06/06/2017, 20:13

Chương V: HIĐRO - NƯỚC

CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tính chất hoá học của hiđro Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. 2. Phản ứng oxi hoá - khử a) Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp ...

CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tính chất hoá học của hiđro Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. 2. Phản ứng oxi hoá - khử a) Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất. b) Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. c) Sự oxi hoá là quá trình hoá hợp của nguyên tử oxi với chất khác. d) Chất oxi hoá là chất ...

CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

 

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tính chất hoá học của hiđro

Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

2. Phản ứng oxi hoá - khử

a) Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất.

b) Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

c) Sự oxi hoá là quá trình hoá hợp của nguyên tử oxi với chất khác.

d) Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

3. Phản ứng thế

- Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

- Thực chất phản ứng thế là phản ứng oxi hoá - khử (sẽ học ở THPT).

Ví dụ: Zn + 2HCl   ---->  ZnCl2 + H2.

4. Tính chất hoá học của nước

a) Tác dụng với kim loại

Nước tác dụng với một số kim loại mạnh ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca...) tạo thành dung dịch bazơ và hiđro.

b) Tác dụng với một số oxit bazơ

Một sô" oxit bazơ hoá hợp với nước tạo thành bazơ tương ứng. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh. 

c) Tác dụng với một số oxit axit

Các oxit axit (trừ các oxit SiO2, CO, NO) hoá hợp với nước tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

5. Axit - Bazơ - Muối

a) Axit

(1) Định nghĩa: Phân tử axit có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

(2) Công thức hoá học: Công thức hoá học của axit:

Gồm H và gốc axit (hoá trị của gốc axit được biểu diễn bằng gạch nối)

(3) Tên gọi:

* Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric

Thí dụ: HCl: axit clohiđric; H2S: axit sunfuhidric.

* Axit có oxi: Lưu ý một số phi kim như S, Cl... tạo ra nhiều axit có oxi.

- Axit có nhiều nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

 Thí dụ: HNO3: axit nitric; H2SO4: axit sunfuric;

H3PO4: axit photphoric.

- Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

 Thí dụ: H2SO3: axit sunfurơ; HNO2: axit nitơrơ.

(4) Các gốc axit thường dùng:

Phân tử axit có 1H   ---> có 1 gốc axit

Ví dụ: HCl; HNO3

Gốc axit và tên gọi: - Cl: clorua; - NO3: nitrat

Phân tử axit có 2H  --->  có 2 gốc axit

Ví dụ: H2SO4, H2S, H2CO3

Gôc axit và tên gọi:

- HSO4: hiđrosunfat; = SO4: sunfat;

- HS: hiđrosunfua; = S: sunfua;

- HCO3: hiđrocacbonat; = CO4: cacbonat.

Ví dụ: H2SO3

Gốc axit và tên gọi: - HSO3: hiđrosunfĩt; = SO3: sunfit.

• Phân tử axit có 3H ---> có 3 gốc axit

Gốc axit và tên gọi:

- H2PO4: đihiđrophotphat

= HPO4: hiđrophotphat

= PO4: photphat

(5) Phân loại: Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại. Axit không có oxi (HC1, H2S...) và axit có oxi (H2S04, HN03, H3PO4, H2SO3, ...).

Công thức và thành phần một số axit:

Tên axit

Thành phần

Gốc axit

Hoá trị gốc axit

Công thức

Số nguyên tử H

Axit clohiđric

HCl

1H

Cl

I

Axit nitric

HNO3

1H

NO3

I

Axit sunfuric

H2SO4

2H

SO4

II

Axit cacbonic

H2CO3

2H

CO3

II

Axit photphoric

H3PO4

3H

PO4

III

b) Bazơ

(1) Định nghĩa: Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).

(2) Công thức hoá học:

Một nguyên tử kim loại (M) và một hay nhiều nhóm (-OH)

M(OH)n, n = hoá trị của kim loại

(3) Tên gọi:

 Tên bazơ: tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit

Ví dụ: NaOH: natri hiđroxit; Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit.

(4) Phân loại: Các bazơ được chia làm 2 loại tùy theo tính tan trong

nước của chúng: <

- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm:

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2

- Bazơ không tan trong nước:

Ví dụ: Fe(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2... Công thức và thành phần một số bazơ:

Tên bazơ

Thành phần

Công thức hoá học

Hoá trị nhóm OH

Nguyên tử kim loại

Số nhóm OH

Natri hiđroxit

Na

1

NaOH

I

Kali hiđroxit

K

1

KOH

I

Canxi hiđroxit

Ca

2

Ca(OH)2

I

Sắt (III) hiđroxit

Fe

2

Fe(OH)3

I

c) Muối

(1) Định nghĩa: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

(2) Công thức lioá học:

Công thức hoá học của muôi gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

(3) Tên gọi:

Tên muối: tên kim loại (thêm hoá trị nếu kim loại có nhiều 

hoá trị) + tên gốc axit

Ví dụ: KNO3: kali nitrat ; Na2SO3: natri sunílt

Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat; Na2CO3: natri cacbonat ZnCl2: kẽm clorua ; NaHCO3: natri hiđrocacbonat

(4) Phân loại: Chia 2 loại: muối trung hòa và muối axit.

Muối trung hòa là muối mà trong gốc axit không có hiđro.

Thí dụ: Na2CO3, CaSO4, KNO3...

Muối axit là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.

Lưu ý: Những axit có nhiều nguyên tử H (H2SO4, H2CO3, H3PO4thường tạo muối axit.

Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, NaH2PO4.

Công thức hoá học, thành phần một số muối:

Công thức hoá học của axit

Công thức hoá học của muôi

Thành phần

Nguyên tử kim loại

Gốc axit - hoá trị

HCl

NaCl, ZnCl2, AlCl3

Na, Zn, AI

Cl (I)

H2SO4

NaHSO4, ZnSO4, Al2(SO4)3

Na, Zn, AI

HSO4(I) và SO4(II)

HNO3

KNO3, Cu(NO3)2, Al(NO3)3

K, Cu, AI

NO3(I)

H2CO3

KHCO3, CaCO3

K, Ca

HCO3(I) và CO3(II)

H3PO4

Na3PO4, Ca3(PO4)2

Na, Ca

PO4(III)

 

II. ĐÁP ÁN CÁC BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG

 

 

 

  

 

 

 

 
0