25/05/2018, 17:17

CAM SÀNH CHOAI

CÂY Cây Cam Sành là loại cây có từ rất lâu đời, quả Cam Sành có vị thơm, ngọt thắm, được người tiêu dùng thông thái ưa chuộng. Đặc trưng của quả Cam Vinh là ở vị ngọt đậm, dịu, hương thơm đặc trưng bên cạnh đó lại có mẫu mã đẹp quả sai, to mang lại hiệu quả kinh tế ...

CÂY

Cây Cam Sành là loại cây có từ rất lâu đời, quả Cam Sành có vị thơm, ngọt thắm, được người tiêu dùng thông thái ưa chuộng. Đặc trưng của  quả Cam Vinh là ở vị ngọt đậm, dịu, hương thơm đặc trưng bên cạnh đó lại có mẫu mã đẹp quả sai, to mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam Sànhcó quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam.

 

   Chuẩn bị đất trồng: phát cỏ, san mặt bằng đất, đào hố, bón phân, các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước...
   Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam là mùa xuân hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.
   Mật độ: nên trồng 4 x 5 m 1 cây.
   Kỹ thuật trồng: đào hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1m, khi đào hố để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới để về một phía. Sau khi đào hố xong, phơi khô ít nhất là 1 tháng để giảm trừ sâu bệnh hại, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước. Chuẩn bị phân bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 - 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

   Nhện trắng: phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng. Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá. Để chống nhện trắng và nhện đỏ, dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2%,  hoặc dùng thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% để phun. Nếu không có 2 loại thuốc trên thì dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000. Cần phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.

   Rệp cam : chủ yếu hại các lá non cành non. Lá bị xoán rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

   Rệp sáp : trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu.Cam ở gần ruộng mía thường hay bị rệp từ mía lan sang. Dùng Trebon, Sherpa pha với nồng đọ 1- 2/1000 phun 1- 2 lần vào thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn điều trị có hiệu quả cần pha thêm một ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuôc dễ thấm.

   Ruồi vàng hại quả: Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào vỏ quả, sâu non nở thành dòi đục vào trong quả làm thối quả. Khi trứng chưa nở ngoài vỏ quả cam chỉ thấy một vết châm rất nhỏ, nhưng khi trứng nở thành dòi vết châm bị thâm nâu và lan rộng, ấn tay vào thấy nước cam phòi ra, bên trong quả đã rất nhiêu dòi. Dùng bả gồm Methyl Eugenol 90 – 95% + 5 –10% Nalet. 2ml cho một bả, mỗi bả dùng cho 50 cây, đánh liên tục 10 – 12 lần trong mùa quả chín. Phun Sherpa, Trebon 1 – 2/1000 cho vườn cây 3 – 4 lần, cách nhau 5 –7 ngày.

0