02/06/2018, 22:32
4 cách đơn giản giảm cơn nghén tức thì cho bà bầu trong thai kỳ
Nhiều phụ nữ không ngại bầu bì hay sinh đẻ mà chỉ sợ cơn ốm nghén hành hạ. Đó là vì họ chưa biết đến những biện pháp giải nghén vô cùng đơn giản dưới đây. Ngậm chanh là cách để giải nghén hiệu quả Khi nghén, cứ hễ món nào ăn được là bạn sẽ ăn. Nhưng điều đó không phải là một ý hay. Điều ...
Nhiều phụ nữ không ngại bầu bì hay sinh đẻ mà chỉ sợ cơn ốm nghén hành hạ. Đó là vì họ chưa biết đến những biện pháp giải nghén vô cùng đơn giản dưới đây.
Khi nghén, cứ hễ món nào ăn được là bạn sẽ ăn. Nhưng điều đó không phải là một ý hay. Điều cốt lõi là bạn phải tìm được nguồn thực phẩm có thể giúp giữ lại lượng thức ăn đã tiêu thụ. Có như vậy, dù đang trong giai đoạn nghén, mẹ bầu vẫn có đủ dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi phát triển.
Phần lớn các bà bầu sẽ nhỏ một vài giọt nhanh vào miệng, nhấm nháp chút bánh khi vừa thức dậy hoặc nhâm nhi tác trà bạc hà để giảm cơn nghén. Tuy nhiên, những gì gây ra cảm giác buồn nôn vẫn còn là một điều rất bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nghén là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể tại thời điểm mang thai để bảo vệ thai nhi khỏi các chất độc hại dù những ý kiến khác đều cho rằng nó là do lượng hormone tăng cao gây ra. Nếu thuận theo giả thuyết về sự gia tăng hormone thai kỳ, bạn sẽ nhận ra một mâu thuẫn rất lớn đó là vì sao chỉ có 50% bà bầu bị nghén?
Ngoài những giả định trên, một số nhà khoa học cho rằng môi trường cũng đóng một vai trò nhất định làm tăng cảm giác nôn nghén trong thai kỳ. Chẳng hạn như mùi hương nước hoa quá nồng hoặc hình thức của các món ăn cũng có thể làm kích hoạt cơn buồn nôn. Bên cạnh đó, căng thẳng, mệt mỏi và bụng rỗng cũng là những yếu tố làm tăng rối loạn tiêu hóa.
Do đó, tốt nhất nên đi khám nếu triệu chứng nôn nghén nặng và kéo dài trên 3 tháng (sau giai đoạn đầu thai kỳ). Nếu không, có thể sử dụng một số biện pháp giải nghén hiệu quả sau đây:
Gừng: Loại củ này đã được sử dụng để chống buồn nôn trong rất nhiều phương thuốc cổ xưa. Hãy thử ngậm viên kẹo gừng, uống trà gừng, nhâm nhi mứt gừng hay ăn vài lát bánh gừng để xoa dịu cơn buồn nôn đang đến nhé!
Chanh: Để chống nghén, nhiều mẹ bầu dùng cách ngậm vài lát chanh tươi trong miệng sau khi ăn hoặc nhỏ vài giọt chanh vào miệng để đem lại cảm giác tươi mát khi bắt đầu một bữa điểm tâm.
Vòng đeo tay chống nghén: Các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra rằng 71% phụ nữ mang thai đeo vòng chống nghén thường xuyên sẽ giảm các triệu chứng thai kỳ, bao gồm chứng nôn nghén. Đây là một lý do đáng để bạn thử với chiếc vòng đeo tay chống nghén phải không nào?
Thực phẩm yêu thích: Các loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt lượng đường trong máu sẽ tốt hơn cho mẹ bầu trong giai đoạn thai nghén. Sau đó, bạn có thể ăn thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác nếu bước sang giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Ngậm chanh là cách để giải nghén hiệu quả
Khi nghén, cứ hễ món nào ăn được là bạn sẽ ăn. Nhưng điều đó không phải là một ý hay. Điều cốt lõi là bạn phải tìm được nguồn thực phẩm có thể giúp giữ lại lượng thức ăn đã tiêu thụ. Có như vậy, dù đang trong giai đoạn nghén, mẹ bầu vẫn có đủ dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi phát triển.
Phần lớn các bà bầu sẽ nhỏ một vài giọt nhanh vào miệng, nhấm nháp chút bánh khi vừa thức dậy hoặc nhâm nhi tác trà bạc hà để giảm cơn nghén. Tuy nhiên, những gì gây ra cảm giác buồn nôn vẫn còn là một điều rất bí ẩn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nghén là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể tại thời điểm mang thai để bảo vệ thai nhi khỏi các chất độc hại dù những ý kiến khác đều cho rằng nó là do lượng hormone tăng cao gây ra. Nếu thuận theo giả thuyết về sự gia tăng hormone thai kỳ, bạn sẽ nhận ra một mâu thuẫn rất lớn đó là vì sao chỉ có 50% bà bầu bị nghén?
Ngoài những giả định trên, một số nhà khoa học cho rằng môi trường cũng đóng một vai trò nhất định làm tăng cảm giác nôn nghén trong thai kỳ. Chẳng hạn như mùi hương nước hoa quá nồng hoặc hình thức của các món ăn cũng có thể làm kích hoạt cơn buồn nôn. Bên cạnh đó, căng thẳng, mệt mỏi và bụng rỗng cũng là những yếu tố làm tăng rối loạn tiêu hóa.
Do đó, tốt nhất nên đi khám nếu triệu chứng nôn nghén nặng và kéo dài trên 3 tháng (sau giai đoạn đầu thai kỳ). Nếu không, có thể sử dụng một số biện pháp giải nghén hiệu quả sau đây:
Gừng: Loại củ này đã được sử dụng để chống buồn nôn trong rất nhiều phương thuốc cổ xưa. Hãy thử ngậm viên kẹo gừng, uống trà gừng, nhâm nhi mứt gừng hay ăn vài lát bánh gừng để xoa dịu cơn buồn nôn đang đến nhé!
Chanh: Để chống nghén, nhiều mẹ bầu dùng cách ngậm vài lát chanh tươi trong miệng sau khi ăn hoặc nhỏ vài giọt chanh vào miệng để đem lại cảm giác tươi mát khi bắt đầu một bữa điểm tâm.
Vòng đeo tay chống nghén tỏ ra hiệu quả trên 71% phụ nữ mang thai
Vòng đeo tay chống nghén: Các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra rằng 71% phụ nữ mang thai đeo vòng chống nghén thường xuyên sẽ giảm các triệu chứng thai kỳ, bao gồm chứng nôn nghén. Đây là một lý do đáng để bạn thử với chiếc vòng đeo tay chống nghén phải không nào?
Thực phẩm yêu thích: Các loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt lượng đường trong máu sẽ tốt hơn cho mẹ bầu trong giai đoạn thai nghén. Sau đó, bạn có thể ăn thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác nếu bước sang giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ.
Yeutre.vn
Nguồn: fP