Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn mẫu lớp 8
Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn mẫu lớp 8 Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …" – Bài số 1 Sau lũy tre xanh, trên những cánh đồng lúa chín, nhân dân lao động Việt Nam âm thầm sáng tác nên kho tàng ca dao tục ngữ đặc sắc. Âm điệu mượt mà của ...
Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn mẫu lớp 8
Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …" – Bài số 1
Sau lũy tre xanh, trên những cánh đồng lúa chín, nhân dân lao động Việt Nam âm thầm sáng tác nên kho tàng ca dao tục ngữ đặc sắc. Âm điệu mượt mà của ca dao đã đi vào hồn ta từ thuở nằm trong nôi. Đó là tiếng nói tâm tình rất giàu cung bậc. Ca dao không chỉ là tiếng nói trữ tình, là điệu buồn vui trongcuộc sống mà còn là những Lời răn dạy êm đềm giàu sức thuyết phục:
"Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi"
Quả là một lời vàng ngọc giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa về việc giáo dục con người. Chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao này.
Trước hết, hình ảnh viên "ngọc" gợi cho nghĩ đén một món trang sức rất quý giá, long lanh đẹp mắt. Câu ca dao như gợi ta nghĩ đến một quá trình rèn luyện, mài giũa của người thợ từ lúc viên ngọc còn ẩn trong viên đá thô sơ, tầm thường cho đến khi hình thành được viên ngọc long lanh. Câu ca dao vừa ca ngợi công trình mài giũa ấy, đồng thời giả định nếu không có sự giũa kia thì làm gì hình thành được viên ngọc quý. Như vậy là không có viên ngọc sáng đẹp ẩy, viên đá vẫn là viên đá vô dụng.
Câu ca dao ấy gợi cho ta nghĩ về con người. Từ nhỏ, nếu khống qua sự giáo dục rèn luyện của gia đình và nhà trường, ta cũng như viên đá kia. vô dụng mà thôi. Nói cách khác, ta phải coi trọng công lao rèn luyện dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô, phải coi trọng công việc tự rèn luyện, ý thức vươn lên của bản thân. Ta phải tự nguyện mài giũa, rèn luyện mình để trở thành viên ngọc sáng, nghĩa là thành con người tốt đẹp về mọi mặt. Tài năng cùa con người cũng vậy, đều phải do tập luyện. Mặc dù "thiên tài bẩm sinh" là do có sẵn, nhưng nếu ta bồi dưỡng, rèn luyện thêm, tài năng ấy tất sẽ ngày càng tinh vi sắc sảo, sẽ vượt bậc, đáng trân trọng. Ngược lại, có được tài năng mà ỷ lại, không quan tâm rèn luyện thi một ngày kia, tài năng cũng bị lụi tàn.
Tương tự như vậy, sự thông minh bẩm sinh và bản chất tốt đẹp của người học sinh quả là viên ngọc sáng chưa được mài giũa. Nếu biết chú trọng việc rèn luyện, mài giũa, bao gồm cả việc tự rèn luyện và thái độ tích cực rèn luyện dưới sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, chắc chắn viên ngọc bẩm sinh ấy sẽ sáng lên đẹp đẽ, long lanh, được mọi người yêu quý, tôn trọng. Trái lại, dù thông minh, tôt nết nhưng không qua rèn luyện, lâu dần sẽ thoái hóa, trở thành vô dụng – không còn giá trị ban đầu. Thật là uổng phí!
Câu ca dao trên vừa là một câu lục bát hay, vừa là một bài học sâu sắc khuyên chúng ta không nên chủ quan hoặc lười biếng mà sao nhãng việc rèn luyện bản thân. Ta phải biết phát huy những cái hay, cái đẹp vốn có để đẹp hơn, tốt hơn nữa. Cho đến nay, lời dạy này vẫn vô cùng quý báu nhằm nhắc nhờ ta có ý thức trong việc rèn luyện học tập, tu dưỡng trong đạo đức, nhân cách, đặc biệt là phát huy tài năng sẵn có để góp phần hữu hiệu xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp hơn.
Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …" – Bài số 2
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo".
Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …" – Bài số 3
Thời nào cũng vậy, học và đào tạo người tài luôn là nỗi trăn trở của những người có tâm. Nguyễn Thiếp là một trong số những người rất giàu chữ tâm vì đất nước ấy. Khi ra giúp vua Quang Trung trị nước, ông đã dành nhiều tâm huyết lo cho sự học của muôn dân. Bài tấu "Bàn luận về phép học" của ông dâng vua đã bày tỏ những quan niệm về cách học chân chính, giúp chúng ta có những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn về lối học và lợi ích của việc học đi đôi với hành. Vậy học là gì? Học là quá trình, là hoạt động thu nhận từ những người xung quanh, từ sách vở,… để làm giàu thêm vốn hiểu biết, tri thức của mỗi người.
Trong Luận pháp học, từ đầu Nguyễn Thiếp đã bàn về quan niệm, mục đích của việc học là để hiểu rõ đạo bởi: " Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Điều đó có nghĩa, học trước hết là học đạo làm người, học không phải nhằm mưu cầu danh lợi cho cá nhân để vinh thân, phì gia mà học để " lập đức", " lập công", mang tài trí của mình để phò vua, giúp nước. Đó là nền tảng của " chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh, dân giàu, thái bình thịnh trị. Cách nhìn của ông thực sự có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc.
Tiếp đến, Nguyễn Thiếp bàn về cách học đúng. Ông đề xuất việc mở mang thêm nhiều trường lớp, bằng nhiều hình thức, ở khắp nơi từ " phủ, huyện, trường tư", tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người đi học. Việc làm này sẽ đem đến hai cái lợi, đó là nâng cao được dân trí và lựa chọn được nhân tài.
Nguyên tắc đầu tiên trong phép học là học từ thấp lên cao theo hệ thống: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử". Trong quan điểm này, ông chú ý đến cấp đầu tiên khi người học cắp sách đến trường. Điều này cho thấy, Nguyễn Thiếp với tầm nhìn xa rộng đã thấy trước ý nghĩa lớn lao, gốc rễ từ mảnh đất gieo hạt đầu tiên để từ đó cây đức, cây tài sẽ tươi tốt về sau. Cách học này giúp người đọc thu nhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rèn luyện dài lâu trong việc học.
Nguyên tắc thứ hai là học rộng nhưng hiểu sâu và phải biết tóm lược cho gọn. Có nghĩa người học muốn nắm chắc được tri thức thì phải biết tóm lược, tinh lọc được nó, chọn lấy cái chính và biến nó thành nhận thức, thành trí tuệ của riêng mình. Cách học này giúp những gười học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng, biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểu những trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất.
Quan trọng hơn là học phải đi đôi với hành. Học để làm: đây mới là đích đến cuối cùng của việc học. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huy hết tác dụng, không trở nên thứ xa lạ chết cứng với cuộc đời khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống con người và xã hội. Học phải đi đôi với hành để lý thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận được trở nên sâu sắc hơn. Học nhiều mà chỉ thuộc lí thuyết, bị động vào sách vở thì chỉ là " con mọt sách", chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì người khác nói. Học như thế, không có lợi gì cho bản thân, cho xã hội mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. Gioóc – giơ Đu – ha – men từng nói: " Đừng sợ máy móc từ bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng". Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ " Ngày xuân dạy con" cũng từng viết: "Bể học tràn lan là đáng ngại". Như vậy, mục đích học chân chính, cách học đúng đắn sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho đất nước, làm cho đất nước phát triển vững mạnh. Đạo học thành sẽ có khả năng cải tạo con người, cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
Ngày nay, dù xã hội phát triển hiện đại nhưng quan điểm về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn luôn đúng. Hiểu lời khuyên của ông, chúng ta rút ra được phương pháp học đúng ở hiện tại có nghĩa: học toàn diện những tri thức trong nhà trường để tích lũy nguồn kiến thức cho mình. Chú trọng tích lũy những kiến thức về các môn học có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như: công nghệ thông tin, ngoại ngữ, vật lý, hóa học,… Thêm vào đó chúng ta cần học với một niềm đam mê, với khát vọng vượt qua thử thách, biết chọn lựa những cái hay, cái tốt đẹp để học. Và điều quan trọng là ta cần có tinh thần tự giác, khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu để mang những nghiên cứu, ứng dụng đó vào thực tế sao cho hữu ích.
Song trên thực tế vẫn còn nhiều người có lối học lệch lạc. Đó chính là việc học một cách đối phó, học chạy theo thành tích chứ không phải học để tích lũy kiến thực thật cho bản thân. Để không cảm thấy hoang mang, sợ hãi, chán nản trước việc học, chúng ta nên học vừa sức và đặt ra mục tiêu vừa tầm với mình thì việc học sẽ đạt kết quả tốt.
Để phát huy phương pháp học đúng đắn từ đó tạo cho mình một tương lai tươi sáng, chúng ta cần xác định rõ mục đích của việc học, biết phân chia thời gian học một cách hiệu quả, trau dồi, tích lũy trang bị cho mình vốn kiến thức ngoài cuộc sống để góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.
Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …" – Bài số 4
Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?
Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.
Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập
Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.
Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.
Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.
Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.
Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ sớm hơn.
Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.
Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.
Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình.
Vũ Hường tổng hợp