì tình nghĩa tử mẹ chàng đã quyết giữ chàng lại và đặt tên con là Sọ Dừa.

Sọ dừa là hình ảnh được hư cấu, thể hiện hiện thực những con người có thân phận thấp hèn nhất trong xã hội, sinh ra đã khác người, đã bị xua đuổi ngay từ chính ngôi nhà của mình. Có lẽ đây cũng chính là điều mà các tác giả dân gian khi xây dựng hình ảnh Sọ Dừa muốn thể hiện những hình ảnh thực, cái tôi, cách nhìn nhận và đánh giá về con người và nhân sinh trong xã hội lúc đó

Chàng sinh ra đã mang trong mình sự khác biệt, đã bị coi là vô tích sự, lúc nào cũng chỉ lăn lông lốc trong nhà khiến mẹ chàng phải kêu lên: “Con nhà người ta bẩy tám tuổi đã đi chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì?”. Chàng xin với mẹ đi ở đợ cho nhà phú ông. Mẹ chàng vừa mừng vừa lo. Mừng vì chàng đã lớn, đã có thể tự chăm sóc cho mình. Lo vì hình dáng chàng như thế sao có thể hoàn thành tốt công việc được giao, nhỡ đâu có chuyện gì xảy ra biết giải thích thế nào với phú ông đây. Thật khó mà tin được rằng chàng lại có thể làm công việc đó một cách xuất sắc, con nào con nấy béo mượt, bụng lúc nào cũng no căng. Qua đó, ta có thế thấy nhận thấy không thể đánh giá một người qua vẻ bề ngoài. Ông cha ta có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và câu chuyện Sọ Dừa là một minh chứng rõ ràng nhất.

Tuy công việc chăn bò vất vả là thể, nhưng chàng tỏ ra vô cùng ung dung và tạo thêm cả niềm vui cho công việc của mình… Những lúc rảnh rỗi chàng thường đem cây sáo ra thổi, trút bỏ hình dáng xấu xí, biến thành một chàng trai anh tuấn, khôi ngôi, thư thái biết mấy……. Lúc này hình ảnh một chàng Sọ Dừa lăn lông lốc đã không còn, trước mắt chúng ta chỉ còn là một chàng thư sinh đang thong thả thổi sáo, không vướng bận chuyện bụi trần, tài hoa biết mấy

Câu chuyện sẽ chỉ dừng lại ở đó nếu như Sọ Dừa chỉ biết an phận làm một người đầy tớ trong nhà phú hộ không màng danh lợi. Thật kỳ lạ thay sau một lần cô con gái út nhà phú hộ đem cơm cho chàng mà vô tình biết được bí mật mà chàng luôn che giấu. Chàng đã xin với mẹ đem trầu cau sang hỏi vợ. Mẹ chàng lúc đầu cự tuyệt vì gia đình mình nghèo khó, thân phận lại tôi tớ thấp hèn sao có thể sánh được với gia đình phú hộ. Nhưng vì thương con, vì tình mẫu tử thiêng liêng cuối cùng bà vẫn mang lễ vật sang hỏi vợ cho con trai mình, mặc kệ thân phận, mặc kệ sự khập khiễng, khác biệt của cả hai gia đình. Chẳng thế mà phú ông sau khi nghe mẹ Sọ Dừa xin cầu thân ông đã chẳng bĩu môi nói: “Con mụ hình thù như thế mà cũng đòi chòi vòi như vậy à”. Và lão thách cưới rất cao chỉ để Sọ Dừa biết khó mà từ bỏ. Nhưng chàng đã khắc phục được khó khăn, hay nói chính xác hơn là tác giả dân gian đã khéo léo lồng ghép những yếu tố thần kỳ ảo tưởng. Chỉ qua có một đêm mà mọi thứ đã đầy đủ, khiến cho phú hộ hết sức sửng sốt không thể từ chối được

Qua hình ảnh chàng Sọ Dừa, chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh chàng đại diện cho những phẩm chất quý báu. Chàng sinh ra không được lành lặn, được coi như dị dạng, tuy vậy chàng rất hiểu thảo, tốt bụng, biết xin với phú ông cho đi chăn bò để đỡ đần mẹ. Nhờ thông minh, khéo léo mà chàng cưới được cô con gái út của phú ông về làm vợ. Hình ảnh chàng Sọ Dừa khôi ngô xuất hiện trong đám cưới thật đúng lúc, nó làm cho câu chuyện diễn ra hết sức hợp lý, thể hiện đúng cái tình, cái tâm của người viết

Ta có thể nhận thấy sự khác biệt trong truyện Sọ Dừa so với những truyện cố tích khác như Tấm Cám. Nếu như Tấm Cám nghiêng về yếu tố hiện thực ở giai đoạn đầu của cốt truyện thì Sọ Dừa được phát triển từ những yếu tố phi thường kỳ ảo, tới giai đoạn tiếp thì lại chú trọng nhiều hơn tới yếu tố hiện thực, với hình ảnh chàng Sọ Dừa chuyên cần đọc sách, dùi mài kinh sử chờ ngày đi thi. Chàng trở thành trạng nguyên, trở thành sứ giả không phải do bất kỳ một yếu tố khách quan nào mà do chính nhờ sự nỗ lực cố gắng, sự cố gắng không ngừng nghỉ của một người thông minh, chăm chỉ.

Trước lúc lên đường đi thi, Sọ Dừa có đưa cho vợ ba thứ: quả trứng, con dao và hòn đá lửa. Ba hình ảnh gần gũi với người dân, nhưng vô cùng thiết yếu, không có bất kỳ hình ảnh hư cấu hóa, hay hình ảnh thần kỳ nào ở đây, nó chỉ mang tính chất đề phòng trước những hiểm nguy có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi chàng vắng mặt. Và thực tế đã chứng minh điều đó, nếu không có chúng chắc vợ chàng đã không còn để có thể chờ ngày đoàn tụ. Một lần nữa, chúng ta có nhận thấy sự tài tình của người viết, sự khéo léo khi phát triển tình tiết của câu chuyện khi đề cao cai thiện, chính nghĩa.

Câu chuyện Sọ Dừa kết thúc cũng giống như bao câu chuyện cổ thích khác. Cái ác không bao giờ chiến thắng. Chàng đưa vợ về trong sự hân hoan của gia đình và niềm vui của bà con, trong tiếng reo hò sung sướng của độc giả khi sự thật được phơi bày. Hai cô chị hoảng hốt, lẳng lặng trốn biệt tăm biệt tích. Họ không chịu sự trừng phạt của bất cứ ai nhưng có lẽ thứ mà họ chịu lớn nhất chính là sự trừng phạt của lương tâm mình

Truyện cổ tích Sọ Dừa thấm nhuần tư tưởng nhân văn qua bao thế hệ ộng cha ta, để lại cho thế hệ con cháu bao bài học quý báu về tình mẫu tử, tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình…………nhưng hơn hết đó chính là những bài học làm người còn được giữ gìn lại và phát triển tới tận hôm nay

0