Ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn mẫu lớp 8
Ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn mẫu lớp 8 Ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …" – Bài số 1 Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng ...
Ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn mẫu lớp 8
Ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …" – Bài số 1
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân Việt Nam bởi vậy dân tộc Lô Lô từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất "Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý". "San mặt đất"- một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc Lô Lô thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"- giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,……Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.
Ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …" – Bài số 2
Ông cha ta ngày xưa đã dặn:
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.
Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng lên non” còn “ba cây chụm lại lên hòn núi cao”?
Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng lên non”có nghĩa là một người thí khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại lên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thí không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.
Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa.Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lí ,Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh ,Nhật ,Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.
Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.
Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.
Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.
Thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn.
Ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …" – Bài số 3
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên đã liên tục vượt qua trở ngại để giành độc lập dân tộc. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc và hơn thế nữa đã được đúc kết thành một chân lí giàu hình ảnh qua hai câu:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Phải chăng bài học quý báu ấy đã được thực tế cuộc sống và lịch sử chứng minh để có thể mãi mãi là phương châm tốt đẹp cho chúng ta?
Người xưa đã quan sát thực tế, mượn hình ảnh thiên nhiên để so sánh với con người. Thực vậy, một cây đứng riêng lẻ, dù có to đến đâu, vẫn rất đơn chiếc so với một rừng cây và tất nhiên, càng nhỏ bé đối với thiên nhiên bao la, đối với vũ trụ mênh mông. Do vậy, trước gió bão to lớn cây đó có thể bị bẻ gãy. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá tạo thành một khoảng rộng hơn có thể nương tựa nhau trước sức gió mạnh, rễ cũng đan xen để cùng bám chặt đất nên khó bị bật rễ. Tất cả tạo thành một sức mạnh mới, một sức mạnh bề thế, vững chắc, tương tự như hòn núi cao.
Qua các hình ảnh quen thuộc và cách ví von có phần cường điệu nói trên, câu ca dao gợi một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự hợp quần, là tinh thần đoàn kết của tập thể con người. Nếu sự gắn bó của loài cây kia tạo nên sức mạnh thì tại sao con người lại không đoàn kết, gắn bó với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng hợp để dễ dàng thành công? Đó chính là lời khuyên nhủ chân tình, là ý nghĩa thiết thực mà người xưa muốn gửi gắm đến chúng ta.
Trước hết, trong thực tế cuộc sống, sức mạnh tập thể đã nhiều lần giúp ta vượt qua trở ngại về vật chất lẫn tinh thần. Một con đê núng thế cần rất nhiều bao đất, cần rất nhiều bàn tay, công sức của toàn thể nhân dân. Một con bệnh ngặt nghèo cần được tập thể bác sĩ hội chẩn, tìm phương cứu chữa. Nhiều bộ óc và tài năng tập hợp lại mới có những kết quả tốt đẹp và chính xác về công trình khoa học lớn lao…
Tinh thần đoàn kết không những giúp cho ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, trong lao động để đi đến thành công mà còn rất cần thiết trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước hiểm họa ngoại xâm. Lần giở những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tinh thần đoàn kết của dân tộc ta rất đáng tự hào. Đó là sức mạnh tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên – Mông…
Ta cũng không quên câu chuyện kể về một người cha gọi các con mình lần lượt đếnvà đưa cho một bó đũa rồi bảo từng người bẻ bó đũa ấy. Từ người anh lớn nhất đến đứa em út đều không ai bẻ gãy được! Bây giờ người cha liền tách bó đũa ra để bẻ từng chiếc một. Và ông giảng giải: "Các con đều thấy, chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết đùm bọc lấy nhau".
Ngay từ trong gia đinh, nếu ta yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cả gia đình được thuận hòa, hạnh phúc, ở xóm làng, nếu biết một lòng đoàn kết tất cả sẽ yên vui, những tệ nạn xấu xa như ma túy, trộm cắp khó lòng xâm nhập. Nếu người dân cả nước biết phát huy tinh thần đoàn kết trong mọi lĩnh vực thì hoạn nạn nào không được khắc phục, khó khăn nào không thể vượt qua?
Tóm lại, đến đây, hẳn chúng ta đều công nhận giá trị quý báu của lời dạy "Ba cây chụm lại…". Đoàn kết là sức mạnh vô địch là phương châm sống và hành động để tồn tại và hạnh phúc.
Ý nghĩa câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …" – Bài số 4
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"
Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,……Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?
Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.
Vậy là qua câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."
Chúng ta không chỉ có đuọc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng.
Vũ Hường tổng hợp