24/05/2018, 11:24

Mưa đá hình thành như thế nào?

Khi các đám mây gần mặt đất bốc lên cao, thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới - 20°c, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Khi các đám mây gần mặt đất bốc lên cao, thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới - 20°c, khiến cho rất nhiều hơi ...

Khi các đám mây gần mặt đất bốc lên cao, thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới - 20°c, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ.

Khi các đám mây gần mặt đất bốc lên cao, thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới - 20°c, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Tầng mây ở thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0°c. Trong khi đó, các buồng không khí không ngừng bốc lên cao đã đưa khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, các giọt nước lạnh này đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên khiến cho thể tích của băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó, các băng thể này sẽ rơi xuống. Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng khí khi mạnh, khi yếu không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng bị tích tụ dày thêm. Khi quay cuồng trong các luồng khí, các băng thể thường va chạm dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn, đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, đây chính là những trận mưa mà chúng ta thường gọi là mưa đá.

0