24/05/2018, 11:25

Xin hỏi đậu phụ được chế biến từ những nguyên liệu nào? Ăn đậu phụ nhiều có gì hại không? Làm sao biết được loại đậu phụ có dùng thạch cao trong chế biến?

Đậu phụ Đậu phụ được làm từ đậu tương hay nói đúng hơn là phần protein và đường bột chủ yếu của đậu tương. Chúng ta biết rằng, đậu tương hay đậu nành (là loài bản địa của Đông Á, giàu hàm lượng protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc). Đậu phụ là một món ăn dân ...

Đậu phụ

Đậu phụ được làm từ đậu tương hay nói đúng hơn là phần protein và đường bột chủ yếu của đậu tương. Chúng ta biết rằng, đậu tương hay đậu nành  (là loài bản địa của Đông Á, giàu hàm lượng  protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc). Đậu phụ  là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món này có nhiều cách gọi: Đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật. Hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước.

Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bã giàu chất xơ được lọc ra ngoài. Một miếng đậu truyền thống thường có màu trắng, sờ tay thấy mềm, trọng lượng xấp xỉ nửa lạng (~0.05 kg) dạng khối chữ nhật kích thước vào khoảng rộng 4 cm, dài 7 cm và dày hơn 2 cm. Mỗi địa phương tại Việt Nam lại có cách làm đậu phụ riêng, tuy nhiên đậu Mơ được làm tại làng Mai Động, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội được cho là ngon hơn cả.

Thực ra thì cũng ít ai ăn quá nhiều đậu phụ một cách thường xuyên. Trong đậu phụ có chất phytoestrogen có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh ung thư đường ruột, phòng chống bệnh tim. Ngoài ra, đậu phụ còn có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của não bộ, thần kinh, huyết quản. Tuy nhiên, đáng lưu ý là vì đậu phụ có chứa chất paponin, chất này bài tiết I-ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I-ốt. Ngoài ra do hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hóa không tốt, chỉ nên ăn 100g/ngày là thích hợp cho cơ thể.

Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm, với thành phần là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O). Bột thạch cao khan được dùng trong công nghiệp xi măng, gạch men, giấy, kỹ thuật đúc tượng, bó bột. Thông tin người làm đậu phụ trong quá trình làm thường cho thạch cao vào để đậu nhanh nổi váng và cho ra sản lượng đậu cao gấp đôi, gấp ba lần so với cách làm đậu phụ truyền thống đang được truyền đi một cách nhanh chóng, làm cho môt số người tỏ ra e dè, hạn chế sử dụng đậu phụ...

Để phân biệt đậu phụ có chứa thạch cao hay không chủ yếu dựa vào trực quan là chính. Khi đi mua về thấy miếng đậu phụ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng là đậu phụ được làm theo cách an toàn, không có chứa thạch cao. Ngoài ra, đậu phụ không chứa thạch cao khi cầm lên tay thấy hơi nhẹ, miếng đậu mềm, nhìn có màu trắng kem. Còn đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay.

0