31/05/2017, 13:08

Kể lại truyện Con hổ có nghĩa.

Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật ...

Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ ...

 

I. ĐỀ LUYỆN TẬP

 

Đề 1. Kể lại truyện "Con hổ có nghĩa”.

Đề 2. Đóng vai bà đỡ Trần kể lại câu chuyện đỡ đẻ cho hổ.

Đề 3. Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Đề 4. Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.

Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

 

II. BÀI VĂN TỰ LUẬN

 

Đề 3. Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa". 

Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".

"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!

Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.

 

Đề 4. Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.

 

Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.

Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

 

Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.   

Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.

Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.

Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!

 

III. BÀI ĐỌC THAM KHẢO

1. Con hổ hào hiệp (Hiệp hổ)

Huyện Bảo Lộc có anh nông dân họ Hoàng, làm nhà trên quả đồi nhỏ, lấy người cùng làng là chị họ Nguyễn. Được mấy năm, chị vợ ốm chết, để lại một đứa con trai cho bà ngoại nuôi. Khi tang chị vợ vừa hết thì đứa con đã được bốn, năm tuổi. Hoàng thường đến thăm con, thỉnh thoảng cũng bế con về nhà, khoảng mươi hôm lại đem trả về chỗ bà ngoại.

Làng bên có một chị góa chồng. Hoàng có việc, thường đi qua bên ấy, thấy cô ta thì ưa, liền nhờ mối đưa lời. Nhưng cô ta từ chối, bảo:

-     Đi bước nữa mà được người như chàng là may lắm rồi. Nhưng nghe nói người vợ trước có con trai. Vợ sau đối xử với con trước thực là việc rất khó khăn. Cứ mặc nó chơi bời lêu lổng, thì người đời bảo là lạnh nhạt với nó; nếu hơi roi vọt một chút, thì lại điều nọ tiếng kia. Bà hãy về tạ lỗi với chàng cho tôi. Nói tôi không làm vú già cho người trước mà chịu điều tiếng được đâu.

Bà mối về nói lại với Hoàng. Hoàng thích cô ta quá, không bỏ được, nghĩ đi nghĩ lại chỉ còn cách bỏ đứa con thì mới được cô ta. Thế là hắn manh tâm làm ác. Mấy hôm sau, hắn mang đứa con vào rừng sâu, nói dối là đi kiếm tráichín đê ăn, bỏ con trong rừng, rồi đi đường tắt về nhà. Vùng này có nhiều hổ. Hoàng về tới nhà, chắc mẩm là con mình đã vào bụng hổ, sợ mẹ vợ hỏi tới, liền đắp một ngôi mộ giả ngoài đồng vờ làm mộ con.

Khoảng canh hai hôm ấy, nhà bà Nguyễn nghe tiếng gõ cửa. Bà ngờ là hổ, đóng chặt cửa không ra. Tiếp đó, nghe có tiếng trẻ khóc, bà lấy làm lạ, mở cửa nhìn, thấy cháu mình đứng ngoài cửa. Bà vừa sợ vừa mừng, bế cháu vào nhà hỏi:

-     Cha cháu ở đâu, vì sao nửa đêm mà đến đây một mình?

Đứa trẻ đáp:

-     Buổi chiều bố đưa cháu lên núi, bắt cháu ngồi dưới gốc cây, đợi mãi bố cháu không tới. Cháu sợ, cháu khóc, thì thấy một con mèo vàng to bằng con trâu đem cháu về đặt ở đây rồi bỏ đi, chứ cháu không biết đây là nhà bà!

Bà ngoại kinh ngạc, ôm lấy cháu mà khóc. Lập tức, nghe bên ngoài cửa có tiếng hổ gầm. Bà vội vàng nói:

-     Đa tạ chúa sơn lâm đã cứu cháu tôi. Tôi già chẳng có gì biếu tặng, trong chuồng còn con lợn, xin dâng ngài một bữa!

Nói dứt, liền nghe tiếng bắt lợn. Tới gà gáy, lại nghc tiếng lợn kêu từ xa tới gần, vào đến chuồng thì im. Sớm hôm sau dậy nhìn, thấy con lợn chết ở sân, mất một nửa mình. Trong chuồng lại có con lợn khác, to gấp đôi con lợn chết ở sân.

Bà Nguyễn rất kinh ngạc, tới nhà con rể hỏi cháu ở đâu. Hoàng đáp:

-     Cháu trúng phong đột ngột, chữa chạy mãi không dược, nửa đêm qua cháu mất rồi.

Nói xong, Hoàng dẫn mẹ vợ ra đồng, chỉ một gò đất nói:

-     Đây là chỗ chôn cháu.         .

Bà sai đào lên thì không thấy thứ gì. Bà cười nhạt nói:

-     Chắc là khi chôn cháu, anh chôn theo nhiều quần áo quá, bị kẻ gian trông thấy, nên chúng đào huyệt vứt thi hài đi mất rồi. Nhà tôi còn có mấy bộ quần áo của nó. Anh hãy theo tôi về lấy đốt đi. Tuổi tàn bóng ngả, tôi không nỡ nhìn những vật đau lòng ấy.

Hoàng theo mẹ vợ về nhà. Vừa vào cổng, thấy con với bậu cửa đùa chơi, luôn mồm gọi bố đã đến.

Hoàng tái mặt lùi lại. Bà mẹ vợ kéo áo, hắn dứt đứt bỏ chạy. Bà đem việc ấy lên trình quan. Hoàng phải chạy trốn đi nơi khác. Người xung quanh ghét hắn bạc ác, lần dò tìm ra tung tích, bắt được hắn giải lên quan. Quan vừa tra hỏi, hắn đã phải nhận tội. Quan thấy tội hắn làm thương tổn đến luân thường đạo lí, định xử thật nặng. Nhưng Hoàng lo lót rất nhiều, nên chỉ bị đánh đòn rồi tha, Hoàng từ nhà giam trở về nhà, chập tối về đến cửa thôn. Từ trong bụi rậm có con hổ gầm lên, lao vào ngoạm hắn tha đi. Người trong thôn nghe thấy tiếng kêu,đốt đuốc truy tìm. Đến chỗ cách thôn chừng một dặm, họ trông thấy xác Hoàng bị xétnát vứt ở đó. Nhìn xa ngoài trăm bước, thấy ánh mắt hổ sáng như ngọn đuốc, ung dung chạy vào rừng.

Việc này xảy ra vào năm Canh Tuất (1790). Em họ tôi là Trần Danh Lưu đi Lạng Sơn được nghe kể lại.

                                                                                                            Vũ Trinh

(Trích Lan Trì kiến văn lục)

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0