25/05/2018, 17:17

NHÃN MUỘN HƯNG YÊN CHOAI

Giống nhãn lồng Nhãn lồng quả thường to hơn các giống khác.Trong lương trung bình quả đạt 11 -12g/ quả. Quả to có thể đạt 14 - 15g/quả, quả nhỏ 7 - 8g/quả. Tuy nhiên trọng lượng quả còn phụ thuộc vào sức snh trưởng của cây và số quả trên cây. Đặc điểm của nhãn lồng là ...

Giống nhãn lồng

Nhãn lồng quả thường to hơn các giống khác.Trong lương trung bình quả đạt 11 -12g/ quả. Quả to có thể đạt 14 - 15g/quả, quả nhỏ 7 - 8g/quả. Tuy nhiên trọng lượng quả còn phụ thuộc vào sức snh trưởng của cây và số quả trên cây.
Đặc điểm của nhãn lồng là các múi chồng lên nhau ở phía đỉnh quả. Trên mặt ngoài cùi hình thành các nếp nhăn. Các múi bóng nhẵn, hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu. Tỷ lệ cùi/quả đạt trung bình 62.7%, cao hơn các giống nhãn, trừ các giống nhãn cùi điếc. Quả chín ăn giòn, ngọt đậm. Vỏ quả nhãn lồng thường dày, giòn, độ giòn trung bình đạt 0.8 mm. Quả trên chùm nhãn lồng thường có kích thước khá đều nhau.

Kĩ thuật trồng cây nhãn lồng

1. Chọn giống cây

Cây giống phải đúng giống cây yêu cầu , khỏe, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khỏe, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm phải đạt 0.6cm trở lên và chiều cao phải đạt trên 30 cm là chấp nhận được.

2. Mật độ trồng

+ Đối với vùng đồng bằng trồng với khoảng cách 8x8 m (160 cây/ha)
+ Đối với vùng đồi núi trồng với khoảng cách 7x7m hay 6x7m (200 – 235 cây/ha)
Muốn sớm có thu hoạch cao có thể trồng với khoảng cách 8x5m ( hàng cách hàng 8m, cây cách cây 5m) sau 7 – 10 năm tỉa thưa cây trên hàng.

3. Làm đất, đào hố, bón phân bón lót.

Ở vùng đồng bằng những nơi đất trũng, thâp, mùa mưa hay bị ngập cần đào mương, vượt đât lên cao hoặc đắp ụ để tránh ngập úng.
Vùng gò đồi, vùng núi thấp nên thiết kế trồng cây theo đường đồng mức hay làm bậc thang. Đât núi đá, núi đất không liền khoảnh thì đào hố kiểu vảy cá. Để bảo vệ đất chống xói mòn trong mùa mưa cần trồng xen các hàng cây phân xanh, đào rãnh để cắt bớt dòng chảy và giữ nước.
Làm đất, đào hố, bón lót tốt nhất là trước khi trồng một tháng với các kich thước và lượng phân như sau:
Đât đồng bằng : ( chiều rộng x chiều sâu) : 60x30 – 50 cm
Đất gò đồi và miền núi: 80 – 100 x 60- 100 cm
Phân bón lót cho một hố 30 – 50 kg phân chuồng + 1 – 1.5 kg supe lân + 0.5 kg vôi bột + 0.5 kg kali, trộn đều phân với đất , phá thành hố ( đất đồi) rồi lấp đất.

4. Thời vụ trồng

Ở các tỉnh miền bắc trồng vào vụ xuân tháng 2 – 3 là tốt nhất, vụ thu từ tháng 8 -10.
Ở miền nam trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
Cần chú ý điều kiện khí hậu ở từng tiểu cùng khĩ hậu mà xê dịch thời vụ trồng cho thích hợp.
Khi trồng đặt cây vào chính giữa hố, măt bầu ngang với mặt hố, xé bỏ túi nilon, dùng chân dậm chặt đất xung quanh bầu. Sau đó phải cắm cọc chống buộc dây cho gió đỡ lay, tưới một thùng nước và tủ gốc.

5. Chăm sóc sau trồng.

Tháng đầu tiên sau trồng phải tưới đủ nước, giữ ẩm cho cây. Trong tuần đầu tiên tưới cho cây từ 1 – 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần một xô nước. Tưới từ từ, từ ngoài vào trong gốc cây, tránh đóng váng mặt đất. Sau đó cách 2 – 3 ngày tưới một lần trong tháng đầu tiên. Khi cây đã hồi phục tưới thưa hơn. Sau trồng một tháng cây chết cần dặm lại kịp thời.
Tiến hành làm cỏ, xới xáo tạo độ thông thoáng cho bộ rễ cây, phòng trừ bệnh, tạo hình cho cây, cắt bỏ các cành mọc không đúng chỗ, các cành khô héo, vặt bỏ các mầm trên gốc ghép.

6. Trồng xen

Trong 3 – 4 tháng đầu khi cây chưa giao tán nên trồng xen các cây họ đậu ( lạc, đậu tương, đậu xanh ), cây phân xanh ( cây côt khí, các loại muồng, đậu mèo…) để tăng thu nhập, che phủ đất, chống xói mòn và tăng độ phì cho đất.
Cũng có thể trồng xen với các loại rau màu và cây ăn quả ngắn ngày như đu đủ, chuối…

7. Bón phân.

a. Liều lượng và tỷ lệ.
Khi cây còn nhỏ (3 – 4 năm đầu) có thể dùng nước phân chuồng pha loãng tỷ lệ 1 /3 để tưới cho cây. Cách 2 -3 tháng tưới một lần, mỗi lần tưới 5 – 10 lit nước phân cho cây hoặc hoặc có thể thay thế 50 – 100g ure/cây/ năm, cây càng lớn, tán cây càng to, lượng phân bón cành tăng.
b. Thời kì bón phân.
- Lần một : bón vào đầu tháng 2 lúc cây phân hóa mầm hoa, mỗi cây bón 15 – 20 lít nước phân chuồng pha loãng. Chủ yếu là tăng cường lượng đạm phối hợp với lân và kali nhằm thúc đẩy sự phát triển của các giò hoa để ó nhiều chùm hoa trên cây và chùm hoa to. Chú ý không bón đạm quá nhiều để tránh mọc cành vượt.
- Lần 2 : bón vào cuối tháng 3 – đầu tháng 4, mỗi cây bón 1 – 1.5 kg đạm sunfat hoặc 0.5 – 0.7 kg ure. Mục đích để thúc cành mùa hè, đồng thời giúp chùm hoa phát triển tốt, có khả năng rất ró đến tăng khả năng đậu quả.
- Lần 3 : bón vào cuối tháng 6, mục đích bón thúc cho quả. Bón cho mỗi cây 1 – 1.5 kg ure , 0.3 – 0.5 kg sunfat kali, hoặc bón hỗn hợp NPK từ 2 – 3 kg. Đợt bón này có ý nghĩa với sản lượng quả trong năm và chuẩn bị cho cây có điều kiện sinh trưởng trong mùa vụ tới.
- Lần 4 : đầu tháng 7 đến tháng 8 vào tời kì quả phát triển nhanh. Tưới nước phân chuồng pha loãng khoảng 50 lit và 0.3 – 0.5 kg sunfat đạm + 5kg supe lân + 0.5 kg sunfat kali. Đợt bón này nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu dinh dưỡng của quả và sự phát triển của cành.
- Lần thứ 5 : bón sau thu hoạch vào tháng 8 – 9. Bón phân hữu cơ và phân vô cơ kết hợp cải tạo đất. Mỗi gốc bón 50 – 60 kg phân chuồng + 1kg phân sunfat đạm + 5 kg supe lân + 0.5 kg sunfat kali nhằm hồi sức sinh trưởng cho cây và bồi dưỡng cành mẹ cho thu của năm sau.
Trong 5 lần bón thì lần bón thúc vào trước lúc ra hoa và lần bón sau thu hoạch quả là 2 lần quan trọng nhất nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng cho sự phát triển hoa và quả, cành của cây.
c. Phương pháp bón phân.
Bón phân sâu hay nông, bón ở vị trí nào là căn cứ vào sự phân bố của bộ rễ. Bó phân vào nơi nhiều rễ hút, thông thường là trong phạm vi hình chiếu của tán cây và ở độ sâu 30 – 50m.
Nếu gặp hạn thì lấy phân hòa với nước tưới cho cây. Tưới dưới hình chiếu của tán của cây từ ngoài vào trong cách gốc khoảng 50 – 60cm. Nếu có mưa chỉ cần rắc phân lên mặt đất dưới hình chiếu của tán cây là được.
Bón phân hữu cơ bằng cách đào rãnh theo hình chiếu của tán rộng 30 cm, sâu 30 – 50 cm, rắc phân xuống và lấp đất. Bón vào sau thời điểm thu hoạch quả.
d. Bón phân qua lá.
Để bỏ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây có thể dùng hình thức bón phân qua lá. Dùng ure, biphotphat kali (KH2PO4) hay các nguyên tố vi lượng như bo, magie, kẽm …. Phun bo vào thời kỳ hoa nở nhằm làm tăng cường khả năng thụ phấn thụ tinh, tăng tỷ lệ đậu quả. Các loại khác có tắc dụng thúc đẩy quá trình phất triển quả, giảm rụng quả.
Bón phân qua lá thường tiến hành vào thời kì quả non ( tháng 6 – 7) cho đến lúc trước thu hoạch. Có thể phun 2 – 3 lần, cách nhau 15 ngày một lần.
Các nồng độ thường dùng : ure 0.2%, biphotphat kali 0.2%, axit boric, sunfat magie, sunfat kẽm 0.1 – 0.2%.
Bón phân qua lá ( dùng bo) thòi kì hoa không được phối hợp với các loại thuốc trừ sâu, còn các loại khác có thể kết hợp với thuốc trừ sâu để phun.

8. Căt tỉa tạo hình.

a. Tạo hình cho cây con trước khi ra quả
Độ cao của thân chính và hình dạng của tán cây phụ thuộc vào giống, địa điểm trồng, phương pháp nhân giống, mật độ trồng mà có sự khác nhau.
Thông thường trên cây ghép thân chính có thể cao từ 40 – 100 cm trên đó giữ lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía và hình thành với thân chính một góc khoảng 45o.
Trên cành cấp 1 để lại 2 -3 cành cấp 2. Độ dài mỗi cành này là 30 – 35 cm, nếu dài quá nên căt bớt đi, sau này phát triển cành cấp 3… tạo cho cây có một tán hình cầu hoặc hình bán cầu. Việc tỉa cành cho cây nên thực hiện vào trước luc mọc cành xuân.
Với cây nhãn còn bé những năm đầu có thể có nhiều đợt cành : xuân, hè, thu , đông.
Trong các tháng hè do nhiệt độ cao, ẩm độ cao có thể có 2 đợt cành hè. Đợt cành hè 2 mọc tiếp trên đợt cành thứ nhất. Ở mỗi đợt cành cần cắt bỏ các cành yếu ngắn hoặc mọc lộn xộn trong tán, cành mọc quá dài, giữ độ dài cành trong khaongr nhỏ hơn 30cm. Đợt cành thu của năm thứ 3 rất quan trọng vì nó sẽ là cành mẹ của năm sau nên cần phải bảo vệ tốt và làm cho cành sung sức. Riêng cành mùa đông thì nên khống chế vì trên cành này không thể phân hóa mầm hoa.
Cây con ở trong vườn ở năm 1 – 3 nếu có hoa cũng nên cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho cây sớm có bộ khung tán khỏe mạnh, sung sức, chuẩn bị cho mùa quả sau.
b. Căt tỉa cho cây đã có quả.
Mục đích cắt tỉa của lần này là tạo cho cây khỏe mạnh, sung sức và bồi dưỡng được nhiều cành mẹ tốt. Việc cắt tỉa có thể được thực hiện vào mùa xuân hè và mua thu. Cắt tỉa vào mùa xuân đồng thời vói việc cắt tỉa hoa và các cành rậm rạp, cành yếu, cành mang sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán và những cành xuân quá yếu nhằm xúa tiến cành mùa hè.
Cắt tỉa mùa hè vào tháng 6 -7 kết hợp với tỉa quả, cắt bỏ những cành mọc chụm, cành tăm cành bệnh, chỉ để lại trên đó 1 – 2 cành hè. Nếu cành khỏe thì để lại 3 cành hè. Kết hợp bón phân tạo điều kiện cho cành hè được sung sức và sang năm có thể thành cành mẹ tốt.
Sau khi thu hoạch quả thêm một lần cắt tỉa nhẹ kết hợp với bón phân nhắm xúc tiến đợt cành thu trong năm.
Mức độ cắt tỉa ở cây nhãn còn phụ thuộc giống, tuổi cây, trạng thái sức khỏe của cây để có thể quyết định cắt nhẹ hay cắt đau.

9. Tỉa hoa và tỉa quả.

Vì với cây nhãn ưu thế đỉnh sinh trưởng mạnh. Chùm hoa ra ở cành mẹ sau đó nở hoa và kết quả. Thời kì có quả các mầm ở nách cành quả không dễ nảy lộc thành mầm vì bị ảnh hưởng của ưu thế đỉnh sinh trưởng. Và nếu năm năm nào được mùa quả thì nói chung cành mùa hè và mùa thu ra rất ít dẫn đến năm sau rất it hoa và quả. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng ra quả cách năm.
Kinh nghiệm của nông dân vùng trồng nhãn Hưng Yên cho thấy, vào mùa hoa và quả của nhãn tỉa bớt đi một số chùm hoa và quả trên cây thì cây cho quả to đều, lạ có nhiều cành hè và cành thu là cành mẹ cho năm sau. Cách này làm như sau:
a. Tỉa hoa.
Thời gian tỉa hoa: thích hợp laà ào tháng 4 ( tiết thanh minh – cốc vũ) khi chùm hoa đã dài độ 12 – 15 cm, nụ hoa trong đã rõ song chưa nở. Nếu bẻ chùm hoa đi quá sớm thì lại không phân biệt được chùm hoa tốt xâu hơn nữa bẻ hoa sớm thì lại mọc chùm hoa đợt 2, nếu bẻ muộn thì cây đã tiêu hao rất nhiều dinh dưỡng không đạt được yêu cầu của tỉa hoa. Vậy cần căn cứ vào điều kiện khí hậu và tình trang của cây để quyết định nên tỉa sớm hay tỉa muộn. Nói chung năm được mùa thì nên tỉa muộn, năm mất mùa thì nên tỉa sớm.
Vị trí tỉa: xê dịch ở vị trí tiếp giáp của 2 đợt cành. Bẻ cành sơm vào tiết thanh minh ( đầu tháng 4 dương lịch) thì ở vị trí tiếp gáp sâu xuống 1 – 2 đốt. Bẻ muôn hơn vào cuối tháng 4 dương lịch thì nên bẻ ở vị trí tiếp giáp giữa hai đợt cành. Cây khỏe thì bẻ ở vị trí sâu hơn, còn cây yếu thì bẻ ở vị trí nông hơn.
- Trên một tán cây giữ lại những chùm hoa ở phần giữa và dưới tán, tỉa bỏ các phần trên tán.
- Tỉa bỏ các chùm hoa ở ngoài tán, giữ lại phần trong tán. Giữ lại các chùm hoa to, dài, bỏ các chùm hoa ngắn,bé.
- Tỉa bỏ các chùm hoa quả lớn ở những đầu cành khỏe vì ở những chùm hoa này số lượng hoa tuy nhiều xong không nhiều hoa cái do đó sẽ it quả. Giữ lại các chùm hoa kích thước trung bình.
- Tỉa bỏ các cành hoa bị sâu bệnh. Nếu trên cung một ành mẹ có 2 chùm thì nên tỉa bớt một chùm.
Số lượng tỉa: cây khỏe điều kiện chăm sóc đầy đủ thì có thể tỉa bớt 20 – 30% hoa. Cây yếu có thể tỉa 50 – 70% hoa.
b. Tỉa quả
Tiến hành vào sau khi rụng quả sinh lý đã kêt thúc, lúc này quả đã lớn bằng hạt đậu tương. Khoảng vào đầu và giữa tháng 6. Tỉa những quả bị sâu bệnh, quả dị hình, quả ở chùm ngọn, chùm lớn giư lại khoảng 60 – 80 quả non, chùm vừa thì giữ lại khoảng 40 – 50 quả, chùm nhỏ thì để lại 20 - 30 quả.
Tỉa quả sẽ giúp quả to, đồng đều về độ lớn.

10. Lồng quả.

Sau khi thụ phấn thụ tinh xong ta dùng lồng tre, bao cói, bao giấy nilon, mo cau đục lõ buộc lồng từng chùm quả lại. Lamg như vậy vừa chống được dơi, vừa cho quả to đẹp, đều, cùi dày hơn, phẩm chất quả hơn hẳn quả nhãn không được lồng

Tác giá : nhanong24h.com

Sâu bệnh hại cây nhãn lồng

A. SÂU HẠI:

1. Sâu đục gân lá:( Acrocercops hierocosma Meyr )

- Cách gây hại: gây hại trên nhãn , vải. Ngày nay loài này ngày càng gây hại nghiêm trọng trên nhãn ở các tỉnh ĐBSCL. Bướm cái thường đẻ trứng trên các cành , lá nhãn non. Sâu nở ra ăn phá bằng cách đục vào gân chính của lá , làm đứt nghẽn mạch nhựa của lá , lá không phát triển được hoặc bị méo mó. Triệu chứng lá bị cháy khô đầu trông rất giống lá bị bệnh. Khi các đợt lộc bị hại nặng ảnh hưởng đến sự phát triển bộ lá , làm giảm khả năng ra hoa hoặc trái bị rụng. 
- Phòng trị: tỉa cây để các đợt ra lộc tập trung để dễ kiểm soát. Phun thuốc trong thời kì cây ra đọt non
để ý có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gốc cúc tổng hợp....

2. Sâu đục trái: ( Conogethes punctiferalis ( Guenée ) )

- Cách gây hại: Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm , ban ngày chúng nấp ở nơi tối hoặc mặt dưới lá cây ký chủ. Cả sâu trưởng thành đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành cái đẻ trứng trên trái , đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái. Sâu có thể gây hại từ khi trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch , nặng nhất là khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng , khô và rụng , trái lớn nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. 
- Phòng trừ: Vệ sinh vườn bằng cách thu nhặt những trái bị nhiễm đem tiêu hủy. Cắt tỉa cây sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng. Dùng bẫy đèn với ánh sáng đen ( Black light ) để bẫy sâu trưởng thành. Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại. Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị gây hại. Khi sử dụng thuốc để ý thời gian cách ly theo hướng dẫn của nhà sản xuất để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

3. Bọ xít ( Tessaratoma papillosa ( Drury ) ):

- Cách gây hại: Bọ xít là đối tượng gây hại quan trọng trên nhãn vùng ĐBSCL , không ưa cốt tử vào thời kì cây ra đọt non , làm rụng hoa , rụng trái , chết các cành của phát hoa ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sinh trưởng của cây. 
- Phòng trị: tỉa cây để các đợt hoa và đọt non ra tập kết. Dùng vợt bắt trưởng thành vào sáng sớm. Trong thiên nhiên có các loài thiên địch như kiến lửa , ong ký sinh có thể tiến công trứng bọ xít , vì thế nên tạo điều kiện tiện lợi cho thiên địch thiên nhiên phát triển nhằm hạn chế bớt sự gây hại của bọ xít. Chỉ phun thuốc khi thấy mật độ bọ xít cao , phun theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn hiệu của từng loại thuốc bảo vệ thực vật.

4. Rệp sáp:( Pseudococus sp. )( Aleurodicus dispersus )( Nipaecoccus  sp ):

- Cách gây hại: Rệp sáp gồm nhiều loài gây hại trên nhãn. Khả năng sinh sản của rệp sáp rất cao , con cái có thể đẻ trứng hoặc đẻ trực tiếp ra con. Ấu trùng non ít có thể di chuyển , chúng thường phối hợp với các loại kiến để di chuyển sang nơi khác. Rệp sáp có thể gây hại trên các bộ phận của cây như cành , lá , hoa, trái. Cả sâu non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây , trong quá trình gây hại chúng thải ra mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây , trên trái làm giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra vết thương do rệp gây ra giúp các loại nấm bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào cây. 
- Phòng trị: Phun nước vào tán cây để rửa trôi rệp. Nên tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở thời kì đầu để tránh sự gia tăng mật độ rệp sáp. Tìm diệt các loại kiến có hại để hạn chế sự lây lan. Hạn chế trồng xen với những cây dễ nhiễm rệp sáp như đu đủ , mãng cầu…Phun thuốc khi thấy mật độ rệp cao , khi phun có thể phối hợp các loại chất bám dính để tăng công hiệu của thuốc bảo vệ thực vật.

5. Sâu đục trái:( Acrocercops cramerella Snellen )

- Cách gây hại: Con trưởng thành hoạt động vào ban đêm , ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc nhành cây. Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái , ấu trùng sau khi nở đục vào phần cuống trái làm cho trái bị rụng , đôi khi vào thời kì trái còn rất nhỏ.Sâu đục trái Acrocercops cramerella không phá hủy đến năng suất trái so với sâu đục trái Conogethes punctiferalis , tuy nhiên theo một số ghi nhận gần đây , loài sâu hại này đang có chiều hướng gia tăng trên nhãn. Thiệt hại do loài này gây ra bình thường khoảng 10-15%. Điều đáng để ý là loài này rất khó phát hiện nếu chỉ quan sát triệu chứng bên ngoài , khi điều tra trên vườn phải bóc vỏ trái ra mới phát hiện được. 
- Phòng trị: có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại. Trong tự nhiên trứng sâu đục trái Acrocercops cramerella bị ký sinh bởi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến , do đó tạo điều kiện tiện lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra. Có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị …Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

B. BỆNH HẠI:

1. Bệnh thối trái ( do nấm Phytophthora sp. ):

- Triệu chứng: Bệnh này thường xuất hiện và gây hại nặng trên trái nhãn lúc nhãn sắp già , chín và đặc biệt là trong mùa mưa , nơi có ẩm độ cao thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh chóng. Do nấm Phytophthora thường lưu tồn trong đất nên các chùm trái gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh hơn trong mùa mưa , từ đây sẽ là nguồn lây lan cho các chùm trái phía trên và lây lan sang cây khác trong cả vườn. Trái bị bệnh thương bị thối nâu , lan dần từ vùng cuống trái trở xuống , làm trái nứt , thịt trái thối nhũn , chảy nước mùi hôi thối chua và có thể thấy tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh. 
- Phòng trị: Nên tỉa bỏ các cành gần mặt đất vì khi trái gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa. Cần lưu ý cắt bỏ và thu nhặt các trái bị bệnh trong vườn đem tiêu huỷ. Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc đồng theo liều lượng khuyến cáo.

2. Bệnh phấn trắng ( do nấm Oidium sp. ):

- Triệu chứng: Hoa bị xoắn vặn , khô cháy , trái non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ , có màu nâu. Vỏ trái bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống trái. Trái lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị thối nâu từ cuống trái sau đó chuyển sang màu nâu đen và lan dần đến nguyên trái. 
- Phòng trị: Vườn thoáng , ánh sáng soi qua được tán lá sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh. Phòng trị bệnh bằng cách phun các loại thuốc bảo vệ thực vật theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. Để phòng chống bệnh và phòng trị có công hiệu có thể phun thuốc vào thời kì trứơc khi trổ hoa và ngay khi hoa vừa đậu trái non.

3. Bệnh đốm bồ hóng ( do nấm Meliola sp ):


- Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều , kích thước 1-3mm , đen ( màu càng sậm khi đốm bệnh càng to ). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do nấm bồ hóng phát triển trên đó. Mặt dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng đi bên dưới thấy mô lá bị thâm đen. Nấm bồ hóng thường phát triển nhiều trên các vườn trồng quá dày , tán lá che rợp nhau và ẩm độ khí trời cao. 
- Phòng trị: Không nên trồng dày , tỉa bớt cành vô hiệu khi tạo tán sau thu hoạch giúp cây thoáng. Có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phòng trị bệnh phun theo liều lượng khuyến cáo.

4. Bệnh khô cháy hoa ( do nấm Phyllostica sp. Hoặc Pestalotia sp. ):  

- Triệu chứng: Bệnh khô cháy hoa thường xuất hiện vào lúc hoa nhãn đang nở rộ , trên cánh hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim , có màu nâu đen làm hoa bị vàng , sau đó khô và rụng đi. Nấm thường tấn công vào lúc có nhiều sương hay mưa nhiều , ẩm độ khí trời cao. 
- Phòng trị: Nên trồng thưa giúp cây thoáng , cho ánh sáng soi qua tán cây làm giảm ẩm độ sẽ hạn chế được bệnh. Phòng trị bằng các loại thuốc gốc đồng theo khuyến cáo vào thời kì trước khi hoa nở để phòng bệnh.

0