23/05/2018, 18:59

Ai đã xây dựng nên hình tượng Santa Claus?

(Hình minh họa) Mặc dù có những nguyên mẫu nhất định, nhưng hình ảnh ông già Noel vẫn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Vậy tại sao cả thế giới đều chia sẻ một hình ảnh chung về ông già Noel? Thực tế, ban đầu, ở mỗi vùng Santa Claus được gán cho những hình ảnh rất ...

(Hình minh họa)

Mặc dù có những nguyên mẫu nhất định, nhưng hình ảnh ông già Noel vẫn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Vậy tại sao cả thế giới đều chia sẻ một hình ảnh chung về ông già Noel?

Thực tế, ban đầu, ở mỗi vùng Santa Claus được gán cho những hình ảnh rất khác nhau, và không hề là một nhân vật sống động như ngày nay chúng ta biết. Người có công lớn nhất trong việc tạo nên hình ảnh Santa Claus từ ngoại hình cho tới cuộc sống ở Bắc Cực, thói quen cưỡi xe tuần lộc, tặng quà trẻ em, cũng như truyền thống viết thư xin quà ông già Noel của trẻ em khắp thế giới chính là họa sĩ người Đức: Thomas Nast.

Thomas Nast (27/09/1840) sinh ra ở Đức nhưng sang Mỹ cùng

gia đình theo làn sóng nhập cư năm 1846. Trong khi các chị gái nhanh chóng làm quen với cuộc sống và ngôi trường mới thì Thomas Nast gặp nhiều khó khăn hơn để hòa nhập. Tuy nhiên, cậu bé lại bộc lộ một niềm say mê vẽ kỳ lạ. Dù không thể chịu được vài phút ở trường nhưng cậu lại có thể ngồi hàng giờ vẽ vời với cây bút chì người hàng xóm tặng. Phát hiện tư chất đặc biệt của học sinh, thầy giáo Thomas Nast khuyên mẹ cậu cho cậu theo học trường nghệ thuật.

Đến 15 tuổi, vì gia đình khó khăn, Thomas Nast phải bỏ học và đi làm. Thomas nhanh chóng tìm được vị trí họa sĩ minh họa cho các tờ báo. Với tài năng vượt trội, ông đã phác họa những vấn đề nóng hổi nhất của xã hội Mỹ trước, trong và sau nội chiến. Tuy nhiên, cai tên Thomas Nast được biết đến nhiều nhất qua nhiều bức họa về hình ảnh ông già Noel.

Bức họa đầu tiên xuất hiện trên tờ Harper’s Weekly số Giáng Sinh năm 1862. Trước đó, nhân vật Santa Claus đã trải qua nhiều hình ảnh khác nhau theo các giai đoạn và mang nặng tính tôn giáo.

Cảm hứng để Thomas khắc họa vẻ bề ngoài của ông già Noel xuất phát từ bài thơ “Đêm trước Giáng Sinh” (‘Twas a night before Christmas). Do bỏ học từ nhỏ nên ông không biết đọc, ông phải thường xuyên nhờ vợ đọc sách cho ông nghe trước khi ông vẽ, khắc. Sau lần nghe vợ đọc bài thơ về Giáng Sinh của Clement Moore, ông đã có cảm hứng vẽ về Santa Claus. 24 năm sau, Nast đã có 76 tác phẩm Giáng Sinh được công bố.

Nast đã sử dụng bài thơ của Moore một cách nhất quán: từ cỗ xe, những con tuần lộc, tới những chú lùn tinh nghịch, hay hình ảnh ông già Noel vào nhà qua đường ống khói, để quà vào những đôi tất treo trước lò sưởi…

Tuy nhiên, Nast cũng có những tưởng tượng của riêng mình. Ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng rằng ông già Santa sống

ở Bắc Cực, vì như thế Santa sẽ không là ông già Noel của riêng một nước nào mà ông là của tất cả trẻ em trên thế giới. Nast còn tưởng tượng rằng ông già Santa có một xưởng gỗ nhỏ với sự giúp đỡ của những chú lùn để làm quà cho các em nhỏ. Truyền thống viết thư xin quà ông già Noel cũng là do Nast đưa ra, nhưng chỉ những em bé ngoan mới được nhận quà. Còn thói quen ôm hôn dưới cây tầm gai dù đã rất phổ biến ở châu Âu nhưng đến khi những bức họa của Nast ra đời người Mỹ mới làm quen với truyền thống này.

Cũng chính Nast đã tạo ra sự quan tâm rộng rãi của công chúng tới ngày Giáng Sinh. Ở Châu Âu, trong hàng thế kỷ, Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 06/12. Nhưng đến cuối những năm 1800 khi những tác phẩm của Thomas Nast trở nên phổ biến thì ngày Giáng Sinh chính thức được ấn định vào ngày 25/12 ở tất cả các bang và lãnh thổ Mỹ. Thêm vào đó, ngày nghỉ Giáng Sinh ở trường cũng được kéo dài hơn. Hàng loạt sinh viên đã viết thư cảm ơn Nast vì điều đó.

Từ đó, Giáng Sinh trở thành một món lợi lớn về kinh tế, thương mại. Nhiều cửa hàng bắt đầu treo ảnh của ông già Noel trên các biển quảng cáo và trong các tờ khuyến mãi. Thói quen gửi thiếp Giáng Sinh cũng nhanh chóng được phổ biến.

0