02/06/2018, 22:32
Ý nghĩa, lễ vật và văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ 2016
Đã từ lâu, Tết Đoan Ngọ trở thành một dịp lễ đặc biệt trong năm của người Việt. Và hôm nay cũng chính là ngày lễ đầy màu sắc thú vị này. Những món ăn đặc trưng luôn có trong ngày Tết Đoan Ngọ Ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “ngày diệt sâu bọ” vì đây là thời điểm nắng nóng ...
Đã từ lâu, Tết Đoan Ngọ trở thành một dịp lễ đặc biệt trong năm của người Việt. Và hôm nay cũng chính là ngày lễ đầy màu sắc thú vị này.
Ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “ngày diệt sâu bọ” vì đây là thời điểm nắng nóng cao điểm trong năm, làm các loài sâu bọ xuất hiện và tàn phá mùa màng. Ngoài tập tục đập cành cây, lá, cỏ trong vườn, ngoài sân như một biểu tượng cầu mùa màng tốt đẹp, trong ngày này mọi người còn có thói quen ăn bánh tro và cơm rượu nếp than hoặc nếp gạo vào buổi sáng sớm để tiêu diệt hết giun bọ trong người. Thậm chí với trẻ con còn có tục ăn hoa quả, thưởng thức cơm rượu nếp, ăn một cái trứng luộc và thoa hồng hoàng lên thóp đầu, ngực, rốn để cầu mong trẻ khỏe mạnh, ăn ngon và chóng lớn. Ngoài ra, các bé gái chưa được xỏ chỉ tai cũng thường chọn ngày này để tránh bị nhiễm trùng.
Ở nước ta, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ đã được quy về các giá trị gia đình và tình cảm cao quý giữa thầy và trò hoặc giữa người thân với nhau. Chính vì vậy, nó càng có ý nghĩa nhiều hơn với mọi người thay vì những niềm tin mơ hồ. Cũng bởi vì vậy, trong ngày này, người ta sẽ thấy học trò đi tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ, cháu chắt tết chú bác… đôi ba cặp vịt, ít lạng thịt hoặc dăm ký vải thiều để lấy thảo.
Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Vào giữa trưa, tức giờ chính Ngọ, đúng ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch, mâm cúng sẽ được dọn ra để chuẩn bị khấn tế, cầu mong mùa màng bội thu.
Các lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Cũng tương tự như các mâm cúng lễ khác, mâm lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ cũng bao gồm hoa quả, bánh trái, xôi chè và đồ vàng mã. Cụ thể, chúng bao gồm:
- Đồ cúng: Bình hoa, đồ vàng mã, hương (nhan), đèn, nước, rượu, gạo và muối
- Các loại hoa quả: Vải luôn là trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngoài vải ra, còn có các loại quả khác tùy theo khả năng của gia chủ, bao gồm: hồng xiêm, mận, đào, chuối, táo, lê…
- Bánh trái: Bánh tro và mật ong; xôi; chè…
Văn cúng ngày Tết Đoan Ngọ
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
- Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Những món ăn đặc trưng luôn có trong ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “ngày diệt sâu bọ” vì đây là thời điểm nắng nóng cao điểm trong năm, làm các loài sâu bọ xuất hiện và tàn phá mùa màng. Ngoài tập tục đập cành cây, lá, cỏ trong vườn, ngoài sân như một biểu tượng cầu mùa màng tốt đẹp, trong ngày này mọi người còn có thói quen ăn bánh tro và cơm rượu nếp than hoặc nếp gạo vào buổi sáng sớm để tiêu diệt hết giun bọ trong người. Thậm chí với trẻ con còn có tục ăn hoa quả, thưởng thức cơm rượu nếp, ăn một cái trứng luộc và thoa hồng hoàng lên thóp đầu, ngực, rốn để cầu mong trẻ khỏe mạnh, ăn ngon và chóng lớn. Ngoài ra, các bé gái chưa được xỏ chỉ tai cũng thường chọn ngày này để tránh bị nhiễm trùng.
Ở nước ta, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ đã được quy về các giá trị gia đình và tình cảm cao quý giữa thầy và trò hoặc giữa người thân với nhau. Chính vì vậy, nó càng có ý nghĩa nhiều hơn với mọi người thay vì những niềm tin mơ hồ. Cũng bởi vì vậy, trong ngày này, người ta sẽ thấy học trò đi tết thầy, con rể tết bố mẹ vợ, cháu chắt tết chú bác… đôi ba cặp vịt, ít lạng thịt hoặc dăm ký vải thiều để lấy thảo.
Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hòa ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Vào giữa trưa, tức giờ chính Ngọ, đúng ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch, mâm cúng sẽ được dọn ra để chuẩn bị khấn tế, cầu mong mùa màng bội thu.
Các lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Cơm rượu nếp than hay nếp gạo là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Cũng tương tự như các mâm cúng lễ khác, mâm lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ cũng bao gồm hoa quả, bánh trái, xôi chè và đồ vàng mã. Cụ thể, chúng bao gồm:
- Đồ cúng: Bình hoa, đồ vàng mã, hương (nhan), đèn, nước, rượu, gạo và muối
- Các loại hoa quả: Vải luôn là trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngoài vải ra, còn có các loại quả khác tùy theo khả năng của gia chủ, bao gồm: hồng xiêm, mận, đào, chuối, táo, lê…
- Bánh trái: Bánh tro và mật ong; xôi; chè…
Văn cúng ngày Tết Đoan Ngọ
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
- Con kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:…………………………..
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Yeutre.vn (Tổng hợp)