06/02/2018, 10:23

Ý nghĩa văn chương

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Hoài Thanh (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. 2. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Hoài Thanh (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Thi nhân Việt Nam, in năm 1942.

2. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

3. Bài văn của Hoài Thanh có lối lập luận chặt chẽ, vừa giàu cảm xúc vừa có hình ảnh.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”.

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.

Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh ; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho con người có tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tĩnh cảm ta sẵn có. Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới nói chung. Ví dụ đọc truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam.

4. a) Văn bản thuộc loại văn nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến là ý nghĩa, công dụng của văn chương.

b) Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đối với câu hỏi này, em hãy sử dụng nội dung II.2. trên đây và thêm vào những dẫn chứng cụ thể lấy từ các tác phẩm khác nhau.

Mai Thu

0