24/06/2018, 17:03

Câu hỏi ôn tập: Việt Nam từ năm 1975- 2000 (Phần 1) – Lịch sử 12

Câu I. Nêu những quyết định của Quốc hội khoá VI ki hop thứ nhất về nước Việt Nam thống nhất. Kết quả đạt được HƯỚNG DẪN * Nêu những quyết định: – Từ ngày 24/6 – 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, họp ki đầu tiên tại Hà Nội. + Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của ...

Câu I. Nêu những quyết định của Quốc hội khoá VI ki hop thứ nhất về nước Việt Nam thống nhất. Kết quả đạt được

HƯỚNG DẪN
* Nêu những quyết định:
– Từ ngày 24/6 – 3/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, họp ki đầu tiên tại Hà Nội.
+ Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
+ Quyết định tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2/7/1976), quyết định Quốc huy, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là Tiến quân ca, Thủ đô Hà Nội, thành phố Sài Gòn đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Quốc hội bầu ra các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
* Kết quả đạt được:
– Công việc thông nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành.
– Tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Câu 2. Vì sao đến Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới đất nước.Theo anh (chị) cần phải hiểu đổi mới như thế nào cho đúng

HƯỚNG DẪN
* Vì:
– Trong hơn một thập kỉ thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên lĩnh vực của đời sống xã hội. Song cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế
– xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
– Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên. Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
=> Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại

* Cần phải hiểu:
– Đổi mới ở đây cần phải hiểu là chỉ đổi mới về bước đi, cải cách làm sao cho phù hợp hơn với những quy luật khách quan của chủ nghĩa xã hội, chứ không phải thay đổi mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội.
– Đổi mới phải hiểu rằng, đây là công cuộc đổi mới toàn diện, đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính tri, văn hoá — tư tưởng, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế là cơ sở để đổi mới chính trị, đổi mới chính trị phải thận trọng, làm từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đổi mới chính trị phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 3. Nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta từ Đại hội lần thứ VI thể hiện trên hai lĩnh vực kinh tế và chính trị như thế nào?

HƯỚNG DẪN
* Đổi mới kinh tế:
– Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.
– Cải tạo quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển, cải tạo đi đối với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ.
– Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, báo cấp, hình thành cơ chế th trường có sự quản lí của Nhà nước.
– Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác công nghệ khai thác th trường
* Đổi mới chính trị:
– Xây dựng lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng của Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
– Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
– Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc của nhân dân.
– Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc phấn đấu sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
– Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước.

Câu 4. Ghi nội đông các lần Đại hội của Đảng: từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ VIII theo yêu cầu sau đây:

Đại hội Thời gian Nội đông
1) Đại hội lần thứ VI
2) Đại hội lần thứ VII
3) Đại hội lần thứ VIII

HƯỚNG DẪN

Đại hội Thời gian Nội dung
1) Đại hội lần thứ VI Từ 15- 18/12 /1986 –      Đã đánh giá tinh hinh đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước trong thập kỉ đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.

–     Khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa do các đại hội IV và V của Đảng đề ra.

–       Đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời ki quá độ tiếp tục được cụ thế hoá trên cơ sở nâng cao nhận thức về đặc điểm thời ki quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước mắt, trong 5 năm từ năm 1986 đến năm 1990, cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trinh kinh tế và lượng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

2) Đại hội lần thứ VII Từ ngày 24 – 27/6/1991 –    Đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kê thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; khắc phục những khó khăn, yêu kém mắc phải trong bước đầu đối mới.

–      Quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài. Đó là thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000.

– Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế – xã hội của kế hoạch 5 năm (1991 – 1995).
3) Đại hội lần thứ VIII Từ ngày 28/6 – 1/7/1996 –     Tổng kết 10 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong nhiệm kì mới.

–          Khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

— Đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội 5 năm 1996 – 2000.

Câu 5. Hãy nêu những thành tựu đạt được trong bước đầu của thời kì đổi mới đất nước. Những tồn tại, yếu kém của công cuộc đổi mới.

HƯỚNG DẪN
* Những thành tựu:
– Về lượng thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, chúng ta đã vươn lên
đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất – nhập khẩu.
– Hàng hoá trên th trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu
thông tương đối thuận lợi.
– Kinh tế đội ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước vể quy mô, hinh thức… đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội.
– Đã kìm chế được một bước đà lạm phát.
– Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế th trường có sự quản lí của Nhà nước.
– Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của
Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Công cuộc đổi
mới như một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
* Những tồn tại, yếu kém:
– Đất nước vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội.
– Nhiều vấn đề kinh tế – xã hội nhức nhổi chưa được giải quyết.
– Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn còn cao, người lao đông vẫn còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp.
– Chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.
– Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, đời sống của những người chủ yếu bằng lương và trợ cấp xã hội cũng như một bộ phận nhân dân vẫn còn giảm sút.

Phần 2: Câu hỏi ôn tập: Việt Nam từ năm 1954- 1975 (Phần 2) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0