24/06/2018, 17:22

Chuyên đề 21 :Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XX ( Phần 1) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (7 – 1885). Nội dung và tác dụng của chiếu Cần Vương ? – Diễn biến: + Đêm mùng 4 rạng ngày 5-7-1885, trong khi tên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Cuốc-xi (De Cuorcy) đang mải mê yến ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (7 – 1885). Nội dung và tác dụng của chiếu Cần Vương ?

– Diễn biến:

+ Đêm mùng 4 rạng ngày 5-7-1885, trong khi tên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Cuốc-xi (De Cuorcy) đang mải mê yến tiệc tại tòa Khâm sứ Pháp tại Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công. Một số tên Pháp bị tiêu diệt tại đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Sáng 6-7, quân Pháp phản công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.

+ Tôn Thất Thuyết phải đưa Vua Hàm Nghi và Tam cung ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên, vì vua mà kháng chiến.

– Nội dung của chiếu Cần vương:

+ Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

+ Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

+ Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng.

-Tác dụng:

+ Chiêu Cần vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta.

+ Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỉ XIX mới chấm dứt.

2. Diễn biến chính của khởi nghĩa Bãi Sậy. Những đặc điểm về tổ chức và hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy ?

* Diễn biến chính:

– Từ năm 1883, Đinh Gia Quế đã lãnh đạo nghĩa quân hoạt động ở vùng Bãi Sậy (Hưng Yên). Năm 1885, hưởng ứng “Chiếu Cần vương” phong trào kháng Pháp lại bùng lên mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của Nguyễn Thiện Thuật.

– Dựa vào vùng lau lách um tùm và đầm lầy thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ… Nghĩa quân xây dựng căn cứ và triệt để áp dụng chiến thuật đánh du kích.

– Khởi nghĩa trải qua hai giai đoạn:

+ Từ năm 1885 đến năm 1887: nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả vùng Văn Giang, Khoái Châu và các vùng ở căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình…

+ Từ năm 1885 trở đi: nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng viện binh, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, thực hiện chính sách “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm. Năm 1889, Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã.

* Nêu những đặc điểm về tổ chức và hoạt động:

– Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, lợi hại phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, bất thường luôn chủ động phục kích giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lũy của chúng.- Phương thức tổ chức và hoạt động tác chiến của nghĩa quân trên địa hình đồng bằng, đất hẹp, người đông.

– Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại được lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.

3. Căn cứ Ba Đình và cuộc khởi nghĩa Ba Đình

* Căn cứ Ba Đình:

– Căn cứ Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

– Cấu trúc căn cứ Ba Đình khá độc đáo:

+ Lợi dụng lũy tre làng dày đặc và vùng đầm lầy để làm chiến tuyến tự nhiên.

+ Xây dựng căn cứ có hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao, chân thành rộng, trên thành có các lỗ châu mai. Trong thành có hệ thống giao thông hào để vận động và tiếp tế khi chiến đấu.

+ Xây dựng thêm một số công sự để bảo vệ ruộng đồng, làng mạc.

+ Ngoài căn cứ Ba Đình còn có thêm căn cứ khác, tiêu biểu là Mã Cao (phía tây bắc Ba Đình) để làm nhiệm vụ cảnh báo, phòng bị cho căn cứ chính khi bị tấn công.

* Diễn biến của khen nghĩa Ba Đình:

– Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

– Lãnh đạo là Phạm Bành và Đinh Công Tráng, nghĩa quân lợi dụng địa hình của các làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê để xây dựng một chiến tuyến phòng thủ kiên cố

– Cuộc chiến đấu quyết liệt từ tháng 12 – 1886 đến tháng 1 – 1887. Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ.

+ Tháng 12 – 1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng chúng đã bị thất bại.

+ Ngày 6 -1 – 1887, Pháp lại huy động khoảng 2500 quân, dưới sự chỉ huy của Đại tá Brít-xô tấn công vào Ba Đình. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Cả hai bên đều bị thương vong rất nhiều.

+ Trước sức tấn công áp đảo của địch, đêm 20 -1 -1887, nghĩa quân đã mở đường máu rút lên Mã Cao. Sáng ngày 21 – 1 – 1887, khi chiếm được căn cứ, thực dân Pháp điên cuồng đốt phá và sau đó ra lệnh xóa tên ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê.

+ Nghĩa quân phải rút về Mã Cao, cầm cự một thời gian, rồi bị đẩy vào miền Tây Thanh Hóa và sáp nhập vào đội quân của Cầm Bá Thước.

4. Các giai đoạn của khởi nghĩa Hương Khê. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương

* Các giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Từ năm 1885 – 1888, là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thực.

– Giai đoạn 2: Từ năm 1888 đến 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt nghĩa quân dựa vào rừng núi, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5 – 1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8 – 1892), trận tấn công vào công đồn Nu (Thanh Hóa).

– Để đối phó, thực dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm bao vây cô lập nghĩa quân. Đồng thời mở nhiều cuộc hành quân tấn công quy mô vào Ngàn Trươi căn cứ chính của nghĩa quân.

– Lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (28- 12-1895), các thủ lĩnh còn lại tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian. Đến năm 1896, phong trào tan rã.

* Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu:

– Địa bàn hoạt động của khởi nghĩa rộng cả bốn tỉnh Bắc và Trung Kì.

– Khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm (từ năm 1885 đến 1895).

– Lãnh đạo khởi nghĩa là những người có uy tín, đức độ, tài năng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

– Lực lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa đông, gồm cả nam, nữ và gồm các dân tộc.

– Khởi nghĩa đã từng giành được những thắng lợi to lớn như trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, tiêu diệt hàng chục tên địch.

5. So sánh cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy với nghĩa quân Ba Đình

Tiêu chí so sánh Bãi sậy Ba Đình
Địa bàn hoạt động Hưng Yên, Hải Dương. Ba Đình (Thanh Hoá).
Cách thức tổ chức –        Phân tán thành các đội, mỗi đội nhiều toán (mỗi toán gồm 10 đến 15 người), ở lẫn trong dân, di chuyển linh hoạt.

–      Vũ khí tự trang bị, tự chếtạo theo mẫu súng Pháp.

– Lực lượng khoảng 300 người/ toán, phân bố ở ba làng, dựa vào thành luỹ công sự chiến đấu.

– Vũ khí tự trang bị gồm súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.

Chiến thuật – Hoạt động đánh địch trên các tuyến giao thông hoặc trên các con sông lớn như sông Thái Bình, sông Hồng, – Bắt đầu từ hoạt động nhỏ: tập kích, phục kích những toán quân, những đoàn xe vận tải của Pháp trên đường bộ.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0