Nhà ngụ ngôn Ê- dốp và câu chuyện về cái lưỡi
Nhà ngụ ngôn Ê- dốp và câu chuyện về cái lưỡi Hàng nghìn truyện ngụ ngôn Ê-dốp được lưu truyền đến ngày nay là do nhà bác học P’lanuyt, người Hi Lạp cổ đại sưu tầm và ghi chép lại. ...
Nhà ngụ ngôn Ê- dốp và câu chuyện về cái lưỡi
Hàng nghìn truyện ngụ ngôn Ê-dốp được lưu truyền đến ngày nay là do nhà bác học P’lanuyt, người Hi Lạp cổ đại sưu tầm và ghi chép lại.
Nhà ngụ ngôn Ê-dốp và câu chuyện về cái lưỡi
Ê-dốp là nhà ngụ ngôn lừng danh thời cổ đại. Ông là người xứ Phrigi, quê gốc ở một thị trấn có tên là Amôriom. Ông sinh vào khoảng Đại hội điền kinh thứ 57, độ hai trăm năm sau thành phố Rôm thành lập.
Ê-dốp mang thân phận một nô lệ, mặt mũi dị dạng xấu xí, miệng lưỡi thì ú ớ, hầu như nói không thành tiếng nhưng lại thông minh tuyệt thế.
Hàng nghìn truyện ngụ ngôn Ê-dốp được lưu truyền đến ngày nay là do nhà bác học P’lanuyt, người Hi Lạp cổ đại sưu tầm và ghi chép lại.
Số phận của Ê-dốp thật long đong, cùng cực. Tên Zênát được một chủ nô cho không con "quái vật ” Ê-dốp. Hắn liền bán sang tay cho một tên lái buôn với giá 3 dồng. Tên lái buôn đến Ê-phe để bán nô lệ. Sau khi bán hết nhẵn "số hàng sống”, hắn để lại ba thứ: một tay thông thái ngữ pháp với giá ba nghìn đồng, một chàng nghệ sĩ ca hát với giá một nghìn đồng, còn tên nô lệ Ê-dốp là vật dùng để biếu không nếu vị khách nào đã mua một trong hai món hàng trên.
Học giả Xăng-tuýt chê hai món hàng trên là quá đắt, và chỉ mua tên nô lệ dị dạng với giá sáu mươi đồng. Từ đó trở đi, Ê-dốp nhờ thông minh và tài trí xuất chúng đã vượt qua muôn nghìn éo le, cay đắng cuộc đời, tự cứu mình thoát khỏi lưỡi hái tử thần kề cổ, khi mọi tai hoạ ghê gớm như sấm sét liên tiếp giáng xuống đầu.
Dưới đây là mẩu truyện thế hiện tài trí xuất chúng của Ê-dốp:
Món ăn cái lưỡi
Một hôm học giả Xăng-tuýt sai tên nô lệ Ê-đốp ra chợ mua một thứ gì ngon nhất và chỉ mua một thứ ấy thôi, để đãi đằng mấy nhà hiền triết - mấy ông bạn thân quý. Trên đường ra chợ, Ê-dốp tự nhủ: ‘Ta sẽ dạy cho y biết là phải nói rõ ràng mình muốn gì, chứ không nên ỷ lại vào một tên nô lệ như thế!”
Ê-dốp vào chợ và chỉ mua độc lưỡi, đem về nhà chế biến đủ món ăn lưỡi. Nào là món khai vị, món tiếp dẫn, món xào nấu, ninh rang, thơm ngon mặn ngọt... toàn là món lưỡi.
Lúc đầu, cả chú lẫn khách đểu tấm tắc khen ngon. Cuối bữa, họ chán ngấy ra, rồi thì nhau chê bai, bình phẩm, bổ báng.
Ông chủ nghiêm giọng quớ trách: “Không phải ta đã bảo nhà ngươi là mua thứ gì ngon nhất hay sao?”. Ê-clốp lễ phép thưa:
- Thưa ngài học giả kính mến! Hỏi còn gì hơn lưỡi chứ? Lưỡi là mối liên lạc trong đời sống xã hội, là chìa khoá mở cửa xã hội, là cơ quan phát ra chân lí và lẽ phải. Nhờ có lưỡi, người ta mới kiến thiết được đô thị và cai quản nó; có lưỡi mới giáo dục được người, thuyết phục người và ngự trị trong các hội nghị. Có lưỡi mới làm tròn nghĩa vụ đầu tiên của mỗi người là chúc tụng thần linh...
Suy ngẫm một lát, nhà học giả phán:
- Thế thì đến ngày mai, nhà ngươi hãy mua thứ gì dở nhất đem về cho ta! Ngày mai cũng sẽ có những vị khách cao quý ấy, và ta muốn đổi vị!
Ngày hôm sau, tên nô lệ cũng chỉ chế biến và dọn ra một số món ăn xào nấu bằng lưỡi. Hắn lễ phép thưa:
- Lưỡi là mẹ đẻ của mọi mối bất hoà, mẹ nuôi của mọi vụ kiện tụng, là nguồn gốc của chia rẽ và chiến tranh. Nếu bảo lưỡi là cơ quan phát ra chân lí thì lưỡi cũng
là cơ quan phát ra sai lầm và còn tồi tệ hơn, phát ra vu khống. Bằng lưỡi, người ta phá huỷ đô thị và xúi giục những điều độc ác. Lưỡi ca ngợi thần linh, nhưng lưỡi cũng báng bổ quyền lực của thần linh.
Nhiều vị khách quý ngồi quanh bàn tiệc vừa lắng nghe Ê-dốp nói, vừa gật gù, mỉm cười. Có vị nói với Xãng-tuýt là Ê-dốp quả cần thiết cho nhà học giả vì Ê-dốp luyện tính kiên nhẫn cho ông.
Qua mẩu truyện ngụ ngôn “ món ăn cái lưỡi”, ta càng thấy rõ tài hùng biện của tên nô lệ Ê-dốp. Văn bản này không chỉ cho ta thấy rõ yếu tố nghị luận tạo nên chất trí tuệ của câu chuyện kể. Đó là triết lí mà nhân dân ta đã đúc kết qua câu tục ngữ "Lưỡi không xương trăm đường lắt léo”