24/06/2018, 17:20

Chuyên đề 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi * Địa chủ phong kiến: – Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm. – Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi

* Địa chủ phong kiến:

– Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.

– Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương

– Một bộ phận cấu kết với các đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

* Nông dân:

– Chiếm  số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc sống của họ cực khổ trăm bề.

– Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế Quốc, phong kiến.

2. Chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính. Nhận xét gì về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX  ?

-Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lợi.

+ Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

+ Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu công, bên cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

+ Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

3. Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

– Về kinh tế: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam không còn đơn thuần là nền kinh tế nông nghiệp theo kiểu phong kiến mà đã có sự xuất hiện của kinh tế công nghiệp theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, suy cho cùng đó vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt và phụ thuộc vào kinh tế nước Pháp.

– Về xã hội: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn, thì giờ đây lại xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới. Từ một  số đại địa chủ phong kiến được thực dân Pháp lợi dụng, cho hưởng một  số quyền lợi nên sẵn sàng theo Pháp, làm tay sai cho Pháp, còn đa số các giai cấp và tầng lớp đều có mâu thuẫn với Pháp và sẵn sàng chống Pháp.

4. So sánh cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Nội dung Trước cuộc khai thác Trong cuộc khai thác
Cơ cấu kinh tế Chủ yếu là nông nghiệp, còn công thương nghiệp kém phát triển. Công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải bước đầu phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
Cơ cấu xã hội Hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân. Hai giai cấp chính là địa chủ phong kiến và nông dân; ngoài ra còn xuất hiện lực lượng xã hội mới: công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0