25/05/2018, 09:28

Xây dựng một bài trình diễn

Trước khi thực hành phần này, yêu cầu người học phải có các kỹ năng: Làm quen với hệ điều hành Windows Biết các thao tác cơ bản để soạn thảo văn bản Khởi động được PowerPoint và biết cách tạo mới bài trình diễn ...

Trước khi thực hành phần này, yêu cầu người học phải có các kỹ năng:

  • Làm quen với hệ điều hành Windows
  • Biết các thao tác cơ bản để soạn thảo văn bản
  • Khởi động được PowerPoint và biết cách tạo mới bài trình diễn

Các kỹ năng cần đạt được sau khi học xong phần này:

  • Nắm được các chế độ hiển thị của bài trình diễn và cách sử dụng chúng
  • Trang trình diễn:thêm mới, các kiểu bố cục của trang trình diễn và cách thay đổi kiểu bố cục, thay đổi màu nền của trang...
  • Áp dụng các mẫu thiết kế có sẵn cho bài trình diễn
  • Thiết đặt Slide Master cho bài trình diễn

Các chế độ hiển thị bài trình diễn

Ý nghĩa của các chế độ hiển thị bài trình diễn

Chế độ hiển thị Normal

Chế độ hiển thị này cho phép soạn thảo bài trình diễn đồng thời có thể thêm các ghi chú của người trình bày cho trang trình diễn vào phần ghi chú (Notes) ở phía dưới.

Màn hình hiển thị chế độ Normal

Chế độ Outline View

Ở chế độ này, vùng soạn thảo bài trình diễn được thu nhỏ lại đồng thời cho phép hiển thị tổng thể các trang trình diễn được mở rộng, chúng ta có thể thấy tất cả các đề mục chính trong mỗi trang trình diễn từ trong vùng này.

Màn hình hiển thị ở chế độ Outline

Chế độ Slide View

Màn hình hiển thị ở chế độ Slide View

Chế độ Slide View là chế độ soạn thảo slide. Ở chế độ hiển thị này, vùng ghi chú (Notes) không được hiển thị, vùng hiển thị tổng thể các trang trình diễn được thu nhỏ lại.

Chế độ Slide Sorter View

Trong chế độ hiển thị này tất cả các trang trong bài trình diễn sẽ được hiển thị lên màn hình ở chế độ thu nhỏ. Chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật kéo thả các trang trình diễn để di chuyển chúng.

Màn hình hiển thị ở chế độ Slide Sorter View

Chế độ Slide Show View

Chế độ Slide Show View là chế độ trình chiếu bài trình diễn. Tại chế độ này, chúng ta có thể dùng các nút điều khiển là nút mũi tên lên, xuống, Enter, Pg Up, Pg Down... để di chuyển đến các trang trình diễn.

Màn hình hiển thị ở chế độ Slide Show View

Chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị

Theo mặc định bài trình diễn khi soạn thảo được mở ở chế độ Normal. Để chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị chỉ cần kích chuột vào các nút chọn chế độ hiển thị tương ứng với tên các chế độ hiển thị ở phía màn hình phía dưới trái (như trong hình 27)

Các nút chuyển chế độ hiển thị bài trình diễn

Chú ý: Trường hợp đang hiển thị ở chế độ trình chiếu (Slide Show), có thể trở về chế độ đang mở trước đó bằng cách nhấn phím ESC.

Các trang trình diễn (Slides)

Thêm mới một trang trình diễn

Ở chế độ soạn thảo, để thêm một trang trình diễn (slide) mới vào bài trình diễn cần thực hiện các bước sau:

  1. Kích chuột vào menu Insert, chọn New Slide...hoặc kích chuột vào biểu tượng New Slide trên thanh công cụ chuẩn. Chúng ta cũng có thể thực hiện nhanh bước này bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + M.
  2. Lựa chọn kiểu bố cục (lay out) cho trang trình diễn mới này bằng cách nhấn chuột vào một kiểu bổ cục trong hộp thoại New slide được mở ra.

Hộp thoại New Slide

  • 3) Kích chuột vào nút OK để hoàn tất quá trình thêm trang trình diễn mới.
  • Chú ý: Có một số kiểu bố cục sau:

    • Title Slide: là kiểu bố cục dùng để tạo ra trang đầu tiên của bài trình diễn.
    • Bullleted List: kiểu bố cục gồm 2 khối văn bản được sắp xếp theo chiều dọc trang trình diễn.
    • 2 column Text: kiểu này gồm 3 khối văn bản (2 khối phía dưới dùng để nhập nội dung và được bố trí theo chiều ngang)
    • Table: gồm hai khối: khối phía trên là một ô văn bản cho phép nhập tiêu đề trang, khối phía dưới là vùng cho phép chèn một bảng.

    (5)+(6) Text & Chart: gồm 3 khối: 2 khối phía dưới có 1 khối văn bản và 1 khối dùng để chèn biểu đồ.

    (7) Organization Chart: khối phía dưới dùng để chèn một sơ đồ tổ chức.

    (8) Chart: khối phía dưới dùng để chèn một biểu đồ

    (9)+(10) Text & Clip Art: hai khối phía dưới dùng để chèn văn bản và hình ảnh từ Clip Art.

    (11) Title Only: kiểu bố cục này chỉ có 1 khối văn bản dùng để nhập tiêu đề trang trình diễn.

    (12) Blank: đây là một trang trình diễn trống.

    Thay đổi bố cục của một trang trình diễn

    Một trang trình diễn khi đã được tạo ra vẫn có thể thay đổi lại bố cục. Các bước thực hiện như sau:

    1. Kích chuột vào trang trình diễn muốn thay đổi bố cục.
    2. Kích chuột vào menu Format, chọn mục Slide Layout... hoặc kích chuột phải vào trang trình diễn muốn thay đổi bố cục, chọn mục Slide Layout từ menu con (hình 2.2.2).

    Menu con khi nhấn phải chuột vào trang trình diễn

  • 3) Khi đó hộp thoại Slide Layout được mở ra (tương tự như hộp thoại New Slide trong hình 2.2.1). Lựa chọn một kiểu bố cục muốn thay thế cho trang trình diễn, sau đó chọn nút Apply (hoặc nút Reapply) để hoàn tất quá trình thay đổi bố cục.
  • Thay đổi màu nền của một trang, toàn bộ các trang trình diễn

    Thay đổi màu nền của một trang hoặc toàn bộ các trang trình diễn

    Thông thường các trang trong bài trình diễn thường có chung một định dạng về màu nền, vị trí các khối văn bản... Các định dạng này được quy định trong các mẫu có sẵn hoặc trong slide chủ - Slide Master (được giới thiệu trong phần sau). Tuy nhiên, trong một số trường chúng ta cần thay đổi lại màu nền của một số trang trình diễn trong bài, khi đó, cần thực hiện các bước sau:

    1. Kích chuột vào trang trình diễn muốn thay đổi màu nền.
    2. Kích chuột vào menu Format, chọn Background. Khi đó hộp thoại Background sẽ hiển thị (hình 2.2.3).
    Hộp thoại Background
  • 3) Lựa chọn màu bằng cách kích chuột vào mũi tên trỏ xuống trong hộp thoại Background. Ngoài một số màu thường dùng hiện lên tại các ô màu, chúng ta có thể lựa chọn các màu khác trong bảng màu bằng cách chọn More Colors... Khi đó hộp thoại chọn màu sẽ được mở ra như hình 2.2.4 sau đây.
  • Hộp thoại Colors – thẻ Standard

    Hộp thoại Colors – thẻ Custom

  • 4) Để lựa chọn màu cần kích chuột vào một ô màu trong bảng màu (hình 2.2.4). Nếu muốn thay đổi độ sáng hay độ đậm nhạt của màu có thể thực hiện bằng cách kích chuột vào thẻ Custom và sau đó dùng chuột để di chuyển thanh trượt (hình 2.2.5).
  • 5) Sau khi đã chọn được màu nền, nhấn nút Preview để xem trước việc thiết đặt màu này. Nhấn nút Apply trong hộp thoại Background nếu muốn áp dụng thay đổi về màu này cho trang trình diễn hiện tại. Nhấn nút Apply to all nếu muốn những thay đổi về màu này được áp dụng cho tất cả các trang trong bài trình diễn.
  • Thay đổi đồng thời màu nền của một số trang trình diễn đã đã lựa chọn

    1. Chuyển chế độ hiển thị trang trình diễn sang chế độ Slide Sort View.
    2. Chọn các trang trình diễn muốn thay đổi màu nền bằng cách: kích chuột vào trang trình diễn đầu tiên muốn lựa chọn, nhấn và giữ phím Ctrl sau đó kích chuột vào các trang trình diễn khác muốn lựa chọn.
    Lựa chọn các trang trình diễn trong chế độ Slide Sorter View
  • 3) Sau khi đã lựa chọn các trang trình diễn, kích chuột vào menu Format, chọn Background và thực hiện các bước tương tự như thay đổi màu cho một trang trình diễn.
  • Áp dụng một mẫu có sẵn cho bài trình diễn

    PowerPoint có một số mẫu được thiết kế sẵn, chúng ta có thể sử dụng các mẫu này để áp dụng cho bài trình diễn.

    1. Mở bài trình diễn muốn thay đổi định dạng.
    2. Kích chuột vào menu Format, chọn Apply Design Template. Khi đó hộp thoại Apply Design Template được mở ra (hình 2.3.1)

    Hộp thoại Apply Design Template

  • 3) Dùng chuột di chuyển đến các mẫu thiết kế sẵn trong danh sách để xem nhanh các mẫu này trong vùng bên phải hộp thoại. Để lựa chọn mẫu nào, cần kích chuột vào mẫu đó rồi kích nút Apply.
  • Chú ý: Ngay khi tạo mới một bài trình diễn, chúng ta cũng có thể áp dụng mẫu thiết kế có sẵn cho bài trình diễn mới này bằng cách: Kích chuột vào thẻ Design Templates từ hộp thoại New Presentation, sau đó lựa chọn mẫu có sẵn cho bài trình diễn từ danh sách và kích nút OK đế áp dụng mẫu vừa chọn.

    Chọn thẻ Design Templates trong hộp thoại New Presentation

    Ngoài các mẫu thiết kế trong thẻ Design Templates chúng ta cũng có thể áp dụng các mẫu khác bằng cách chọn thẻ Presentations trong hộp thoại New Presentation, sau đó lựa chọn mẫu từ danh sách.

    Chuyển đổi giữa các mẫu thiết kế có sẵn

    Một bài trình diễn sau khi đã áp dụng mẫu thiết kế, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi lại bằng một mẫu thiết kế khác. Để thay đổi cần thực hiện tương tự như việc áp dụng một mẫu cho bài trình diễn, nghĩa là cũng thực hiện 3 bước như đã nêu trên.

    Slide Master và mẫu thiết kế sẵn (Template)

    • Mẫu thiết kế sẵn (Template)

    Mỗi bài trình diễn được tạo ra đều dựa vào một mẫu thiết kế có sẵn (Templates). Các mẫu thiết kế sẵn này có thể được lựa chọn như đã giới thiệu trong phần 2.3 ở trên. Các mẫu này thiết đặt định dạng nền trang trình diễn (màu nền và hình ảnh), vị trí và định dạng của các ô văn bản được sử dụng trong bài trình diễn. Các thông tin về phông chữ, kiểu chữ... của các ô văn bản cũng được lưu trong mẫu thiết kế sẵn. Mỗi mẫu thiết kế sẵn được lưu trong tệp tin có phần mở rộng .POT. Theo mặc định, bài trình diễn được tạo ra theo mẫu Blank Presentation.

    • Slide Master

    Mỗi mẫu thiết kế sẵn đều chứa thành phần chủ “Master”. Mỗi bài trình diễn đều được xây dựng trên một mẫu có sẵn và mọi định dạng của bài trình diễn sẽ dựa trên một slide loại slide chủ nào đó (slide master). Chính slide master sẽ quyết định các yếu tố như: màu nền, màu chữ, kiểu bài trí... của các trang trong bài trình diễn. Nhờ có slide master mà các trang trong bài trình diễn được thống nhất với nhau.

    Ý nghĩa của Slide Master: tạo ra một định dạng thống nhất cho toàn bộ bài trình diễn. Mọi thay đổi trên Slide Master sẽ được tự động áp dụng lên cho bài trình diễn hiện tại.

    • Định dạng Slide Master

    Chúng ta hoàn toàn có thể định dạng lại slide master của mỗi mẫu thiết kế. Sau đây là thao tác thực hiện để mở slide master trước khi định dạng lại.

    1. Mở bài trình diễn muốn định dạng lại slide master trong chế độ soạn thảo PowerPoint.
    2. Kích chuột vào menu View, chọn Master sau đó chọn mục Slide Master từ menu con.

    Chọn mục Slide Master từ menu View.

    Khi đó, màn hình sẽ mở Slide Master ra cho phép định dạng lại theo ý muốn của người thiết kế.

    Slide Master

    Các thành phần thường xuất hiện trên Slide Master bao gồm: các hộp văn bản, các đối tượng đồ họa (hình ảnh từ Clip Art, hình ảnh từ một tệp tin, các hình vẽ).

    Thông thường, có 5 loại hộp văn bản mặc định xuất hiện trên Slide master, đó là:

    • Hộp văn bản tiêu đề: đây là hộp văn bản xuất hiện ở phía trên cùng của trang, mặc định có dòng chữ “Click to edit Master title style”, là vùng chứa tiêu đề của trang trình diễn.
    • Hộp văn bản nội dung: đây là hộp văn bản nằm chính giữa trang, theo mặc định có chứa 5 dòng chữ tương ứng với 5 mức đề mục, là vùng chứa nội dung của trang trình diễn.
    • Hộp văn bản ngày tháng: đây là hộp văn bản nằm phía cuối trang, theo mặc định có dòng chữ “Date Area”, là vùng chứa thông tin về ngày tạo bài trình diễn.
    • Hộp văn bản chân trang: nằm ở phía cuối trang, theo mặc định có dòng chữ “Footer Area”, thường lưu các thông tin về tên tác giả hoặc tên bài trình diễn ở đây.
    • Hộp văn bản số trang: nằm ở phía cuối trang, theo mặc định có dòng chữ “Number Area”, lưu số trang trình diễn.

    Với các hộp văn bản, có thể thay đổi về vị trí đặt, màu nền, kiểu chữ, phông chữ, màu sắc chữ... Chi tiết về sự thay đổi này sẽ được giới thiệu trong phần sau.

    Chèn, co dãn, di chuyển, xóa hình ảnh, đối tượng vẽ và đối tượng đồ hoạ trong Slide Master

    Việc chèn hình ảnh, đối tượng vẽ ...vào Slide Master sẽ được tự động áp dụng cho tất cả các trang trong bài trình diễn.

    Chèn một hình ảnh từ Clip Art

    1. Mở bài trình diễn và hiển thị ở chế độ Slide Master (thực hiện 2 bước đã giới thiệu ở trên).
    2. Kích chuột vào menu Insert, chọn Picture sau đó chọn chọn Clip Art từ menu con hoặc có thể kích nút Insert Clip Art trên thanh công cụ Drawing.
    3. Kích chuột vào danh mục ảnh muốn chèn trong cửa sổ Insert ClipArt (hình 2.4.3), khi đó danh sách các ảnh có trong danh mục này sẽ được mở ra.
    Cửa sổ Insert ClipArt
  • 4) Kích chuột vào ảnh muốn chèn, và chọn nút Insert Clip trên thanh menu tắt (hình 2.4.4)
  • Chọn ảnh để bổ sung vào Slide Master

  • 5) Kích chuột vào nút Close ở góc trên phải cửa sổ Insert ClipArt để hoàn tất. Khi đó, ảnh vừa chọn trong Clip Art sẽ được chèn vào Slide Master.
  • Chèn hình ảnh từ tệp tin

    1. Mở bài trình diễn và hiển thị ở chế độ Slide Master.
    2. Kích chuột vào menu Insert, chọn mục Picture sau đó chọn From File... từ menu con.
    3. Trong hộp thoại Insert Picture, di chuyển đến thư mục chứa tệp tin hình ảnh và kích chuột vào tên tệp tin hình ảnh để lựa chọn, sau đó kích chuột vào nút Insert để chèn hình ảnh từ tệp tin này.
    Lựa chọn ảnh từ tệp tin để chèn vào Slide Master

    Chèn một đối tượng vẽ

    1. Mở bài trình diễn và hiển thị ở chế độ Slide Master.
    2. Lựa chọn kiểu hình vẽ bằng cách kích chuột vào biểu tượng của hình trên thanh công cụ Drawing, chẳng hạn biểu tượng hình chữ nhật Rectangle
    3. Kích chuột và kéo rê trên Slide Master để vẽ hình. Khi đó hình mong muốn sẽ được xuất hiện trên Slide Master.

    Co dãn, di chuyển đối tượng đồ họa (ảnh từ Clip Art, ảnh từ một tệp tin, đối tượng vẽ)

    Sau khi đã chèn các đối tượng đồ họa (gồm ảnh từ Clip Art, ảnh từ một tệp tin, đối tượng vẽ) vào Slide Master, chúng ta hoàn toàn có thể co dãn và di chuyển chúng. Các bước thực hiện như sau:

    1. Kích chuột vào đối tượng cần co dãn hay di chuyển (để chọn đối tượng).
    2. Để co dãn đối tượng, cần đưa trỏ chuột vào phía đường biên của đối tượng đang chọn, khi trỏ chuột chuyển thành hình mũi tên hai chiều thì kích chuột vào kéo rê cho đến khi kích thước của đối tượng được như mong muốn thì nhả chuột.
    3. Để di chuyển đối tượng đến một vị trí mới trong cùng một trang trình diễn, cần kích chuột vào đối tượng, khi đó trỏ chuột chuyển thành hình , kéo rê chuột đến vị trí mong muốn và nhả chuột.

    Xóa các đối tượng đồ họa (ảnh từ Clip Art, ảnh từ một tệp tin, đối tượng vẽ)

    1. Mở bài trình diễn và hiển thị ở chế độ Slide Master.
    2. Kích chuột vào đối tượng đồ họa muốn xóa sau đó nhấn phím Delete trên bàn phím. Khi đó đối tượng vừa chọn sẽ được xóa khỏi Slide Master.

    Chèn văn bản vào phần chân trang của một số trang hoặc toàn bộ các trang trong bài trình diễn

    1. Mở bài trình diễn muốn bổ sung văn bản vào phần Footer.
    2. Kích chuột vào menu View, chọn mục Header and Footer... Khi đó một hộp thoại sẽ mở ra.

    Hộp thoại Header and Footer

    1. Trong thẻ Slide có các tùy chọn:
    • Date and time: đánh dấu vào lựa chọn này nếu muốn hiển thị ngày tạo bài trình diễn trong hộp văn bản ngày tháng (phía chân trang trình diễn). Có 2 lựa chọn chọn:
    • Đánh dấu vào lựa chọn Update automatically nếu muốn ngày hiện thời của hệ thống được tự động cập nhật vào hộp văn bản ngày tháng. Kích chuột vào mũi tên trỏ xuống ngay bên dưới để chọn kiểu hiển thị ngày tháng.
    • Đánh dấu vào lựa chọn Fixed nếu muốn ngày hiển thị trong hộp văn bản ngày tháng là một ngày cố định nào đó. Khi đó, hộp văn bản dưới đó được làm sáng lên cho phép nhập vào một ngày tháng mong muốn.
    • Slide Number: đánh dấu vào lựa chọn này nếu muốn hiển thị số thứ tự các trang trong bài trình diễn (đánh số trang trình diễn)
    • Footer : đánh dấu vào lựa chọn này nếu muốn hiển thị nội dung trong phần chân trang (footer). Khi đó, cần nhập nội dung muốn hiển thị trong phần chân trang vào ô văn bản ngay bên dưới.
    • Don’t show on title slide: Đánh dấu vào lựa chọn này nếu không muốn hiển thị phần chân trang trên trang tiêu đề (title slide) của bài trình diễn.
    • Kích nút Apply to all nếu muốn áp dụng các tùy chọn vừa thiết đặt cho toàn bộ các trang trong bài trình diễn.

    Chú ý: Nếu thực hiện thao tác chèn văn bản vào phần chân trang ở chế độ Normal (không ở chế độ Slide Master), sẽ thấy nút Apply được làm sáng lên. Khi đó, nếu kích nút Apply, các tùy chọn cho phần chân trang vừa thiết đặt chỉ áp dụng cho trang trình diễn hiện tại. Nếu kích nút Aplly to all các tuỳ chọn vừa thiết đặt sẽ áp dụng cho tất cả các trang trong bài trình diễn.

    0