05/02/2018, 10:10

Bài viết số 1 lớp 10 đề 2: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện đã học

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 đề 2. nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã được học mà đến nay vẫn không thể về “Chuyện người con gái Nam Xương”, Chiếc lược ngà, Bố của xi mông Đề tài viết về người phụ nữ với nguồn cảm hứng chính là ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 đề 2. nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã được học mà đến nay vẫn không thể về “Chuyện người con gái Nam Xương”, Chiếc lược ngà, Bố của xi mông Đề tài viết về người phụ nữ với nguồn cảm hứng chính là tinh thần nhân đạo được sáng tác xuyên suốt trong quá trình văn học bao đời nay. Đặc biệt là qua mỗi tác phẩm, nhà văn đồng cả với số phận bi kịch, bất hạnh và sự trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ, một số tác phẩm còn bày tỏ lòng căm phẫn trước thực trạng xã hội phong kiến thối nát, bất công và tố cáo chiến trang phi nghĩa đã cướp đi thanh xuân, hạnh phúc và cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc sum vầy của người phụ nữ với người chồng của mình. Và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số những tác phẩm theo nguồn cảm hứng ấy. Vậy thì bạn có cảm nhận gì sau khi đọc tác phẩm, hôm nay mình sẽ giúp các bạn viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 đề 2 nhé đó là nêu cảm nhận sâu sắc “Chuyện người con gái Nam Xương”. Với đề bài này, các bạn cần nêu cảm nhận trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhé. LẬP DÀN Ý VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 2 BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN SÂU SẮC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ HỌC - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG” 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu cảm nhận của bản thân. 2.THÂN BÀI: Cảm nhận đặc sắc về nội dung:Phản ánh bi kịch của người phụ nữ sống cuộc sống không tình yêu, tuổi thanh xuân bị vùi dập, đánh mất. Bày tỏ niềm cảm thương, xót xa cho thân phận người phụ nữ. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp thủy chung, giàu lòng hi sinh và bao dung, độ lượng của người phụ nữ. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã là mầm mống gây nên bất hạnh gia đình. Cảm nhận đặc sắc về nghệ thuật:Những câu văn dài, ngắn khác nhau tạo nhịp. Câu văn, đoạn văn biền ngẫu dễ đi vào lòng người. Những thi liệu ước lệ được vận dụng nhuần nhuyễn. Các yếu tố kì ảo được vận dụng sáng tạo, đan xen yếu tố thực, tạo sự li kì hứng thú nhưng cũng là sự tin cậy cho người đọc. 3.KẾT BÀI: Khẳng định tài năng tác giả và cảm nhận của bản thân. BÀI VĂN VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 2 BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN SÂU SẮC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ANH CHỊ ĐÃ ĐƯỢC HỌC - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Thi hào của dân tộc- Nguyễn Du, đã mở đầu thiên truyện Kiều với những câu thơ đầy chua xót, đau thương cho thân phận của những người phụ nữ: “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” Cảm hứng nhân đạo đặc biệt đối với thân phận người phụ nữ đã trở thành đề tài quen thuộc trong sáng tác văn học từ thơ cho đến văn xuôi. Và, cùng chung mạch nguồn ấy, Nguyễn Dữ qua tác phẩm “chuyện người con gái Nam Xương” đã một lần nữa thể hiện sâu sắc, cảm động điều ấy. Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh câu chuyện về người con gái Vũ Nương quê ở Nam Xương, tính vốn thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, ấy thế mà lại bị chôn vùi trong một cuộc hôn nhân không tình yêu. Tuy sống trong cuộc hôn nhân không tình yêu, nhưng Vũ Nương luôn ôn hòa, nhẫn nhịn để gia đình được ấm yên.Nàng là một người phụ nữ giàu đức hi sinh, khi chồng lên đường ra chiến trận không mong nhận được ấn phong hầu mà chỉ cầu mong sự bình yên, điều đó chứng tỏ nàng là người không màng danh lợi. Và khi mẹ chòng mất, nàng cũng chăm lo chu đáo cẩn thẩn, một mình thân gái dặm trường nàng lo lắng, chăm sóc đứa co trong khi thiếu đi mất trụ cột gai đình là người chồng. vậy đấy chiến tranh đã đẩy vợ chồng hai người vào hoàn cảnh sống xa nhau, rồi mất dần tình cảm. Là mảnh đất nảy sinh những mâu thuẫn, khi chồng nàng về nhà, nghe lời bé Đản-con hai người, nói rằng ngày nào cũng thấy mẹ nói chuyện với chiếc bóng. Vì sự ghen tuông mù quáng mà đã dùng những lời lẽ tàn độc, cay nghiệt để mắng rủa nàng, mặc cho mọi người can ngăn. Không còn cách nào khác Vũ Nương đành phải trẫm mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch, chinh tiết cao quý và tấm lòng thủy chung của bản thân. Qua đó, Nguyễn Dữ muốn nhắn nhủ đến người đọc về hiện thực tàn ác của chiến tranh, đẩy hai người vào hoàn cảnh sống xa nhâu, dẫn đến bi kịch không đáng có. Nhưng cũng qua tác phẩm, tác giả muốn ngợi ca nhân cách cao đẹp, sự vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Một lần nữa, tấm lòng nhân đạo của tác giả được bộc lộ sâu sắc và cảm động, khi đã khắc họa chân thực và cảm động số phận của không ít người phụ nữ lúc bấy giờ. Nhưng, để làm được sự thành công về nội dung không thể thiếu đôi cánh nghệ thuật. trong truyện, Nguyễn Dữ dã vận dụng nhuần nhuyễn thi pháp trung đại như các hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu. Cách xây dựng cốt truyện, mở đầu giới thiệu đươc đầy đủ chính xác thông tin nhân vật. hơn nữa, để tăng tính sáng tạo, Nguyễn Dữ cũng sử dụng các chi tiết kì ảo, làm tăng màu sắc kì ảo của truyện truyền kì, góp phần hoàn thiện thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương, một con người ở thế giới khác vẫn nặng tình với đời, với người, vẫn khát khao được hồi phục danh dự. đồng thời tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm khi cuối cùng Vũ Nương cũng được giải oan, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng ở đời, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng dù ở thế giới khác. Bằng tất cả tấm lòng và tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Dữ một lần nữa tạo dựng thành công bức tranh hoàn thiện về bộ mặt xã hội phong kiến, tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây ra nỗi đau, bất hạnh trong hạnh phúc gia đình chân chính của con người muôn thuở, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt xưa. Đó chính là sức hấp dẫn cả về nội dung lẫn nghệ thuật đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc, ám ảnh. BÀI VĂN MẪU 2 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 2 NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC NHẤT VỀ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Trong xã hội cũ, số phận của người phụ nữ luôn gặp bất hạnh, không có nhiều những cuộc đời nữ nhi được như mong muốn mà luôn bị chà đạp, bị đối xử bất công. Nhìn thấy sự bất công ở đời, nhiều tác phẩm ra đời bênh vực và đòi quyền sống cho người phụ nữ, mà một trong nhưng tác phẩm mở đầu là những truyện ngắn trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, mà tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc về thân phận người phụ nữ, chế độ nam quyền và ước mơ thay đổi. Ngay từ mở đầu câu chuyện, ta đã bắt gặp một người con gái “thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”, cứ ngỡ cuộc đời sẽ dành cho cô những trái ngọt nhưng số phận của cô cũng rơi vào thân phận giống như tất thẩy mọi người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. Đầu tiên là một cuộc hôn nhân sắp đặt với bóng dáng kim tiền, đây là một cuộc hôn nhân báo trước sự không mấy hạnh phúc. Quả vậy, chồng nàng là một người ít học, tính nóng nảy lại hay ghen, cuộc sống vợ chồng quả không dễ chịu nếu nàng không chịu nhúng nhường. Không bao lâu, gia đình nàng rơi vào bi kịch thời đại, đó là chịu ảnh hưởng của chiến tranh, chồng nàng ra trận, nàng phải ở nhà một mình tự gánh vác mọi chuyện, từ việc sinh con đến mẹ chồng ốm đau, qua đời. Mọi việc nàng làm chu đáo đến mức không có gì phải chê. Sau ba năm, chồng nàng đi lính về, tưởng rằng nàng sẽ được đền đáp xứng đáng nhưng lại bị chồng hiểu lầm mà đuổi đi một cách không thương tiếc. Vì không sao giải được nỗi oan lăng loàn, nàng lấy cái chết để chứng minh trong sạch, tự trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Cuộc đời nàng quả là bất hạnh. Từ đâu đến cuối, ta có thể nhìn ra nàng không làm sai bất cứ một chuyện gì mà còn lo chu đáo tất thẩy mọi việc, là một người vợ đảm đang đáng mơ ước, nhưng nàng lại không được đền đáp một cách xứng đáng với những điều mà nàng bỏ ra. Điều này khiến ta đau xót thay cho số phận chung của kiếp má hồng ở xã hội phong kiến, nơi mà người phụ nữ không có tiếng nói, không thể được bênh vực và đứng lên tự bênh vực mình. Họ bị coi thường, bị rẻ núng, không được đối xử công bằng và mang nhiều nỗi oan không thể giải, ai trong số họ cũng đều là những con người lương thiện, đảm đang, xứng đáng, nhưng cuộc đời không vì thế mà đối cử lương thiện với họ. Nếu nói về nguyên nhân đã đẩy Vũ Nương vào tấn bi kịch, ta nghĩ đến chi tiết chiếc bóng. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết này chỉ xuất hiện duy nhất một lần khi Vũ Nương đã trẫm mình chứ không xuất hiện nhiều như trong cổ tích “Vợ chàng Trương”, sáng tạo này không chỉ có ý nghĩa tạo bất ngờ cho câu chuyện mà còn tạo hiệu quả cho chiếc bóng là chi tiết thắt nút và mở nút của câu chuyện. Chính chiếc bóng đẩy Vũ Nương đến cái chết nhưng chỉ có nó mới giải được nỗi oan cho nàng. Chiếc bóng ấy là bóng của nàng, hằng đêm khi thắp đèn, bóng đen ấy xuất hiện trên tường và nàng bảo con đó là cha. Chi tiết này tố cáo rất nhiều hiện thực. Trong nhà, chỉ còn lại Vũ Nương- một người phụ nữ yếu đuối với đứa con nhỏ, đó là hậu quả của chiến tranh vô nghĩa, tàn khốc, thiếu bóng những người đàn ông, chiếc bóng còn là đại diện cho chế độ nam quyền vô tình, vô nghĩa, đẩy người phụ nữ vào cùng cực, bất công. Đây là một chi tiết hay và mang nhiều ý nghĩa thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ, là “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Sáng tạo của Nguyễn Dữ không dừng lại ở đó, những chuyện ở dưới thủy cung đều do ông sáo tạo nhưng những yếu tố kì ảo ấy mang những ý nghĩa nhất định. Đó không chỉ là sự kết hợp lịch sử khéo léo mà còn là sự không nỡ cho một tâm hồn cao đẹp như Vũ Nương phải chôn vùi nơi địa ngục, nàng xứng đáng là một tiên nữ, kể cả sau khi trẫm mình, nàng vẫn được là tiên nữ chốn thủy cung. Điều này còn là sự khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ dù bị vùi dập, họ chết về thể xác nhưng vẻ đjep thì luôn được lưu giữ ở chốn thần tiên, nhất là sự nhớ mong quê nhà của Vũ Nương ở dưới thủy cung càng tôn lên vẻ đẹp thủy chung son sắt ở nàng. Đặc biệt là chi tiết nàng trở về trong ngày lập đàn nhưng chỉ nói một câu rồi biến mất trong sương khói, khi mà những yếu tố kì ảo làm giảm nhẹ bị kịch đi bao nhiêu thì cái kết này lại tô đậm bi kịch này bấy nhiêu. Sự thật là nàng đã ra đi và quá khứ không thể thay đổi, nàng không thể quay lại được nữa. Câu chuyện đã để lại cho người đọc biết bao nhiêu ám ảnh về nỗi bất hạnh của một người con gái đứa hạnh. Từ đó nổi lên tình thương yêu với thân phận người phụ nữ phong kiên cũng như sự căm ghét đối với chế độ nam quyền và hủ tục hà khắc phong kiến. Ngoài ra bài viết số 1 còn rất nhiều đề khác nhau, trên đây là ví dụ của bài Chuyện người con gái Nam Xương bạn cũng có thể chọn chuyện Chiếc Lược ngà hoặc bất kỳ chuyện nào đã được học ở chương trình THCS để nêu cảm nghĩ nhé

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 đề 2. nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã được học mà đến nay vẫn không thể về “Chuyện người con gái Nam Xương”, Chiếc lược ngà, Bố của xi mông

Đề tài viết về người phụ nữ với nguồn cảm hứng chính là tinh thần nhân đạo được sáng tác xuyên suốt trong quá trình văn học bao đời nay. Đặc biệt là qua mỗi tác phẩm, nhà văn đồng cả với số phận bi kịch, bất hạnh và sự trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ, một số tác phẩm còn bày tỏ lòng căm phẫn trước thực trạng xã hội phong kiến thối nát, bất công và tố cáo chiến trang phi nghĩa đã cướp đi thanh xuân, hạnh phúc và cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc sum vầy của người phụ nữ với người chồng của mình. Và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số những tác phẩm theo nguồn cảm hứng ấy. Vậy thì bạn có cảm nhận gì sau khi đọc tác phẩm, hôm nay mình sẽ giúp các bạn viết bài tập làm văn số 1 lớp 10 đề 2 nhé đó là nêu cảm nhận sâu sắc “Chuyện người con gái Nam Xương”. Với đề bài này, các bạn cần nêu cảm nhận trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhé.

LẬP DÀN Ý VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 2 BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN SÂU SẮC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ HỌC - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”

1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu cảm nhận của bản thân.

2.THÂN BÀI:
Cảm nhận đặc sắc về nội dung:
  • Phản ánh bi kịch của người phụ nữ sống cuộc sống không tình yêu, tuổi thanh xuân bị vùi dập, đánh mất.
  • Bày tỏ niềm cảm thương, xót xa cho thân phận người phụ nữ.
  • Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp thủy chung, giàu lòng hi sinh và bao dung, độ lượng của người phụ nữ.
  • Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã là mầm mống gây nên bất hạnh gia đình.

Cảm nhận đặc sắc về nghệ thuật:
  • Những câu văn dài, ngắn khác nhau tạo nhịp.
  • Câu văn, đoạn văn biền ngẫu dễ đi vào lòng người.
  • Những thi liệu ước lệ được vận dụng nhuần nhuyễn.
  • Các yếu tố kì ảo được vận dụng sáng tạo, đan xen yếu tố thực, tạo sự li kì hứng thú nhưng cũng là sự tin cậy cho người đọc.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định tài năng tác giả và cảm nhận của bản thân.

BÀI VĂN VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 2 BÀI VĂN NÊU CẢM NHẬN SÂU SẮC VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ANH CHỊ ĐÃ ĐƯỢC HỌC - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Thi hào của dân tộc- Nguyễn Du, đã mở đầu thiên truyện Kiều với những câu thơ đầy chua xót, đau thương cho thân phận của những người phụ nữ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
Cảm hứng nhân đạo đặc biệt đối với thân phận người phụ nữ đã trở thành đề tài quen thuộc trong sáng tác văn học từ thơ cho đến văn xuôi. Và, cùng chung mạch nguồn ấy, Nguyễn Dữ qua tác phẩm “chuyện người con gái Nam Xương” đã một lần nữa thể hiện sâu sắc, cảm động điều ấy.

Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh câu chuyện về người con gái Vũ Nương quê ở Nam Xương, tính vốn thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, ấy thế mà lại bị chôn vùi trong một cuộc hôn nhân không tình yêu. Tuy sống trong cuộc hôn nhân không tình yêu, nhưng Vũ Nương luôn ôn hòa, nhẫn nhịn để gia đình được ấm yên.Nàng là một người phụ nữ giàu đức hi sinh, khi chồng lên đường ra chiến trận không mong nhận được ấn phong hầu mà chỉ cầu mong sự bình yên, điều đó chứng tỏ nàng là người không màng danh lợi. Và khi mẹ chòng mất, nàng cũng chăm lo chu đáo cẩn thẩn, một mình thân gái dặm trường nàng lo lắng, chăm sóc đứa co trong khi thiếu đi mất trụ cột gai đình là người chồng. vậy đấy chiến tranh đã đẩy vợ chồng hai người vào hoàn cảnh sống xa nhau, rồi mất dần tình cảm. Là mảnh đất nảy sinh những mâu thuẫn, khi chồng nàng về nhà, nghe lời bé Đản-con hai người, nói rằng ngày nào cũng thấy mẹ nói chuyện với chiếc bóng. Vì sự ghen tuông mù quáng mà đã dùng những lời lẽ tàn độc, cay nghiệt để mắng rủa nàng, mặc cho mọi người can ngăn. Không còn cách nào khác Vũ Nương đành phải trẫm mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch, chinh tiết cao quý và tấm lòng thủy chung của bản thân. Qua đó, Nguyễn Dữ muốn nhắn nhủ đến người đọc về hiện thực tàn ác của chiến tranh, đẩy hai người vào hoàn cảnh sống xa nhâu, dẫn đến bi kịch không đáng có. Nhưng cũng qua tác phẩm, tác giả muốn ngợi ca nhân cách cao đẹp, sự vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. Một lần nữa, tấm lòng nhân đạo của tác giả được bộc lộ sâu sắc và cảm động, khi đã khắc họa chân thực và cảm động số phận của không ít người phụ nữ lúc bấy giờ.

Nhưng, để làm được sự thành công về nội dung không thể thiếu đôi cánh nghệ thuật. trong truyện, Nguyễn Dữ dã vận dụng nhuần nhuyễn thi pháp trung đại như các hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu. Cách xây dựng cốt truyện, mở đầu giới thiệu đươc đầy đủ chính xác thông tin nhân vật. hơn nữa, để tăng tính sáng tạo, Nguyễn Dữ cũng sử dụng các chi tiết kì ảo, làm tăng màu sắc kì ảo của truyện truyền kì, góp phần hoàn thiện thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương, một con người ở thế giới khác vẫn nặng tình với đời, với người, vẫn khát khao được hồi phục danh dự. đồng thời tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm khi cuối cùng Vũ Nương cũng được giải oan, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng ở đời, người tốt sẽ được đền đáp xứng đáng dù ở thế giới khác.

Bằng tất cả tấm lòng và tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Dữ một lần nữa tạo dựng thành công bức tranh hoàn thiện về bộ mặt xã hội phong kiến, tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây ra nỗi đau, bất hạnh trong hạnh phúc gia đình chân chính của con người muôn thuở, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt xưa. Đó chính là sức hấp dẫn cả về nội dung lẫn nghệ thuật đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc, ám ảnh.

BÀI VĂN MẪU 2 VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 2 NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC NHẤT VỀ CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Trong xã hội cũ, số phận của người phụ nữ luôn gặp bất hạnh, không có nhiều những cuộc đời nữ nhi được như mong muốn mà luôn bị chà đạp, bị đối xử bất công. Nhìn thấy sự bất công ở đời, nhiều tác phẩm ra đời bênh vực và đòi quyền sống cho người phụ nữ, mà một trong nhưng tác phẩm mở đầu là những truyện ngắn trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, mà tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc về thân phận người phụ nữ, chế độ nam quyền và ước mơ thay đổi.

Ngay từ mở đầu câu chuyện, ta đã bắt gặp một người con gái “thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”, cứ ngỡ cuộc đời sẽ dành cho cô những trái ngọt nhưng số phận của cô cũng rơi vào thân phận giống như tất thẩy mọi người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. Đầu tiên là một cuộc hôn nhân sắp đặt với bóng dáng kim tiền, đây là một cuộc hôn nhân báo trước sự không mấy hạnh phúc. Quả vậy, chồng nàng là một người ít học, tính nóng nảy lại hay ghen, cuộc sống vợ chồng quả không dễ chịu nếu nàng không chịu nhúng nhường. Không bao lâu, gia đình nàng rơi vào bi kịch thời đại, đó là chịu ảnh hưởng của chiến tranh, chồng nàng ra trận, nàng phải ở nhà một mình tự gánh vác mọi chuyện, từ việc sinh con đến mẹ chồng ốm đau, qua đời. Mọi việc nàng làm chu đáo đến mức không có gì phải chê. Sau ba năm, chồng nàng đi lính về, tưởng rằng nàng sẽ được đền đáp xứng đáng nhưng lại bị chồng hiểu lầm mà đuổi đi một cách không thương tiếc. Vì không sao giải được nỗi oan lăng loàn, nàng lấy cái chết để chứng minh trong sạch, tự trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Cuộc đời nàng quả là bất hạnh. Từ đâu đến cuối, ta có thể nhìn ra nàng không làm sai bất cứ một chuyện gì mà còn lo chu đáo tất thẩy mọi việc, là một người vợ đảm đang đáng mơ ước, nhưng nàng lại không được đền đáp một cách xứng đáng với những điều mà nàng bỏ ra. Điều này khiến ta đau xót thay cho số phận chung của kiếp má hồng ở xã hội phong kiến, nơi mà người phụ nữ không có tiếng nói, không thể được bênh vực và đứng lên tự bênh vực mình. Họ bị coi thường, bị rẻ núng, không được đối xử công bằng và mang nhiều nỗi oan không thể giải, ai trong số họ cũng đều là những con người lương thiện, đảm đang, xứng đáng, nhưng cuộc đời không vì thế mà đối cử lương thiện với họ.

Nếu nói về nguyên nhân đã đẩy Vũ Nương vào tấn bi kịch, ta nghĩ đến chi tiết chiếc bóng. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết này chỉ xuất hiện duy nhất một lần khi Vũ Nương đã trẫm mình chứ không xuất hiện nhiều như trong cổ tích “Vợ chàng Trương”, sáng tạo này không chỉ có ý nghĩa tạo bất ngờ cho câu chuyện mà còn tạo hiệu quả cho chiếc bóng là chi tiết thắt nút và mở nút của câu chuyện. Chính chiếc bóng đẩy Vũ Nương đến cái chết nhưng chỉ có nó mới giải được nỗi oan cho nàng. Chiếc bóng ấy là bóng của nàng, hằng đêm khi thắp đèn, bóng đen ấy xuất hiện trên tường và nàng bảo con đó là cha. Chi tiết này tố cáo rất nhiều hiện thực. Trong nhà, chỉ còn lại Vũ Nương- một người phụ nữ yếu đuối với đứa con nhỏ, đó là hậu quả của chiến tranh vô nghĩa, tàn khốc, thiếu bóng những người đàn ông, chiếc bóng còn là đại diện cho chế độ nam quyền vô tình, vô nghĩa, đẩy người phụ nữ vào cùng cực, bất công. Đây là một chi tiết hay và mang nhiều ý nghĩa thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ, là “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.

Sáng tạo của Nguyễn Dữ không dừng lại ở đó, những chuyện ở dưới thủy cung đều do ông sáo tạo nhưng những yếu tố kì ảo ấy mang những ý nghĩa nhất định. Đó không chỉ là sự kết hợp lịch sử khéo léo mà còn là sự không nỡ cho một tâm hồn cao đẹp như Vũ Nương phải chôn vùi nơi địa ngục, nàng xứng đáng là một tiên nữ, kể cả sau khi trẫm mình, nàng vẫn được là tiên nữ chốn thủy cung. Điều này còn là sự khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ dù bị vùi dập, họ chết về thể xác nhưng vẻ đjep thì luôn được lưu giữ ở chốn thần tiên, nhất là sự nhớ mong quê nhà của Vũ Nương ở dưới thủy cung càng tôn lên vẻ đẹp thủy chung son sắt ở nàng. Đặc biệt là chi tiết nàng trở về trong ngày lập đàn nhưng chỉ nói một câu rồi biến mất trong sương khói, khi mà những yếu tố kì ảo làm giảm nhẹ bị kịch đi bao nhiêu thì cái kết này lại tô đậm bi kịch này bấy nhiêu. Sự thật là nàng đã ra đi và quá khứ không thể thay đổi, nàng không thể quay lại được nữa.

Câu chuyện đã để lại cho người đọc biết bao nhiêu ám ảnh về nỗi bất hạnh của một người con gái đứa hạnh. Từ đó nổi lên tình thương yêu với thân phận người phụ nữ phong kiên cũng như sự căm ghét đối với chế độ nam quyền và hủ tục hà khắc phong kiến.

Ngoài ra bài viết số 1 còn rất nhiều đề khác nhau, trên đây là ví dụ của bài Chuyện người con gái Nam Xương bạn cũng có thể chọn chuyện Chiếc Lược ngà hoặc bất kỳ chuyện nào đã được học ở chương trình THCS để nêu cảm nghĩ nhé
0