31/05/2017, 13:09

Buổi học cuối cùng ngữ văn 6

Truyện Buổi học cuối cùng là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897). Đây là truyện của Phrăng, “chuyện của một em bé người An-dát”. Những suy nghĩ và tâm trạng của cậu học trò nhỏ Phrăng về thầy Ha-men được tái hiện một cách cảm động vô cùng. Một số câu cảm thán có ...

Truyện Buổi học cuối cùng là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897). Đây là truyện của Phrăng, “chuyện của một em bé người An-dát”. Những suy nghĩ và tâm trạng của cậu học trò nhỏ Phrăng về thầy Ha-men được tái hiện một cách cảm động vô cùng. Một số câu cảm thán có giá trị biểu cảm đã làm nổi bật tâm trạng của nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng.

 

I. ĐỀ LUYỆN TẬP

 

Đề 1. Giới thiệu một Vài nét về An-phông-xơ Đô-đê và truyện “Buổi học cuối cùng”.

Đề 2. Truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" có nhiều câu cảm thán. Em hãy nêu lên một số câu có giá trị biểu cảm nhất.

Đề 3. Cảm nhận của em về thầy Ha-men qua những điều suy nghĩ của cậu học trò nhỏ Phrăng trong truyện "Buổi học cuối cùng".

Đề 4. Nêu cảm nghĩ của em về truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê.

 

II.  BÀI VĂN TỰ LUẬN

Đề 1. Giới thiệu một Vài nét về An-phông-xơ Đô-đê và truyện “Buổi học cuối cùng”.

Bài làm

An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) là nhà văn lỗi lạc của nước Pháp trong nửa sau thế kỉ XIX. Ông lao động cực nhọc và tự học mà thành tài. Ông viết kịch, viết tiểu thuyết, những thành tựu nổi bật nhất, xuất sắc nhất là truyện ngắn. "Những bức thư từ cối xay gió của tôi" (1869) và "Chuyện kểngày thứ hai"(1873) là hai kiệt tác văn chương của ông để lại cho đời. Truyện của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca, nhẹ nhàng và trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu đồng quê, tình yêu đất nước quê hương.

Truyện “Buổi học cuối cùng”trích trong tập truyện “Chuyện kế ngày thứ hai”. Cậu học trò nhỏ Phrăng kể lại tâm trạng của mình về hình ảnh thầy Ha-men, nói lên không khí lớp học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng trên quê hương em. Câu chuyện thấm thía bao nỗi buồn đau mất nước của người thầy, của tuổi thơ vì dưới ách thống trị của ngoại bang không được dạy và học tiếng mẹ đẻ thân thiết yêu thương của dân tộc mình.

 

Đề 2. Truyện ngắn "Buổi học cuối cùng" có nhiều câu cảm thán. Em hãy nêu lên một số câu có giá trị biểu cảm nhất.

Bài làm

Truyện “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm đặc sắc của nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897). Đây là truyện của Phrăng, “chuyện của một em bé người An-dát”. Những suy nghĩ và tâm trạng của cậu học trò nhỏ Phrăng về thầy Ha-men được tái hiện một cách cảm động vô cùng. Một số câu cảm thán có giá trị biểu cảm đã làm nổi bật tâm trạng của nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng. Dưới đây là một số câu cảm thán tiêu biểu:

-     Trời sao mờ ấm đến thế, trong trẻo đến thế!

-     Yên một chút nào!

-     Bài học Pháp văn cuốicùng của tôi!...

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳngbao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!...

-     Tội nghiệp thầy!

-     Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếngcủa các người!...

-     Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này.

-     Nước Pháp muôn năm!

-     Kết thúc rồi... đi đi thôi!

 

Đề 3. Cảm nhận của em về thầy Ha-men qua những điều suy nghĩ của cậu học trò nhỏ Phrăng trong truyện "Buổi học cuối cùng".

Bài làm

Hình ảnh người thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men "đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách". Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng: mặc áorơ-đanh-gốt màu xanh lục,... đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu... Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên “khác thường và trang trọng”.Ngoài đông đủ học trò, buổi học hôm nay lại có nhiều bà con dân làng đến dự, có cụ Hô-đe, bác phát thư,... “ai nấy đều có vẻ buồn rầu”.

Thầy Ha-men "với giọng dịu dàng và trang trọng" thông báo cho mọi người biết: "Lệnh từ Béc-Lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức và các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". Phrăng vô cùng "choáng váng" khi nghe thầy nói. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, Pháp thất trận; vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Tiếng thầy Ha-men chứa đựng bao nỗi đau của một trí thức yêu nước bị mất nước: "Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con". Thầy Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng vùng An-dát đã gần 40 năm, thầy đã "phụng sự hết lòng", thầy đã "trọn đạo với Tổ quốc". Các cụ già và nhiều người đến dự "buổi học cuối cùng" là để "tạ ơn" thầy Ha-men, trước khi thầy giã từ, ra đi... Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành... là một trong những nguyên nhân thất trận: “Ôi! Tai họa lớn của An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai”, ai cũng nghĩ: "Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học". Phrăng là một cậu bé hay trốn học đi rong chơi ngoài đồng nội, được gọi lên, nhưng không "đọc được trót lọt" cái quy tắc phân từ rất hay của tiếng Pháp, thầy nhẹ nhàng nói: "Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu...", "con vẫn chưa phải là người đáng tội nhất! Mà tất cả chúng ta cũng có phần đáng tự chê trách". "Học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ", "học tập là yêu nước" bài học lớn lao ấy đã được thầy Ha-men nói lên một cách giản dị và thấm thía biết bao!

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích, thầy giảng giải, thầy tự hào ca ngợi tiếng Pháp "là ngôn ngữ hay nhất thếgiới, trong sáng nhất, vững vàng nhất". Bảo vệ, giữ gìn tiếng Pháp là nghĩa vụ của mỗi công dân: "phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó". Yêu tiếng mẹ đẻ là yêu nước, là để giữ lấy hồn thiêng của núi sông, bảo vệ lấy nền văn hóa lâu đời của dân tộc, giữ vững và nuôi dưỡng ý chí tự lập, tự cường, để vươn lên giành lấy tự do thoát khỏi vòng nô lệ, như thầy Ha-men đã nói: “... một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”. Có thể nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhất là đối với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đen tối, đau thương! Đối với người Việt Nam chúng ta, yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là bài học xương máu. Một nghìn năm Bắc thuộc, 20 năm bị giặc Minh đô hộ, 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã bảo vệ, giữ gìn tiếng Việt, chúng ta đã "nắm được chìa khóa chốn lao tù", làm cho tiếng Việt trở nên giàu đẹp như ngày nay.

Với thầy Ha-men thì mỗi môn học, mỗi giờ học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng là những bài học về lòng yêu nước. Yêu nước Pháp là yêu tiếngPháp, là yêu chữ (văn tự) Pháp. Phải biết viết kiểu chữ rông thật đẹp, phải trang trọng khi viết tên Tổ quốc mình, quê hương mình: "Pháp, An-dát, Pháp, An- dát". Những tờ mẫu mới tinh thầy đã chuẩn bị trước, treo trước bàn học “trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp”.Qua đó, ta thấy thầy Ha-men là một nhà giáo vĩ đại, một trí thức giàu lòng yêu nước. Giờ tập viết dễ khô khan, nhưng thầy đã truyền cho học trò tình yêu nước, ý thức học tập và giữ gìn văn tự Pháp. Cảnh tượng và không khí lớp học trong giờ viết tập thật trang nghiêm: "Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chí nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy".Các em nhỏ thì "cặm cụi" tập viết "những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếnq Pháp". Phrăng vốn là một học sinh mải chơi thế mà buổi học cuối cùng hôm nay, em cảm thấy rất hạnh phúc “kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế”,chẳng để ý đến con bọ dừa bay vào lớp, chú xúc động khi nghe tiếng gù của chim bồ câu trên mái nhà trường, rồi tự hỏi, tự nhủ: "Liệu nười ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?". Bao tình cảm cao quý đã được khơi dậy trong lòng chú.

Buổi học cuối cùng đối với thầy Ha-men là buổi học giã từ những cái gì gắn bó thân thiết yêu thương suốt 40 năm trời, với bao kỉ niệm sâu sắc. Chỉ ngày mai thôi, thầy "phải rơ đi, rời khỏi xứ sở này mãi mãi". Thầy quên sao được "ngôi trường nhỏ bé của thầy", thầy quên sao được chỗ ngồi của thầy, khoảng sân, lớp học, những chiếc ghế dài, những bàn học trải qua màu thời gian đã "nhẵn bóng". Thầy là một con người "tội nghiệp" chắc sẽ "nát lòng" khi phải giã biệt những cây hồ đào ngoài sân, cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây "quấn quýt quanh các khung cửa sổ lên tận mái nhà". Thầy Ha-men gần như một con người quá đau khổ đến mất hồn. Thầy "đứng lặng im" trên bục giảng, thầy "đăm đâm nhìn" những đồ vật quanh mình "nhưmuốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trườngnhỏ bé của thầy".

Sau giờ viết tập là giờ lich sử. Thầy Ha-men "vẫn đủ can đảm" dạy đến hết buổi. Tiếng đọc đồng thanh như hát "Ba Be Bi Bo Bu" cất lên. Hình ảnh cụ già Hô-de đeo kính lên, nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, giọng đọc "run run vì xúc động", làm cho ai cũng "muốn khóc". Phrăng xúc động khẽ thốt lên trong lòng: “Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!”.

Những khoảnh khắc chót buổi học tiếng Pháp cuối cùng ỏ vùng An-dát 130 năm về trước sao mà buồn thế! Khi đồng hồ nhà thờ điểm 12 giờ, khi chuông cầu nguyện buổi trưa rung lên, khi bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ, thì thầy Ha-men "nghẹn ngào" nói lời giã biệt: "Các bạn, thầy nói, hỡi các hạn, tôi... tôi...". Và thầy viết lên bảng dòng chữ thật to, thầy "dằn mạnh hết sức".

"Nước Pháp muôn năm!"

Người thầy "tái nhợt", “đầu dựa vào tường”, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: "Kết thúc rồi... đi đi thôi!".

Ngày mai thầy Ha-men sẽ ra đi. Nhưng hình ảnh thầy vẫn in sâu trong tâm hồn người dân vùng An-dát và lũ học trò nhỏ thân yêu. Ha-men là một ông thầy vĩ đại, đúng như Phrăng đã nghĩ: "Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế!".

Nguồn: Nhungbaivanhay
0