12/01/2018, 17:10

Yếu tố tình huống trong văn bản tự sự

Yếu tố tình huống trong văn bản tự sự Tính tình huống là nhân tố của nghệ thuật: tình tiết diễn biến của câu chuyện xảy ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của người đọc. ...

Yếu tố tình huống trong văn bản tự sự

Tính tình huống là nhân tố của nghệ thuật: tình tiết diễn biến của câu chuyện xảy ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của người đọc.

Trong văn bản tự sự mà câu chuyện được kể diễn ra bình thường, bình lặng thì khó mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọC. Tính tình huống là nhân tố của nghệ thuật: tình tiết diễn biến của câu chuyện xảy ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của người đọc. Xung đột nội tÂm nhân vật, xung đột hành động giữa các nhân vật làm cho tình huống mang tính kịch đầy ấn tượng.

Tình huống chị Dậu nghiến hai hàm răng, tự xưng là “bà”, xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ độc ác và kẻ “hầu cận” ông lí là một tình huống giàu kịch tính thể hiện “tức nước vỡ bờ”.

Hãy đọc văn bản sau đây để cảm nhận tính tình huống của truyện:

Cô bé hái nấm

Hai em bé gái trên đường về nhà, mang theo một giỏ đấy nấm vừa hái trong rừng. Chúng phải đi ngang qua đường tàu. Tưởng rằng tàu hỏa còn xa, chúng băng ngang đường ray. Không ngờ tàu hỏa xuất hiện. Em gái lớn nhảy lùi lại, còn em nhỏ đánh đổ giỏ nấm và cúi xuống nhặt. Tàu hỏa đã đến quá gần. Em lớn kêu lên: “Bỏ hết nấm, chạy đi!”. Nhưng em nhỏ không nghe thấy và tiếp tục nhặt nấm. Người lái tàu không thể dừng lại được và tàu chẹt em gái nhỏ. Em lớn gào khóc sướt mướt. Hành khách đổ xô đến cửa sổ các toa tàu. Khi tàu chạy qua, người ta thấy em gái nhỏ nằm bất động giữa các thanh ray mặt úp xuống.

Một lúc sau, cô bé nhổm dậy, đứng lên nhặt hết nấm vào giỏ và chạy đến chỗ chị.

Lep Tôn-xtôi

Tiêu Dực đùng mưu lấy thiếp Lan Đình

Trần Huyền Trang (tức Đường Tam Tạng) đi Tây Thiên lĩnh kinh trở về, Đường Thái Tông cho xây một toà nhạn tháp chùa Từ Ân, để ghi nhớ âm phúc của Văn đức Thái hậu, lệnh cho thái tử Lý Trị làm bia kí, tự khắc lấy chữ, muốn dùng nét chữ của “Nhị Vương thư thánh” khắc lên bia tháp. Bèn lệnh cho các châu quận sưu tầm các pháp thiếp của hai vị vương (Hy Chi, Hiến Chi) để ngự lãm. Tất cả đã thu thập được hơn 1300 thiếp, chỉ còn thiếu bộ sưu tập “mẫu chữ Lan Đình” của Vương Hy Chi là vẫn chưa tìm ra.

Có một vị ngự sử là Tiêu Dực tâu rằng: “Bản chính cúa "tập tự Lan Đình” là một món gia bảo của nhà họ Vương, bây giờ truyền đến hoà thượng Biện Tài, hiện giấu ở trên dầm chùa Vĩnh Hàm ở Hồ Nam, xưa nay chưa từng cho ai biết. Nếu chúa thượng cần, thần sẽ tìm cách để lấy”.

Đường Thái Tông cả mừng nói:

-   Khanh làm được như vậy, Trẫm có thưởng ngàn vàng cũng không tiếc, nhưng chớ nên cố tình hiếp đáp người ta mà lấy.

Tiêu Dực cầm chỉ dụ viết tay của nhà vua với hai tập thiếp của “Nhị Vương" để làm quà ra mắt với hoà thượng Biện Tài. Sau lại cải trang thành một thư sinh đi ngao du, thuê đò dọc thảng tới Tương Đàm, nghỉ tạm dưới thuyền, hàng ngày lên chùa Vĩnh Hàm xem bích hoạ, khi đi qua cửa phòng riêng bèn ngồi nghi lại một chút và cúi chào vị sư già một cách rất kính cẩn. Lâu dần, Biện Tài cũng thấy có thiện cảm với con người này, từ chỗ chỉ hỏi han nhau, dần dần đã mời vào chùa để đàm đạo. Tiêu Dực nhiều tài nghệ, cầm, kì, thi, hoạ thứ nào cũng tinh thông. Biện Tài cũng là lớp người giỏi đủ cách ăn chơi, cho nên dù chỉ mới gặp nhau, giữa họ đã như bạn cũ rất hiểu nhau, ngày ngày ở bên nhau cùng chung chén rượu cuộc cờ, câu thơ lời phú. Tiêu Dực nhất nhất chiều theo ý chủ.

Một hôm, hai người ăn no uống say, chuyện phiếm hết văn chương thơ phú bèn nói đến thư pháp. Tiêu Dực nêu chuyện ra trước:

-     Dòng họ tôi trước đây có một thứ gia bảo, đó là thiếp thư pháp Nhị Vương, chẳng biết là của thật hay của giả, dám xin ngài chiêm nghiệm giúp cho. Nói rồi đưa ra thiếp thư pháp Nhị Vương vẫn mang theo. Biện Tài xem xét giờ lâu, bèn nói:

-   Thật thì thật đấy, song không phải là tác phẩm đắc ý của Nhị Vương, bần tăng vốn có bút tích thật đấy.

Tiêu Dực hỏi: ‘Thiếp gì vậy?”

-  Thiếp Lan Đình.

Tiêu Dực nói:

-   Làm gì còn đến nay, lưu lạc hơn trăm năm rồi, e không phải là của thật?

Biện Tài đáp:

-   Thực chẳng giấu, đây là gia bảo của dòng họ tôi, đến nay đã là bảy đời rồi. Sư thầy Trí Vĩnh trước lúc lâm kinh tự tay trao cho bần tăng, làm sao mà có của giả được? Nếu quý khách không chịu tin, ngày mai xin mời tới đây, bần tăng sẽ cho xem..

Hôm sau, Tiêu Dực đến thật. Biện Tài lấy chiếc hộp sắt từ trên dầm nhà xuống, lấy ra bức thiếp Lan Đình, bày trên bàn. Tiêu Dực ngắm nghía rất lâu, rồi lắc dầu, chỉ ra rất nhiều dấu vết và khẳng định: “Tập thiếp Lan Đình này không phải thứ thiệt!”

Biện Tài rất ngạc nhiên và hơi bị nao núng trước lời lẽ biện chứng của Tiêu Dực, bèn ngược lại, bảo Tiêu Dực để hai tập thiếp Nhị Vương lại để tự minh đối chiếu.

Để tiện việc đối chiếu thiếp Lan Đình giả hay thật, Biện Tài không cất về chỗ cũ nữa.

Bỗng một hôm, vị hoà thượng ấy có việc đi xa, Tiêu Dực vội vã vào chùa nói với chú tiểu coi nhà rằng: “Sư cụ quên mang khăn nên bảo ta về lấy giúp”. Chú tiểu thấy người quen, không cho rằng có sự gian trá, bèn để cho vào chùa. Tiêu Dực vội vàng nẫng gọn gàng cả tập thiếp Lan Đình lẫn thiếp Nhị Vương để lại hôm trước. Ra khỏi chùa, đến ngay nơi nghỉ tạm, sai người hầu lập tức mang về Tràng An.

Biện Tài về đến chùa, thấy thiếp Lan Đình bị lấy trộm, ngất xỉu ngay tại chỗ, lâu lắm mới tỉnh lại. Tiêu Dực về kinh đô, Đường Thái Tông long nhan rạng rỡ, lập tức thăng cho chức viên ngoại lang rồi thưởng cho hoà thượng Biện Tài nhiều tiền bạc gấm vóc và xây cho toà tháp ba tầng.

Biện Tài sau khi bị vố đau, uất mà đâm bệnh, hơn năm sau thì mất.

Thiếp Lan Đình cho mãi đến lúc Đường Thái Tông qua đời biến thành vật tuỳ táng, vùi sâu ba thước đất, và cũng từ đó, bản chính của thiếp Lan Đình không còn ở trên đời này nữa.

1. Tiêu Dực dùng kế “bò đất cất vàng".

  1. Tục ngữ: "Vào tay vua của chùa cũng mất".
  2. Thư pháp: Món nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc thể hiện qua các kiêu cách viết chữ Hán, biểu lộ tư tướng tình cảm,  mĩ cảm. tuyệt vời... Thiếp Lan Đình do Vương Hy Chi sáng tạo nên.

Sói và Cáo

Sói và Cáo là hai kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đều gian ác và xảo quyệt, luôn luôn tìm mọi cách để hãm hại nhau.

Một hôm, Sư Tử vua các thú bị ốm. Voi, Báo, Hổ, Gấu,... và trăm loài thú khác mang lẻ vật đến viếng thăm. Sói cũng mang nhiều quà quý đến. Sư Tử cảm động lắm! Vị chúa tể cất giọng khàn khàn:

-Ta cảm động quá! Lúc ốm đau, hoạn nạn mới biết tấm lòng trung thực của thần dân. Kính mong Trời, Đất.... phù hộ cho các ngươi. Ta rồi cũng sẽ tai qua nạn khỏi.

Sói đảo mắt khắp tứ phía vẫn không thấy Cáo đâu! Nó liền lân la đến cạnh Sư Tử, sờ chân, xoa lưng, vuốt đuôi... chúa muôn loài. Hắn xuýt xoa lo âu, nói:

- Bệnh tình của Đại Vương không nhẹ đâu! Ke hạ thần này lo lắng lấm! Voi, Báo, Hổ, Gấu và trăm họ đều muôn phần lo âu. Ai cũng kéo đến... Chỉ có tên Cáo là vắng mặt. Đồ lạc loài, bất nghĩa vô nhân! Không thể dung tha nó được! Sư Tử khò khè thở. Cơn giận như được dịp bốc lên, trút ra:

- Con Cáo gian manh ấy à? Đồ hỗn láo ấy! Phải bị xé xác, bị trị tội để làm gương cho trăm họ!

Nghe vậy, mắt Sói sáng lên! Vừa lúc đó, Cáo xuất hiện. Vai mang, lưng đeo, tay bê biết bao là của ngon vật lạ. Cáo cung kính bày lỗ vật ra, rồi gãi đầu, gãi tai, bẩm:

-   Muôn tâu thánh thượng! Kẻ tiểu thần này chỉ có một ít lễ mọn kính dâng và cầu mong ngài chóng tai qua, nạn khỏi. Tiểu thần đến muộn là do đi tìm danh y thần dược ở núi xa. Bẩm Đại Vương, vị danh y nọ đã cho thần biết, chỉ có thứ thần dược đó mới cứu được chúa tể muôn loài.

-   Hãy nói nhanh thứ thần dược đó, ta nghe!

Cáo ghé tai Sư Tử nói nhỏ, rồi liếc mắt nhìn Sói!

-  Lấy da Sói khoác lên mình ta thì bệnh tình ắt khỏi ư? - Sư Tử hỏi.

Cáo dịu giọng thưa:

-   Bẩm Đại Vuơng, đúng thế ạ!

Tức thì Sư Tử gầm lên, rồi dùng vuốt nhọn xé xác Sói, lột da khoác lên mình. Bộ lông Sư Tử đỏ ngòm máu Sói.

Khỉ che miệng hỏi nhỏ Cáo, rồi lẩm nhẩm:

-  À ra thế! Cái chết đáng đời của những kẻ ma mãnh nói xấu người, hại người là như thế! Âu đó cũng là bài học cho muôn loài và muôn đời!.

Diệp Công thích rồng

Chuyên này xảy ra ở bên Tàu, đã lâu lắm rồi, đã mấy nghìn năm. Thuở ấy có một người tên là Diệp Công, nổi tiếng về chuyện thích rồng.

Mũ, áo, quần, thắt lưng của ông ta đều thêu rồng. Trong nhà, mọi thứ đều chạm rồng, khắc rồng. Cột nhà, tường nhà, trần nhà đều đắp rồng, chạm rồng. Ấm chén uống rượu, uống trà của ông đều khắc rồng. Cái gối của ông ta, thứ thì thêu rồng, thứ thì chạm rồng. Có đủ thứ rồng: rồng bay, rồng lượn, rồng phun mây, rồng lấy nước, rồng đẻ, rồng ấp, rồng nhả ngọc, rồng phun châu, V.V....

Tiếng tăm Diệp Công thích rồng không chỉ lan truyền khắp Kinh kì, kẻ chợ mà còn rung động tới chín tầng mây, thấu tới cõi Trời. Rồng thật ở trên trời nghe tiếng rất lấy làm cảm động. Thế là Rồng đã cưỡi gió mây, bay xuống cõi trần, tìm đến nhà Diệp Công, gây ra cảnh mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, chớp loé trời đất. Rồng thò đầu qua cửa sổ, còn cái đuôi dài vắt trên mái nhà, nóc nhà. Miệng Rồng thở phù phù làm cho ngôi nhà Diệp Công rung chuyển. Cặp mắt Rồng đỏ rực như hai hòn than khổng lồ.

Diệp Công nép vào cánh cửa nhìn Rồng. Mặt ông ta trắng nhợt ra, toàn thân run lên cầm cập, co dúm lại, vô cùng hãi hùng, khiếp sợ. Rồi ông tung cửa bỏ chạy trong cảnh mưa gió ào ào, sấm sét ầm ầm.

Rồng co vòi lên cười ngặt nghẽo. Cái đuôi Rồng cứ đập lên đập xuống. Lúc bấy giờ Rồng thật mới rõ là Diệp Công thích rồng không phải là rồng thật mà thứ có dáng như rồng, có màu sắc như rồng!

Rồng vừa bay về trời vừa trầm ngâm suy nghĩ, thương hại cho tay Diệp Công nọ.

Đại bàng và Gà

Ngày xửa ngày xưa, trên ngọn cây cổ thụ cao vút bên sườn núi của ngọn núi chọc trời có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quá trứng thật to. Thế rồi, một trận động đất dữ dội đã xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, rừng cây. Một quả trứng đại bàng rơi xuống và lăn vào một trại gà dưới chân núi.  Một con gà mái xòe đôi cánh rộng ấp quả trứng ấy.

Sau một thời gian khá dài, trứng nở ra một chú đại bàng con rất xinh. Nhưng nó được nuôi và chăm sóc như một chú gà con bình thường. Chẳng bao lâu sau, đại bàng vẫrrđinh ninh mình cũng chỉ là một con gà trong đàn gà. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà thân yêu mình đang ở, từng nghe tiếng gáy và tiếng cục tác của đàn gà, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì cao xa hơn. Cho đến một ngày, khi đang nhởn nhơ chơi đùa trong sân, bỗng chú đại bàng nhìn lên và thấy những con đại bàng đang sải cánh vút bay giữa bầu trời cao xanh bao la. Đại bàng thốt lên: “Ôi! Ước gì tôi cũng có thể bay lên và vùng vẫy như những con chim đó!...”. Bầy gà cười ầm lên, cùng nói: “Anh đừng có ảo tưởng! Tội nghiệp thân anh. Anh chỉ là một con gà trong đàn gà như chúng tôi mà thôi. Anh không thể bay cao, bay xa được đâu!”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể tung cánh bay cao bay xa như anh chị em mình. Mỗi lần đại bàng nói lên mơ ước của mình, nhưng bầy gà lại bảo với nó là điều ấy không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa. Chú ta sống như một con gà trong đàn gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết trong âm thầm lặng lẽ.

Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu bạn tin rằng, bạn chỉ là một con người tầm thường, thì bạn sẽ sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhẽo, vô vị, trôi theo dòng đời với tâm lí an phận thủ thường. Vậy, nếu bạn từng mơ ước trở thành đại bàng thì hãy nuôi dưỡng và quyết tâm đeo đuổi ước mơ đó... đừng sống như gà con gà cồ quanh quẩn cối xay!

0