24/06/2018, 16:55

Câu hỏi ôn tập bài 41: Những thành tựu chính của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước – Lịch sử 10

Câu 1. Nêu những thành tựu chính trị của nước ta thời phong kiến. Gợi ý làm bài – Trải qua hàng chục vạn năm, những người nguyên thủy trên đất Việt Nam dần dần quần tụ lại để tạo nễn những quốc gia cổ đại đầu tiên: Văn Làng – Âu Lạc, Lâm Âp – Cham-pa, Phù Nam. -Từ thế kỉ X, sau một nghìn ...

Câu 1. Nêu những thành tựu chính trị của nước ta thời phong kiến.

Gợi ý làm bài

– Trải qua hàng chục vạn năm, những người nguyên thủy trên đất Việt Nam dần dần quần tụ lại để tạo nễn những quốc gia cổ đại đầu tiên: Văn Làng – Âu Lạc, Lâm Âp – Cham-pa, Phù Nam.

-Từ thế kỉ X, sau một nghìn năm chiến đấu kiên cường chống Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam bước vào một thời đại mới, thời đại phong kiến độc lập, kéo dài đến giữa thế kỉ XIX. Trải qua nhiều triều đại kế tiếp nhau, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng một nhà nước hoàn chỉnh, theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

– Về tổ chức, chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cai quản mọi việc. Dưới vua có sáu bộ và những cơ quan giúp việc hoặc giám sát gồm nhiều đời, viện ,tự, quán, các. Đất nước trải dài từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, chia thành những đơn vị hành chính thống nhất: tỉnh, phủ, huyện, châu, xã, thôn, cố chính quyền cai quản.

–              Quân đội được xây dựng khá hoàn chỉnh, gồm thủy binh, bộ binh…

–              Từ thời Lý, mỗi triều đại có bộ luật thành văn riêng của mình, trong đó đáng chú ý nhất là bộ Quốc triều hình luật (thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn).

–              Các triều đại có chính sách dân tộc riêng, nhằm củng cố khôi đoởn kết và sự thống nhất lãnh thổ. Chính sách đói ngoại hình thành từ thời nhà Đinh, được tiếp tục duy trì và hoàn chỉnh qua các triều đại tiếp sau, chủ yếu trong quan hệ với các triều đại phương Bắc. Tuy việc thực hiện có lúc khác nhau, nhưng tinh thần chung là độc lập, tự chủ.

Câu 2. Nêu những thành tựu nổi bật về kinh tế của nước ta thời phong kiến.

Gợi ý làm bài

–              Việt Nam thời phong kiến là một nước nông nghiệp. Quá trình củng cố và mở rộng lãnh thổ cũng là quá trình khai phá đất hoang, phát triển nông nghiệp. Đến giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến đã hoàn thành việc đo đạc ruộng đất trên toàn quốc, lập địa bạ các làng xã, phân rõ ruộng đất công và tư.

–              Hình thành hệ thống đê sống, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc. Việc thường xuyên bồi đắp, củng cô” đê điều đã góp phần quan trọng bảo vệ mùa mởng, làng xóm và cuộc sống của nhân dân. Nhiều công trình thủy lợi như kênh máng, sống rạch được đào đắp, nạo vét. Ngoài việc tròng lúa, nhân dân còn tròng nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp. Nghề tròng rau, tròng cây ăn quả đã trở thành một ngởnh kinh tế phát triển ở các tỉnh phía nam.

–              Nhân dân ta không ngừng mở rộng và phát triển các nghề thủ công như kéo tơ dệt lụa, làm đồ gốm sứ, đúc đồng, rèn sắt, làm hàng mĩ nghệ, trang sức, làm giấy, làm tranh sơn mởi, tranh dân giaa.. Hàng loạt nghề đã hình thành ở các địa phương. Với sự nổ lực của các quan xưởng, người thợ thủ công Việt Nam đã bước đầu tiếp nhận kĩ thuật cơ khí của nước ngoài (đóng tởu thủy, làm đồng hồ, đúc súng các loại…) tuy kĩ thuật còn lạc hậu.

–              Thương nghiệp phát triển, chợ làng mọc lên khắp nơi. Ngoại thương phát triển, đặc biệt ở các thế kỉ XVII – XVIII. Sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài ngày càng gia tăng. Nhiều thương cảng, đô thị mới ra đời như Hội An, Phô’ Hiến, Thanh Hà, Nước Mặn, Gia Định…

Câu 3 Phân tích những đặc điểm của vốn hóa Việt Nam thời phong kiến.

Gợi ý làm bài

Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo từ nước ngoài, người Việt đã hòa lẫn nổ với những tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của mình để tạo nên một lối sống và cách ứng xử riêng. Giáo dục Nho học từng bước phát triển, vừa góp phần nâng cao dân trí, vừa tạo nên các thế hệ trí thức có phẩm chất, có tinh thần dân tộc sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự hưng thịnh của đất nước.

–              Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn, người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ viết riêng (Nôm, Chăm…) để ghi chép, sáng tác thơ văn.

–              Văn học phát triển với hàng loạt thơ ca, phú, kịch, truyện kí… vừa mang đậm tinh thần dân tộc, yêu nước, tự hào, vừa ngày cởng hoàn thiện, lưu truyền lâu dởi. Đặc biệt, hình thành cả một trào lưu văn học dân gian phong phú với đủ các thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện kí…

–              Nghệ thuật dân tộc hình thành và phát triển ngày càng đa dạng, phong phú ở đủ mọi lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc tạc tượng, đúc chuông, chèo tuồng, ca hát, đàn sáo… với hàng loạt thành tựu tinh tế, độc đáo mang đậm tính dân tộc.

–              Hàng loạt các thành tựu khoa học được truyền lại như các bộ lịch sử dân tộc, các bộ địa lí lịch sử, bản đồ đất nước, những tác phẩm y dược dân tộc, triết học, văn hóa học… khẳng định sự tồn tại một nền văn hóa dân tộc rất đáng tự hào.

Câu 4. Sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta diễn ra như thế nào?

Gợi ý làm bài

– Kháng chiến chống ngoại xâm gần như diễn ra xuyên suốt lịch sử dân tộc từ ngày dựng nước cho đến thế kỉ XIX.

Từ thế kỉ XVIII, trên đường tiến quân ra Bắc chống quân xâm lược Thanh, khi dừng lại ở Nghệ An để tuyển thêm quân, vua Quang Trung đã từng nói trước ba quân: “Từ đời Hán đến nay, người phương Bắc đã bao phen cướp nước ta… như đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người dấy nghĩa, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi chúng về phương Bắc,.. Mọi việc lợi hại, được ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước…”.

–              Sự nghiệp giữ nước xuất phát từ niềm tự hào dân tộc chân chính “lấy chí nhân mở thay cường bạo” của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của những người anh hùng, những nhà quân sự kiệt xuất đã làm nên hàng loạt chiến công oanh liệt như Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng – xương Giang, Ngọc Hồi – Đống Đa, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Những chiến sĩ hữu danh hay 288 vô danh đã xả thân vì nước, chiến đấu quên mình, mãi mãi khắc sâu vào tâm khảm của mỗi con người Việt Nam.

–              Chính sự nghiệp chống ngoại xâm anh hùng đó đã trở thành một nhân tố cơ bản, tô đậm truyền thống yêu nước của dân tộc cũng như chi phối cuộc sống của nhân dân ta trong suốt thời kì phong kiến độc lập.

Câu 5. Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII: tên các cuộc đấu tranh, thời gian – triều đại, người lãnh đạo, chiến thắng tiêu biểu; qua đó, rút ra ý nghĩa lịch sử.

Gợi ý làm bài

a) Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII:

b) Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII:

–              Đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại xâm, bảo vệ và khôi phục lại nền độc lập dân tộc.

– Khẳng định sức mạnh của tinh thần yêu nước và sự đoàn kết dân tộc.

–              Góp phần phát huy truyền thống yêu nước chống lại kẻ thù của dân tộc ta. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

–              Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên vào Nhật Bản và các nước phương Nam.

Câu 6. Hãy điền các sự kiện, thời gian tương ứng với các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII:

Thái úy Lý Thường Kiệt thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”
Năm 1077
Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta
Năm 1407
Năm 1427
Chiến thắng tại Rạch Gầm – Xoài Mút
Năm 1789 (Mùng 5 Tết KỈ Dậu)

Gợi ý làm bài

Thời gian Sự kiện
Năm 981 Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất
Năm 1075 Thái úy Lý Thường Kiệt thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân”
Năm 1077 Đánh tan quân Tống trong trận quyết chiến trên bờ Bắc sông Như Nguyệt (sông cầu – Bắc Ninh).
Năm 1288 Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta
Năm 1407 Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh
Năm 1427 Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang
Năm 1785 Chiến thắng tại Rạch Gầm – Xoài Mút
Năm 1789 (Mùng 5 Tết KỈ Dậu) Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0