26/04/2018, 16:12

Ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ - Ngữ Văn 12

Được nhắc đến nhiều lần: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi, tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. ...

Được nhắc đến nhiều lần: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi, tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

- Được nhắc đến nhiều lần

+Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi

+Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng

+Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đương

+Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi,..

- Ý nghĩa

+Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi.

+Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mĩ

+Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân

+Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên là giá trị nhân đạo.

Gợi ý: 

- Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng Tây Bắc. Tiếng sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi.

- Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người.”mị thổi sáo giỏi’ “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đẽ thổi sáo đi theo Mị’”.

- Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi” “Mị vùng bước đi”.

- Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi.cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người.

=> nếu tiếng chân ngựa đạp vào vách là sự lên tiếng của hiện thực phũ phàng thì tiếng sao lại là hiện thân của những ước mơ, hoài niệm.

soanbailop6.com

0